Tổng hợp

Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào? Đặc điểm của loài gấu trúc

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào?

Gấu trúc khổng lồ, có tên tiếng Anh là Giant Panda, còn được hầu hết mọi người gọi là Gấu trúc hoặc Gấu trúc, là một loài gấu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điểm đặc biệt nhất của gấu trúc khổng lồ là phần lông đen quanh mắt, tai và 4 chân, trên nền trắng.

Gấu trúc hay tên đầy đủ là gấu trúc lớn (để phân biệt với loài gấu trúc đỏ nhỏ hơn) tên tiếng anh là Giant Panda là một loài động vật thuộc họ gấu có nguồn gốc từ Trung Quốc đặc biệt là ở tỉnh Tứ Xuyên ( nơi nổi tiếng với món đậu phụ Tứ Xuyên ) nên còn hay được gọi là gấu trúc Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay nhiều người thường gọi loài động vật này với cái tên dễ thương là gấu panda.

Bạn đang xem: Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào? Đặc điểm của loài gấu trúc

Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào?
Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào?

Đặc điểm của loài gấu trúc

Các thông tin bên trên thì vẫn có thể nhiều người trong chúng ta có thể sẽ biết tuy nhiên những đặc điểm và tập tính của loài động vật đáng yêu này thì thật sự lại không có quá nhiều người biết đến. Visa ANB xin gửi đến các bạn một vài thông tin thú vị về đặc điểm cũng như tập tính của gấu trúc

Đầu tiên như đã đề cập đến ở bên trên là 99% khẩu phần ăn của gấu trúc đến từ tre và trúc, Mỗi ngày loài động vật này có thể tiêu thụ đến gần 13kg trúc và dành 12 giờ chỉ để ăn cũng như đi “vệ sinh”.

Gấu trúc có ngón tay giả giúp chúng cầm nắm tre và trúc

Gấu trúc rất lười và ít khi di chuyển và dành phần lớn thời gian ngoài ăn và đi “vệ sinh” là để ngủ.

Tập tính ăn uống này của chúng là một quá trình tiến hóa và thích nghi vô cùng dài khiến cho loài động vật này có đặc điểm mà không loài gấu loài gấu nào khác có đó chính ngón tay cái “giả” trên bàn tay của gấu trúc có phần giống với con người khi nằm ở một phía khác so với những ngón còn lại đây thực chất là một phàn của xương cổ tay. Điều này đã giúp chúng có thể cầm được các cây tre cây trúc và ăn một cách dễ dàng.

Tuy có đến 99% khẩu phần là tre và trúc tuy nhiên gấu trúc vẫn là một loài động vật ăn thịt thực thụ khi trong tự nhiên bạn hoàn toàn có thể bắt gặp gấu trúc ăn thịt chim, động vật gặm nhấm hay thậm chí là cả xác thối, điều này sẽ giúp chúng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết . Trong môi trường nôi nhốt khẩu phần ăn của gấu trúc đa dạng hơn rất nhiều bao gồm mật ong, trứng, cá, chuối, cam và nhiều loại thức ăn khác, đây cũng chính là lý do khiến cho các con gấu trong các khu bảo tồn hay công viên có vẻ khá hoạt bát.

Mỗi con gấu trúc trưởng thành đều có một lãnh địa riêng của mình, đặc biệt là các con cái chúng sẽ không tha thức cho bất kỳ con cái nào khác lăm le đi vào lãnh địa của mình. Gấu trúc giao tiếp chủ yếu bằng mùi và nước tiểu những ngoài ra chúng cũng có thể giao tiếp bằng tiếng kêu hay dùng móng vuốt đánh dấu lên những thân cây.

Một đặc điểm nữa khác với các loài gấu đó chính là gấu trúc không ngủ đông mà thay vào đó là di chuyển đến nới có nhiệt độ ấm áp hơn do tập tính sống trong các hốc cây thay vì trong các hang như những người anh em của mình.

