Fe + HCl → FeCl2 + H2
Mời các em theo dõi nội dung bài học Fe + HCl → FeCl2 + H2 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Fe + HCl → FeCl2 + H2 được THCS Bình Chánh biên soạn là phản ứng hóa học. Nội dung tài liệu giúp các bạn học sinh trả lời nội dung câu hỏi Fe có tác dụng với HCl không?. Câu trả lời là có: sản phẩm của phản ứng khi cho Fe tác dụng HCl, sản phẩm sinh ra là muối sắt II và giải phóng khí hidro. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình Fe ra FeCl2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
3. Điều kiện phản ứng Sắt tác dụng với axit clohidric
Nhiệt độ thường
Bạn đang xem: Fe + HCl → FeCl2 + H2
4. Cách thực hiện phản ứng Fe tác dụng với HCl
Cho một ít kim loại Fe vào đáy ống nghiệm, nhỏ 1 – 2 ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm đã bỏ sẵn mẩu Fe.
5. Hiện tượng sau phản ứng Fe tác dụng với HCl
Kim loại bị tan dần, đồng thời có bọt khí không màu thoát ra
Axit clohicđric là axit mạnh, có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hidro. Và khi cho Fe tác dụng với axit HCl chỉ cho muối sắt (II)
4. Thông tin mở rộng về Fe
4.1. Tính chất vật lí của Sắt
Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm.
Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (8000C) sắt mất từ tính. t0nc = 15400C.
Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng D = 7,86g/cm3.
4. 2. Trạng thái tự nhiên của Sắt
Là kim loại phổ biến sau nhôm, tồn tại chủ yếu ở các dạng:
+ Hợp chất: oxit, sunfua, silicat…
+ Quặng: hematit đỏ (Fe2O3 khan), hematit nâu (Fe2O3.nH2O), manhetit (Fe3O4), xiđerit (FeCO3) và pirit (FeS2).
4. 3. Tính chất hóa học của sắt
- Tác dụng với phi kim
Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Với clo: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Với lưu huỳnh: Fe + S FeS
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.
- Tác dụng với dung dịch axit
Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội
- Tác dụng với dung dịch muối
Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Kim loại Fe không phản ứng được với
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch CuCl2
D. H2SO4 đặc, nguội
Xem đáp ánĐáp án D
Kim loại Fe không phản ứng được với H2SO4 đặc, nguội vì Fe bị thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội
Câu 2. Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Al có thể dùng dung dịch nào
A. NaOH.
B. HCl.
C. H2SO4 (loãng).
D. CuSO4
Xem đáp ánĐáp án
Al và Fe đều tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 (loãng) tạo muối tan và giải phóng khí H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
=> Không dùng dung dịch HCl và H2SO4 (loãng) để phân biệt
Al và Fe đều tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo Cu (đỏ) và dung dịch CuSO4 màu xanh nhạt dần
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
=> Không dùng dung dịch CuSO4 để phân biệt
Al tác dụng được với dd NaOH, tạo muối phức và giải phóng khí H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Fe không tác dụng với dung dịch NaOH
=> Dùng dung dịch NaOH để phân biệt
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.
B. HCl tác dụng với sắt tạo ra muối sắt (III)
C. Axit HCl vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.
Xem đáp ánĐáp án B
A. Đúng
B. Sai
HCl tan nhiều trong nước
C. Đúng
D. Đúng
Tạo kết tủa AgCl
AgNO3 + HCl→ AgCl + HNO3
Câu 4. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
Xem đáp ánĐáp án B
Kim loại tác dụng với HCl và với Cl2 cho cùng 1 loại muối clorua là Zn.
Loại A vì Fe cho 2 loại muối (FeCl2, FeCl3)
Loại B và D vì không phản ứng với HCl
Câu 5. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng.
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.
Xem đáp ánĐáp án A
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hiđro clorua bằng cách: cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl
Câu 6. Cho 8,4 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ca
B. Ba
C. Fe
D. Mg
Xem đáp ánĐáp án C
nH2 = 0,15 mol
Bảo toàn electron
2nM = 2nH2 ⇒ nM = nH2 = 0,15 mol
⇒ M = 8,4 / 0,15 = 56 (Fe)
Câu 7. Cho 8,85 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 69,23%
B. 54,24%
C. 45,76%
D. 51,92%
Xem đáp ánĐáp án C
nH2 = 0,3 mol
Bảo toàn electron
3nAl + 2nMg = 2nH2 ⇒ 3nAl + 2nMg = 0,85 (1)
mhh = 27nAl + 24nMg = 8,85 (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ nAl = 0,15 (mol); nMg = 0,2 mol
⇒ %mAl = 0,15.27/8,85 .100% = 45,76%
Câu 8. Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hơn 570oC thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là
A. FeO.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. Fe(OH)2.
Xem đáp ánĐáp án A
Câu 9. Hòa tan 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 1,12 lít hidro (đktc) và dd X. Cho dd X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là:
A. 16 gam.
B. 11,6 gam.
C. 12 gam.
D. 15 gam.
Xem đáp ánĐáp án C
nH2(đktc) = 1,12: 22,4 = 0,05 (mol)
Phương trình hóa học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
Theo phương trình hóa học (1): nFe = nH2 = 0,05 (mol) → mFe = 0,05×56 = 2,8 (g)
→ mFe2O3 = mhh – mFe = 10 – 2,8 =7,2 (g) → nFe2O3 = 7,2 : 160 = 0,045 (mol)
Theo phương trình hóa học (1): nFeCl2 = nFe = 0,05 (mol)
Theo phương trình hóa học (2): nFeCl3 = 2nFe2O3 = 2.0,05 = 0,1 (mol)
dung dịch X thu được chứa: FeCl2: 0,05 (mol) và FeCl3: 0,1 (mol)
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
Kết tủa thu được Fe(OH)2 và Fe(OH)3
Nung 2 kết tủa này thu được Fe2O3
BTNT “Fe”: 2nFe2O3 = nFeCl2 + nFeCl3 → nFe2O3 = (0,05 + 0,1)/2 = 0,075 (mol)
→ mFe2O3 = 0,075 × 160 = 12 (g)
Câu 10. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần)
A. Y, T, Z, X
B. T, X, Y, Z
C. Y, X, T, Z
D. X, Y, Z, T
Xem đáp ánĐáp án C
X, Y phản ứng được với HCl => X, Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học
Z, T không phản ứng với HCl => Z, T đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học
=> X, Y có tính khử mạnh hơn Z, T. Giờ chỉ so sánh Z và T
T đẩy được Z ra khỏi muối của Z => T có tính khử mạnh hơn Z
=> Z là có tính khử yếu nhất
Câu 11. Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch
A. một lượng sắt dư .
B. một lượng kẽm dư.
C. một lượng HCl dư.
D. một lượng HNO3 dư.
Xem đáp ánĐáp án A
Dung dịch FeCl2 dễ bị không khí oxi hóa thành muối Fe3+. Để bảo quản FeCl2 người ta thêm 1 lương Fe vì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Không dùng HNO3 vì HNO3 oxi hóa luôn ion Fe2+ thành Fe3+,
Không dùng Zn sẽ tạo ra 1 lượng muối Zn2+,
Không dùng HCl sẽ không ngăn cản quá trình tạo Fe3+.
Câu 12. Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 1,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của m là
A. 46,4 gam.
B. 23,2 gam.
C. 11,6 gam.
D. 34,8 gam.
Xem đáp ánĐáp án B
Theo bài ra, xác định được sau phản ứng chỉ thu được FeSO4
→ nFeSO4 = nSO42- = naxit = 0,3 mol.
Bảo toàn nguyên tố Fe → nFe3O4 = 0,3 : 3 = 0,1 mol
→ m = 0,1.232 = 23,2 gam.
Câu 13. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?
A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
B. Màu vàng nâu, cứng và giòn.
C. Dẫn điện và nhiệt tốt.
D. Có tính nhiễm từ.
Xem đáp ánĐáp án B
Sắt là kim loại nặng
Có màu trắng, dẻo, dễ rèn → Đáp án B sai.
Có khối lượng lớn 7,9g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC → kim loại nặng, khó nóng chảy.
Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Có tính nhiễm từ.
Câu 14. Sục khí Clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường sản phẩm là
A. NaCl, NaClO2
B. NaCl, NaClO3
C. NaCl, NaClO
D. chỉ có NaCl
Xem đáp ánĐáp án C
Phương trình hóa học xảy ra:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Vậy sản phẩm thu được có NaCl, NaClO.
Câu 15. Chỉ sử dụng một hóa chất duy nhất, nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Dung dịch đó là:
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch NaCl
C. dung dịch HCl
D. đung dịch H2SO4
Xem đáp ánĐáp án A
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh, chất ban đầu là Cu(NO3)2
NaOH + Cu(NO3)2 → NaNO3 + Cu(OH)2
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu thì chất ban đầu là Fe(NO3)3
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó hóa đen, thì chất ban đầu là AgNO3
AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3
AgOH → Ag2O + H2O
Dung dịch không có hiện tượng gì là KNO3
……………………………..
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- Hóa học lớp 9: Nhận biết – Phân biệt các chất
- Chuỗi phản ứng Hóa học vô cơ lớp 9
- Giải bài tập Hóa 9 bài 4: Một số axit quan trọng
- Giải bài tập SGK Hóa học lớp 9 bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit
Trên đây THCS Bình Chánh đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Fe + HCl → FeCl2 + H2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THCS Bình Chánh xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà THCS Bình Chánh tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, THCS Bình Chánh.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập