Học TậpLớp 10Tin học 10 Kết nối tri thức

Giải Bài 5.5 trang 77 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Bài 5.5 trang 77 SGK Toán 10

Toán lớp 10 Bài 5.5 trang 77 là lời giải Số gần đúng và sai số SGK Toán 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 10. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 5.5 Toán 10 trang 77

Bài 5.5 (SGK trang 77): An và Bình cùng tính chu vi của hình tròn bán kính 2 cm với hai kết quả như sau:

Bạn đang xem: Giải Bài 5.5 trang 77 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống

Kết quả của An: S= 2πR = 2.3,14.2 = 12,56.

Kết quả của Bình: S2 = 2πR = 2.3,1.2 = 12,4.

Hỏi:

a) Hai giá trị tính được có phải là các số gần đúng không?

b) Giá trị nào chính xác hơn?

Hướng dẫn giải

– Giá trị \left| {a - \overline a } \right| phản ánh mức độ sai lệch giữa số đúng \overline a và số gần đúng a, được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a, kí hiệu là {\Delta _a}, tức là:

{\Delta _a} = \left| {a - \overline a } \right|

– Sai số tương đối của số gần đúng a, kí hiệu là {\delta _a} là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và tức là {\delta _a} = \frac{{{\Delta _a}}}{{\left| a \right|}}

– Đối với chữ số hàng làm tròn:

+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nó nhỏ hơn 5.

+ Tăng đơn vị nếu chữ số ngay bên phải nó lớn hơn hoặc bằng 5.

– Đối với chữ số sau hàng làm tròn:

+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân

+ Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

π ≈ 3,141592654…

=> Các số 3,14 hay 3,1 là các số gần đúng của giá trị π.

=> Hai giá trị tính được của An và Bình là các số gần đúng.

Vậy giá trị tính được của An và Bình là các số gần đúng.

b) Sai số tuyệt đối của bạn An là: |π – 3,14|

Sai số tuyệt đối của bản Bình là: |π – 3,1|

Ta có: |π – 3,14| < |π – 3,1| => Giá trị của bạn An chính xác hơn.

Vậy giá trị của bạn An chính xác hơn.

——> Câu hỏi cùng bài:

  • Bài 5.1 (SGK trang 77): Trong các số sau, những số nào là số gần đúng: …
  • Bài 5.2 (SGK trang 77): Giải thích kết quả: “Đo độ cao của một ngọn núi …
  • Bài 5.3 (SGK trang 77): Sử dụng máy tính cầm tay tìm số gần đúng cho \sqrt[3]{7}
  • Bài 5.4 (SGK trang 77) : Các nhà Vật lí sử dụng ba phương pháp đo hằng số Hubble …
  • Bài 5.6 (SGK trang 77): Làm tròn số 8 316,4 đến hàng chục và 9,754 đến hàng phần trăm …

—–> Đây là các câu hỏi nằm trong bài học: Giải Toán 10 Bài 12 Số gần đúng và sai số sách Kết nối tri thức

——-> Bài học tiếp theo: Giải Toán 10 Bài 13 Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

—————————————-

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 5.5 Toán lớp 10 trang 77 Số gần đúng và sai số cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 3: Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập kiểm tra năng lực, bổ trợ cho quá trình học tập trong chương trình THPT cũng như ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia. Ngoài ra mời bạn đọc tham khảo thêm một số tài liệu: Giải Toán 10 sách CTST, Giải Toán 10 sách Cánh Diều, Hỏi đáp Toán 10…Chúc các bạn học tốt!

Một số câu hỏi Toán lớp 10 đặc sắc mời bạn đọc tham khảo:

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 6 một rạp chiếu phim
  • Cho đường thẳng d: x + y = 150 trên mặt phẳng tọa độ Oxy
  • Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn x+2y≥0
  • Ông An muốn thuê một chiếc ô tô (có lái xe) trong một tuần
  • Cho đường thẳng d: 2x – y = 4 trên mặt phẳng tọa độ Oxy
  • Biểu diễn nghiệm của bất phương trình 2x + y < 200 trên mặt phẳng tọa độ
  • Một công ty dự định chỉ tối đa 160 triệu đồng cho quảng cáo một sản phẩm

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button