Học TậpLớp 7Toán 7 Cánh Diều

Giải Bài 6 trang 63 Toán 7 tập 1 SGK Cánh Diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục

Bài 6 trang 63 SGK Toán 7

Toán lớp 7 Bài 6 trang 63 là lời giải bài Đại lượng tỉ lệ thuận SGK Toán 7 sách Cánh Diều hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 6 trang 63 Toán 7

Bài 6 (SGK trang 63): Theo công bố chính thức từ hãng sản xuất, chiếc xe ô tô của cô Hạnh có mức tiêu thụ nhiên liệu như sau:

Bạn đang xem: Giải Bài 6 trang 63 Toán 7 tập 1 SGK Cánh Diều

+ 9,9 lít/100km trên đường hỗn hợp.

+ 13,9 lít/100km trên đường đô thị.

+ 7,5km/100km trên đường cao tốc.

a) Theo thông số trên, nếu trong bình xăng của chiếc ô tô đó có 65 lít xăng thì cô Hạnh đi được bao nhiêu ki – lô – mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) khi cô đi trên đường đô thị? Đường hỗn hợp? Đường cao tốc?

b) Để đi quãng đường 400km trên đường đô thị, trong bình xăng chiếc xe ô tô của cô Hạnh cần có tối thiểu bao nhiêu lít xăng?

c) Để đi quãng đường 300km trên đường hỗn hợp và 300kmkm trên đường cao tốc, trong bình xăng chiếc xe ô tô của cô Hạnh cần có tối thiểu bao nhiêu lít xăng?

Hướng dẫn giải

– Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y =kx (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.

– Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:

+ Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi

+ Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.

Lời giải chi tiết

a) Với 65 lít xăng cô Hạnh có thể đi số km đường đô thị là:

65 . 100 : 13,9 = 467,625899… ≈ 468 (km)

Với 65 lít xăng, cô Hạnh có thể đi số km đường hỗn hợp là:

65 . 100 : 9,9 = 656,(56)… ≈ 657 (km)

Với 65 lít xăng, cô Hạnh có thể đi số km đường cao tốc là:

65 . 100 : 7,5 = 866,(6)… ≈ 867 (km)

b) Trong bình xăng của ô tô cô Hạnh phải có tối thiểu số lít xăng để đi quãng đường 400 km trên đường đô thị là:

400 . 13,9 : 100 = 55,6 (lít)

c) Số lít xăng để đi hết 300 km đường hỗn hợp là:

300 . 9,9 : 100 = 29,7 (lít)

Số lít xăng để đi hết 300km đường cao tốc là: 300.7,5:100 = 22,5 (lít)

Để đi quãng đường 300km trên đường hỗn hợp và 300km trên đường cao tốc, trong bình xăng chiếc xe ô tô của cô Hạnh cần tối thiếu số lít xăng là:

29,7 + 22,5 = 52,2 (lít)

—–> Câu hỏi cùng bài:

  • Bài 1 (SGK trang 62): Các giá trị tương ứng của khối lượng m (g) và thể tích V (cm 3 ) …
  • Bài 2 (SGK trang 63): Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau: ….
  • Bài 3 (SGK trang 63): Trung bình cứ 5 l nước biển chứa 175 g muối …
  • Bài 4 (SGK trang 63): Cứ 12 phút, một chiếc máy làm được 27 sản phẩm …
  • Bài 5 (SGK trang 63): Để làm thuốc ho người ta ngâm chanh đào với mật ong …

——-> Đây là các câu hỏi nằm trong bài: Giải Toán 7 Bài 7 Đại lượng tỉ lệ thuận Sách Cánh Diều

—-> Bài tiếp theo: Giải Toán 7 bài 8 Đại lượng tỉ lệ nghịch

—————————————-

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 6 Toán lớp 7 trang 63 Đại lượng tỉ lệ thuận cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 2: Số thực. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 7. Ngoài ra Giaitoan mời thầy cô và học sinh tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Luyện tập Toán 7, Đề thi giữa học kì 1 Toán 7, Đề thi học kì 1 Toán 7, ….Chúc các em học tốt.

Một số câu hỏi Toán lớp 7 đặc sắc mời bạn đọc tham khảo:

  • Tính số hạt thóc có trong ô thứ 7 của bàn cờ nói trong bài toán mở đầu
  • Một phân xưởng có 30 công nhân. Dự kiến mỗi giờ mỗi công nhân làm được 100 sản phẩm
  • Số tự nhiên n có sáu chữ số phân biệt, hai chữ số cạnh nhau luôn là hai số tự nhiên liên tiếp
  • Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m
  • Khoảng 3000 người tham gia một lễ kỉ niệm. Nếu họ xếp hàng 7, hàng 8, hàng 9 hay hàng 10
  • Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm
  • Cho bốn điểm phân biệt A, B, C và D, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán 7 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button