Điệp ngữ là gì? Bài tập về điệp ngữ
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Điệp ngữ là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Điệp ngữ là gì?
Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.
Sự lặp lại của các từ, các cụm từ hoặc câu gọi là điệp ngữ. Cũng có một cách để người ta lặp lại một mẫu câu nhiều lần trong cùng một đoạn văn, câu này được gọi là điệp cấu trúc cú pháp. Trong từng đoạn văn, thơ, việc sử dụng điệp từ được dùng với từng mục đích khác nhau. Tuy nhiên phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Bạn đang xem: Điệp ngữ là gì? Bài tập về điệp ngữ
Tác dụng của điệp ngữ
-Tác dụng gợi hình ảnh
Phép điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, thường được sử dụng trong văn học, để nói lên những hình ảnh và cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Việc sử dụng biện pháp tu từ gợi hình ảnh giúp người đọc hình dung ra những hình ảnh được nói đến.
Ví dụ: ” Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” điệp từ “dốc” đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng và rất hiểm trở.
-Tác dụng khẳng định
Ví dụ:
“Lá xanh bông trắng nhị vàng” và “nhị vàng bông trắng lá xanh” đã khẳng định được vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, chính là quốc hồn của dân tộc Việt.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tốc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.”
(Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
Cụm từ ” Một dân tộc” được lặp lại mang ý nghĩa liệt kê. Thể hiện các đặc điểm đã thực hiện, đã gan góc trong thời kì kháng chiến.
“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần mang ý nghĩa khẳng định. Đây là điều chắc chắn, một sự thật hiển nhiên “phải được độc lập” giành cho một dân tộc kiên cường bất khuất. Tự do, độc lập phải được thể hiện mạng ý nghĩa tất yếu cho dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, sự dũng cảm đấu tranh giành độc lập.
-Tác dụng tạo sự nhấn mạnh
Việc lặp lại một từ sẽ giúp tác giả nhấn mạnh được ý muốn của tác giả thể hiện qua lời văn của mình.
Ví dụ:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu, rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung.”
Từ “nhớ sao” được lặp lại rất nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả đối với những kỉ niệm xưa. Điệp từ được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung khôn nguôi của tác giả với những con người và kỷ niệm xưa cũ. Cứ nhìn về các hiện tượng, các cảnh tượng quen thuộc là lại nhớ cảnh cũ, người xưa.
-Tác dụng tạo sự liệt kê
Ví dụ:
” Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
Điệp từ “còn” này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu.
” Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Trong đoạn thơ trên, hai từ “đâu” và “ta” được lặp lại 4 lần. Mang đến cấu trúc và kết cấu “Đâu-ta”. Nhớ về thời oanh liệt, nhớ kỉ niệm và các chiến tích anh hùng.
Các dạng của điệp ngữ
Điệp ngữ có 3 dạng đó là điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp.
- Điệp ngữ nối tiếp
Là loại điệp ngữ các từ lặp đi lặp lại nối tiếp nhau nhằm tạo điểm nhấn về cảm xúc hay các ý nghĩa quan trọng.
Ví dụ:
” Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần”
Trong đoạn thơ, cụm “Hồ Chí Minh” muôn năm chính là điệp ngữ nối tiếp.
Trong bài thơ Gửi em cô thanh niên xung phong, tác giả viết:
” Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.”
Tác giả đã sử dụng biện pháp lặp từ nối tiếp “thương em”. Điệp từ này được lặp lại 3 lần liên tiếp trong một câu thơ có sự liền mạch. Từ đó mang đến nỗi nhớ, niềm thương giành cho cô thanh niên xung phong mà tác giả đang nhớ về. Nỗi nhớ ấy có hồn, niềm thương nhẹ nhàng và chất chứa. Bởi đó là tình thương không được nói ra, không được thổ lộ, bị kìm nén và chất chưa nhiều trong lòng tác giả.
- Điệp ngữ chuyển tiếp
Đây còn gọi là điệp ngữ vòng, sẽ thường được dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, tứ tuyệt… Tác dụng giúp lời thơ diễn đạt mạch lạc hơn, ngữ nghĩa liền mạch nhau. Điệp ngữ này thường được thể hiện bằng cách kết thúc câu thơ, câu văn này và được nhắc lại ngay sau đó ở câu kế tiếp. Nghĩa là từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó. Việc sử dụng tự nhiên mnag tới sự thanh thoát không gượng ép, không lủng củng. Làm cho câu văn, câu thơ được liền mạch nhau.
Ví dụ:
“Cũng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp. Trong câu đầu tiên, từ thấy dùng để chỉ sự chia tay, sự xa cách làm hai người không còn nhìn thấy nhau trong tầm mắt. Tuy nhiên ở nơi có phong cảnh đó, cái họ nhìn thấy là ngàn dâu. Như vậy, cái thấy ở hai câu mang đến mục đích nhìn khác nhau của hành động.