Gấu trúc cũng rất lười giao phối, con đực và con cái chỉ gặp nhau trong mùa sinh sản ngắn ngủi sau đó con đực sẽ bỏ đi và để lại gấu trúc mẹ nuôi con một mình. Vì vậy việc nhân giống và mua gấu trúc không hề đơn giản.

Đặc điểm của loài gấu trúc
Đặc điểm của loài gấu trúc

Hành vi của gấu trúc

Bằng chứng cho thấy gấu trúc khổng lồ đã tồn tại trên thế giới từ rất lâu và các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hóa thạch gấu trúc khổng lồ có niên đại hàng triệu năm. Gấu trúc từng được biết đến là hóa thạch sống của con người.

Như đã nói ở trên, gấu trúc khổng lồ chủ yếu sống trong rừng tre ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nơi sinh sống của gấu trúc khổng lồ, đặc biệt thức ăn chính của chúng là tre, trúc. Tre có rất ít dinh dưỡng là nguồn thức ăn chính nên trong tự nhiên chúng đi lang thang và kiếm ăn phần lớn thời gian. Nghiên cứu cho thấy gấu trúc dành 16 giờ mỗi ngày để ăn. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc ăn tre và trúc của chúng là một bước tiến hóa trong việc thích nghi với môi trường sống ngày càng bị thu hẹp, đó là lý do tại sao gấu trúc có thể sống sót trong một quần thể động vật đã tuyệt chủng cùng một lúc. Đặc điểm lớn nhất của sự tiến hóa này là các ngón cái nằm đối diện nhau, giúp chúng có thể cầm và bẻ tre một cách dễ dàng.

Gấu trúc là loài động vật khá vụng về và hay quên.

Gấu trúc thường sống đơn độc, mỗi con cái có lãnh thổ riêng và xung đột có thể phát sinh nếu những con gấu cái khác xâm phạm lãnh thổ của chúng. Gấu trúc là loài động vật giao tiếp thông qua âm thanh và âm thanh, và giống như nhiều loài động vật khác, chúng thích đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách cào vào thân cây hoặc bằng nước tiểu.

Không giống như nhiều loài gấu khác, gấu trúc không ngủ đông mà di cư đến những vùng có nhiệt độ cao hơn.

Gấu trúc đực và gấu trúc cái chỉ gặp nhau trong mùa sinh sản, và gấu trúc đực bỏ đi sau khi giao phối. Cứ hai năm một lần, gấu trúc khổng lồ lại sinh một lứa.

Mặc dù là một loài động vật hiền lành, nhưng đã có trường hợp gấu trúc khổng lồ tấn công con người được ghi nhận, có thể vì tức giận.

Hành vi của gấu trúc
Hành vi của gấu trúc

Một vài thông tin thú vị khác về loài gấu trúc

Gấu trúc con siêu siêu bé

Đúng vậy đó các bạn gấu trúc lúc mới sinh rất nhỏ bé chỉ nặng khoảng 80g đến 200g cùng với chiều dài gọn gọn của một chiếc bút chì 15 cm. Như vậy so với gấu mẹ nặng đến gần 100kg của mình thì những chú gấu con chỉ bằng 1/1000 của mẹ mình mà thôi.

Gấu trúc là quốc bảo của Trung Quốc

Gấu trúc thực sụ là những nhà ngoại giao của Trung Quốc khi rất nhiều lần đất nước này sử dụng gấu trúc như một món quà thể hiện sự trân trọng và hài hòa của dất nước này đối với các quốc gia khác trên thế giới. Tất cả gấu trúc hiện nay trên thế giới đều là của Trung Quốc và có một điều luật đặc biệt là các nước được tặng gấu trúc đều phải trả lại cho Trung Quốc trong vòng 10 năm và tất cả các gấu trúc được sinh ra bên ngoài Trung Quốc đều phải được gửi về đất nước này (trừ trường hợp của cặp gấu trúc được Trung Quốc tặng vĩnh viễn cho Đài Loan và các con của chúng)

Dạy gấu trúc “giao phối”

Không phải chuyện đùa đâu, gấu trúc lười giao phối đến mức một vài con gấu trúc trong mỗi trường nuôi nhốt thậm chí còn đánh mất cả bản năng này của mình khiến cho các nhà bảo tồn cũng như nhân viên chăm sóc phải vô cùng đau đầu khi phải dạy cho chúng thứ tế nhị này.

Nuôi gấu trúc con

Trước hết phải nói việc nuôi gấu trúc ở Việt Nam là không thể vì điều kiện tự nhiên nước ta không cho phép những chú gấu đáng yêu này có thể sinh sống.

Hiện tại có rất nhiều người có câu hỏi ” mua gấu trúc ở đâu” thì câu trả lời là gấu trúc là động vật quý hiếm được bảo tồn nên sẽ không được phép bán gấu trúc bên ngoài.

Trong mỗi lần sinh sản của mình gấu trúc mẹ thường sẽ sinh ra 2 bé gấu trúc con, tuy nhiên do trong tự nhiên với điều kiện thiếu thức ân nên thường gấu mẹ chỉ chọn nuôi một trong 2 bé gấu trúc mà thôi. Chính vì điều này mà trong môi trường nuôi nhốt nhà khoa học và nhận viên chăm sóc phải đánh tráo hai bé gấu trúc luân phiên để có thể đảm bảo cơ hội sống sót cho cả hai.

Gấu trúc vô cùng “hậu đậu”

Gấu trúc là loài động vật vô cùng hậu đậu nên không có gì lạ khi ta có thể bắt gặp những hình ảnh chú gấu trúc ngã hay lăn lông lốc từ trên dốc xuống tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng kém thông minh. Trong môi trường nuôi nhốt có nhiều con gấu trúc còn giả các triệu chứng mang thai để được hưởng những đãi ngộ tốt hơn và một điều đáng “buồn” là kể cả các con đực cũng làm như vậy.

Một vài thông tin thú vị khác về loài gấu trúc
Một vài thông tin thú vị khác về loài gấu trúc

Vì sao gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần được nghe tới cái tên gấu trúc – một loài động vật đáng yêu được coi như “quốc bảo” của Trung Quốc. Trong quá khứ, gấu trúc từng có mặt trên khắp châu Á và châu Âu.

Những chiếc răng gấu bí ẩn ở Bulgaria

Gấu trúc hay còn gọi là gấu trúc khổng lồ (tên gọi khác là Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: “con vật chân mèo màu đen pha trắng”) là một loài gấu có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), nhưng chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% là tre, trúc.

Ở thời cổ đại, gấu trúc được coi là một loài thú hiếm và kỳ lạ, chúng được mệnh danh là “quái thú”. Chúng được mô tả trong các truyền thuyết dân gian là loại quái thú chuyên ăn sắt, báo và bọ cạp. Trong cuốn “Lịch sử của Tư Mã Thiên: Năm hoàng đế Ban Ji” từng ghi lại rằng gấu trúc được sử dụng để chiến đấu. Điều này đã cho thấy gấu trúc không phải là một loài vật hiền lành, dễ thương, yếu ớt như vẻ ngoài của chúng.

Gấu trúc thường được tìm thấy ở những dãy núi thuộc Tứ Xuyên và Thiểm Tây, Trung Quốc. Mặc dù, gấu trúc được coi là loài đặc hữu của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng, trước đây, những con gấu trúc từng lang thang khắp châu Á và thậm chí là cả châu Âu. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về những loài gấu trúc có họ hàng với gấu trúc khổng lồ Trung Quốc ở Hungary, Tây Ban Nha và Bulgaria.

Sự thật này đã được “tìm thấy” kể từ cuối thập niên 1970. Một công nhân làm việc ở mỏ than phía Tây Bắc Bulgaria tình cờ phát hiện ra hai chiếc răng đã hóa thạch. Sau đó, anh ta đã mang chúng tới Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia để nhờ các chuyên gia thẩm định. Đáng tiếc, sau đó những chiếc răng này đã bị lãng quên trong hàng thập kỷ.

Mãi tới khi, Nikolai Spassov, một nhà cổ sinh vật học đang làm việc đúng tại vị trí mà Nikolov đã để lại sau khi ông nghỉ hưu và mất quyết định đem những chiếc răng đi kiểm định. Spassov cho biết, những chiếc răng này đã thuộc về một con vật đã chết cách đây ít nhất 5-7 triệu năm, thuộc vào kỷ địa chất Messinian.

Nghi ngờ con vật đã chết ấy chính là gấu, Spassov đã đem nó so sánh với hóa thạch của những loài gấu nâu xuất hiện ở vùng này. Kết quả không như mong đợi, ông thấy hai mẫu vật không có sự trùng khớp đặc biệt.

Bất ngờ thay trong một lần tình cờ nhìn thấy những mẫu răng của gấu trúc khổng lồ Trung Quốc, Spassov chợt nhận ra sao nó giống với mẫu răng mình đang nghiên cứu đến vậy. Ông đã lật lại các hồ sơ để khẳng định đây phải là những mẫu răng của gấu trúc.

Từ những hóa thạch được tìm thấy, các nhà khảo cổ đã mô phỏng lại cấu trúc xương của chúng và tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh của loài gấu trúc ở châu Âu. Tuy nhiên, sau khi trải qua một biến cố khí hậu, được gọi là Cuộc khủng hoảng độ mặn Messinian xảy ra ở cuối kỷ Miocen đã khiến nước biển rút đi tới 70 mét. Những hồ nước ngọt trên cạn vì thế cũng bốc hơi. Điều này tiếp tục dẫn tới sự tuyệt chủng của hàng loạt loài thực vật và cả các loài động vật sống phụ thuộc vào nó, trong đó có gấu trúc châu Âu. Do đó, chỉ còn những con gấu trúc ở Trung Quốc tồn tại tới ngày nay.

Vì sao gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc?
Vì sao gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc?

Hành trình trở thành quốc bảo của Trung Quốc

Gấu trúc được chỉ định là bảo vật quốc gia hoàn toàn là nhờ một người nước ngoài – cha Armand David. Năm 1862, cha David đã phát hiện ở Trung Quốc một “tấm da gấu đen trắng rất đặc biệt”. Ông cho rằng gấu trúc “sẽ trở thành một loài động vật mới rất thú vị “.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa quan tâm và bảo vệ gấu trúc, David rất yêu quý loài vật này nên đã săn lùng khắp nơi, tìm cách đưa loài vật này ra khỏi Trung Quốc. Kể từ đó, một tình yêu dành cho gấu trúc đã được hình thành trong những người nước ngoài, và để có được gấu trúc, các quốc gia đã cử người đến Trung Quốc để tìm kiếm chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng gấu trúc khổng lồ giảm mạnh, ở thời điểm đó, ít nhất 200 con gấu trúc còn sống đã được gửi ra nước ngoài, còn số con bị chết trong quá trình vận chuyển.

Mãi cho đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ nước này đã bắt đầu tích cực bảo tồn gấu trúc. Vào năm 1988, Trung Quốc chính thức xác định gấu trúc là loài động vật cần bảo vệ cấp 1 quốc gia. Đây cũng là thời điểm mà gấu trúc chính thức trở thành “quốc bảo” của Trung Quốc, sau hàng chục năm đối diện với nguy cơ sinh tồn từ nạn săn bắn.

Kể từ đó, gấu trúc được coi như một món quà vô cùng quý giá, được gọi là: “Ngoại giao gấu trúc”. Trung Quốc đã tặng gấu trúc như một món quà ngoại giao cho nhiều quốc gia như Nga, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản…

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào. Mọi thông tin trong bài viết Gấu panda có nguồn gốc từ đất nước nào? Đặc điểm của loài gấu trúc đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (11 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button