Bên cạnh gợi sự trùng điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.
Các điệp từ được sử dụng trong điệp từ vòng có cả động từ, danh từ. Và cách mà tác giả thể hiện rất tự nhiên, thể hiện tình cảm khi phải chia tay, phải xa cách nhau.
Hình thức điệp từ này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát,..
- Điệp ngữ cách quãng
Đây là hình thức lặp lại một từ hoặc cụm từ, sử dụng biện pháp điệp từ. Mà trong đó các từ, cụm từ không có sự liên tiếp và cách quãng nhau. Mang đến các đối xứng trong đoạn văn, thực hiện không kiền mạch các từ ngữ được nhắc lại. Điệp ngữ cách quãng sẽ trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, vì loại này thường cách nhau một vài từ hoặc một câu để bổ sung nghĩa. Đây chính là loại điệp ngữ hay được sử dụng trong thơ ca.
Ví dụ:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngyaf tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Sau một câu thơ, điệp từ “nhớ sao” lại được lặp lại. Ở đây điệp từ chỉ nỗi nhớ, là sự nhớ thương những cảm xúc đã qua, nhớ những kỉ niệm, những câu chuyện đã gắn bó, việc sử dụng điệp từ để miêu tả, nhấn mạnh nôi nhớ của mình với Việt Bắc.
Phân biệt điệp ngữ và lặp từ
Ví dụ:
- Nhà Minh có anh, có chị, có ba, có mẹ. Trong nhà có tivi, có tủ lạnh, có điều hoà, có máy giặt.
- Cô Tư đang gặt lúa. Cô Tư lau mồ hôi trên trán. Cô Tư gọi tôi. Cô Tư kể chuyện về mẹ tôi.
Hai ví dụ trên cho thấy đây không phải là điệp từ mà đó là lỗi lặp từ do bị thiếu vốn từ.
Những lưu ý khi dùng điệp ngữ
Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn chương. Được sử dụng trong ý đồ, cảm xúc, tình cảm được thể hiện trong nỗi niềm chất chứa. Mang tới các mục đích truyền tải, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.
Khi sử dụng phép điệp ngữ cần xác định rõ mục đích sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết, giải thích rõ ràng, rành mạch, tránh lạm dụng dùng nhiều gây lủng củng, không mang tới các ý nghĩa muốn thể hiện. Biện pháp điệp ngữ phải được thể hiện mượt mà trong câu văn, câu thơ. Mang tới sự tự nhiên nhất trong câu văn.
Trong một bài văn cần kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ khác nhau như hoán dụ, điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ,…Ta cần sử dụng có chọn lọc các biện pháp tu từ khi cần thiết.
Ví dụ:
” Nhà em có mái ngói đỏ tươi. Nhà em có hàng râm bụt trước nhà. Nhà em có khoảng sân xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em có tiếng chim hót véo von suôts ngày. Nhà em luôn rộn rã tiếng cười. Em rất yêu nhà em”.
Trong ví dụ trên, “nhà em” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Trong khi không mang đến ý nghĩa nhấn mạnh, liệt kê hay thể hiện cảm xúc đặc biệt gì. ở đây chỉ kể về các đặc điểm có ở ngôi nhà, nên không cần thiết sử dụng. Khiến đoạn văn trở nên lộn xộn, dài dòng không tạo điểm nhấn và khôg đọng lại cảm xúc cho người đọc.
Bài tập về điệp ngữ
Bài tập 1. Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a)
Ai dậy sớm
Đi ra đồng,
Có vừng đông
Đang chờ đón.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi,
Cả đất trời
Võ Quảng
b)
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.
Thanh Tịnh
c) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
d) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.
Trả lời
Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó:
a) Ai dậy sớm… Đang chờ đón… (Nhấn mạnh ý dậy sớm ; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên.)
b) Mồ hôi mà đổ… (Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.)
c) Thoắt cái… (Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng ; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.)
d) Ở mảnh đất ấy… (Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu ; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.)
Bài tập 2: Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng:
a,
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
b,
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu, rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
c,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Trả lời
– Điệp ngữ “nghe” được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích thể hiện sự âm vang của tiếng gà khiến người lính trở về miền kí ức của tuổi thơ.
– Điệp ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ về Việt Bắc- căn cứ cách mạng một thời của những người lính chiến đấu.
– Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác.
Bài tập 3. Trong đoạn thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả?
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Trả lời:
Từ Việt Nam – tên gọi của đất nước – được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm thiết tha gắn bó và yêu thương đất nước.
Bài tập 4. Theo em, điệp ngữ trông trong bài ca dao Đi cấy đã có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa gì sâu sắc?
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
Trả lời :
Điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng.
Bài tập 5. Hãy nêu tác dụng nhấn mạnh ý và bộc lộ tình cảm của tác giả qua cách dùng các điệp ngữ ở câu văn sau:
Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Hồ Chí Minh
Trả lời :
Các điệp ngữ ham muốn, hoàn toàn, ai có tác dụng nhấn mạnh ý: niềm khát khao tột bậc của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do và nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Những điệp ngữ ấy cũng góp phần bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân thật cao quý của Bác Hồ vĩ đại.
Bài tập 6. Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?
– Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…
Tố Hữu
Trả lời :
Những điệp ngữ trong đoạn thơ: nhớ, Người. Tác dụng: gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu (Người); gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng.
Bài tập 7. Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ sau và nêu rõ tác dụng của nó đối với người đọc.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
Trả lời:
Điệp* ngữ đây (trong “Trời xanh đây”, “Núi rừng đây”) nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc. Điệp ngữ là của chúng ta (trong 2 câu thơ đầu) khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nước, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh. Điệp ngữ những có tính chất liệt kê và nhấn mạnh số’ lượng nhiều, kèm theo một loạt hình ảnh (“cánh đồng thơm mát”, “ngả đường bát ngát”, “dòng sông đỏ nặng phù sa”) gợi vẻ đẹp giàu có của đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương và tự hào.
Bài tập 8. Đọc bài thơ sau:
Ai trồng cây Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây Chim hót lời mê say.
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay.
Ai trồng cây
Người đó có bóng mát
Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn lên từng ngày.
Ai trồng cây…
Em trồng cây…
Em trồng cây…
Bế Kiến Quốc
Trả lời :
Gợi ý:
a) Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” giúp người đọc cảm nhận rõ được mối quan hệ “nhân – quả” tất yếu, ngầm chứa đựng lời kêu gọi mọi người hãy tích cực tham gia trồng cây.
b) Điệp ngữ “Em trồng cây…” ngoài việc nhằm nhấn mạnh việc tham gia trồng cây một cách tích cực (được nhiều cây) của các em thiếu nhi, còn có tác dụng tạo âm điệu nhịp nhàng của câu thơ, gợi những bước chân đi trồng cây thật vui vẻ, đáng yêu.
Nhận xét:
a) Những điệp ngữ đi liền với nhau (Ai trồng cây -Người đó có) đã giúp em cảm nhận được điều gì?
b) Điệp ngữ Em trồng cây… nhằm nhấn mạnh ý gì? ở vị trí cuối bài, điệp ngữ này còn có tác dụng gì về âm điệu câu thơ?
Bài tập 9. Đọc bài thơ sau:
KHI MẸ VẮNG NHÀ
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khỉ mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.
Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế!
– Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
Trần Đăng Khoa
Nhận xét:
a) Những điệp ngữ nào nhằm nhấn mạnh ý cần diễn tả trong bài thơ? Sự kết hợp của những điệp ngữ đó nêu bật được điều gì?
b) Điệp ngữ nào trong bài nhằm gợi cảm xúc trong lòng người đọc? Hãy nêu cảm xúc của em khi đọc câu thơ có điệp ngữ đó.
Trả lời:
a) Những điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý cần diễn tả trong bài thơ : “Khi mẹ vắng nhà”, “em”, “mẹ về”. Sự kết hợp của những điệp ngữ đó nêu bật được khoảng thời gian đã diễn ra việc làm, người làm việc và kết quả của công việc.
b) Điệp ngữ gợi cảm xúc trong lòng người đọc: “chưa ngoan”. Khi đọc câu thơ có điệp ngữ đó (“Con chưa ngoan, chưa ngoan!”), em cảm thấy người con có điểm gì đáng quý ? Gợi cho em cảm xúc gì về hình ảnh người mẹ?
Bài tập 10. Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh màu sắc hoặc hương thơm được miêu tả:
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.
b) Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương tỏa lan khắp vườn.
Trả lời :
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh: xanh rất non tơ của đồng lúa, xanh thật đậm đà của bãi ngô, xanh đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng thơm gần, hoa huệ thơm xa, hoa nhài thơm đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
Bài tập 11. Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
Trả lời :
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Điệp ngữ là gì. Mọi thông tin trong bài viết Điệp ngữ là gì? Bài tập về điệp ngữ đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- 520 nghĩa là gì? Số 520 là ngày gì? Nguồn gốc của con số 520
- 81176 là gì? Ý nghĩa của số 81176
- Ai mặc noọng báu là gì? Ý nghĩ của Ai mặc noọng báu
- ARPANET là gì? Internet ra đời như thế nào?
- Bài 1: Những ngày hè tươi đẹp trang 10 SGK Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 25: Bay cùng ước mơ trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Băng tan trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống