Hóa học 10 Chân trời sáng tạoHọc TậpLớp 10

Giải Hóa 10 Bài 11 trang 67, 68, 69, 70, 71 Chân trời sáng tạo

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải hóa 10 bài 11 trang 67, 68, 69, 70, 71 Chân trời sáng tạo


Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên kết hydrogen thì nước sẽ sôi ở -80oC.
1. Giữa liên kết S-H và liên kết O-H, liên kết nào phân cực mạnh hơn? Vì sao?

Bạn đang xem: Giải Hóa 10 Bài 11 trang 67, 68, 69, 70, 71 Chân trời sáng tạo

CH tr 67 MĐ

Trong việc hình thành liên kết hóa học, không phải lúc nào các nguyên tử cũng cho, nhận electron hóa trị với nhau như trong liên kết ion. Thay vào đó, chúng có thể cùng nhau sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet. Trong trường hợp này, một loại liên kết hóa học mới được hình thành. Đó là loại liên kết gì? 

Lời giải:

Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị

CH tr 67 CH

1. Giữa liên kết S-H và liên kết O-H, liên kết nào phân cực mạnh hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung

Lời giải:

Nguyên tử bị thiếu bao nhiêu electron thì bỏ ra bấy nhiêu electron để góp chung electron với các nguyên tử khác => Đạt cấu hình eleectron bền vững của khí hiếm

Ví dụ:

– Nguyên tử O cần nhận thêm 2 electron => Bỏ ra 2 electron để góp chung

– Nguyên tử Cl và H cần nhận thêm 1 electron => Mỗi nguyên tử bỏ ra 1 electron để góp chung

– Nguyên tử N cần nhận thêm 3 electron => Bỏ ra 3 electron để góp chung

CH tr 68 CH

2. Quan sát các Hình 11.2 và 11.3, em hiểu thế nào là liên kết hydrogen giữa các phân tử?

 

Lời giải:

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

CH tr 68 CH

3. So sánh độ bền của liên kết hydrogen với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion

Hướng dẫn giải:

– Liên kết cộng hóa trị mạnh hơn liên kết hydrogen

– Liên kết ion mạnh hơn liên kết cộng hóa trị

Lời giải:

Liên kết hydrogen < Liên kết cộng hóa trị < Liên kết ion

CH tr 68 LT

Điều gì đã khiến H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S? Giải thích

Hướng dẫn giải:

Liên kết hydrogen làm cho phân tử có nhiệt độ sôi cao hơn

Lời giải:

H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S do H2O có liên kết hydrogen liên phân tử còn H2S không có liên kết hydrogen

CH tr 68 CH

4. So sánh nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước giữa NH3 và CH4. Giải thích

Hướng dẫn giải:

– Liên kết hydrogen làm phân tử có nhiệt độ sôi cao và tan tốt trong nước

Lời giải:

– Phân tử NH3 có khả năng liên kết hydrogen liên phân tử do N có độ âm điện cao

– Phân tử CH4 không có khả năng liên kết hydrogen liên phân tử do C có độ âm điện thấp

=> Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi cao hơn và khả năng hòa tan trong nước tốt hơn soi với CH4

CH tr 69 CH

5. Giải thích vì sao một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với bốn phân tử nước khác

Hướng dẫn giải:

Phân tử nước có 2 H liên kết với O và O có 2 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

– Trong phân tử nước có 2 nguyên tử H liên kết với O => 2 nguyên tử H này tham gia liên kết hydrogen với 2 nguyên tử O của 2 phân tử nước khác

– Nguyên tử O còn 2 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết => Mỗi cặp electron hóa trị sẽ liên kết hydrogen với nguyên tử H của phân tử nước khác

=> Một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với 4 phân tử nước

CH tr 69 VD

Vì sao nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát,… trong ngăn đá của tủ lạnh?

Hướng dẫn giải:

Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng 

Lời giải:

Khi cho vào ngăn đá của tủ lạnh, nước chuyển thành trạng thái rắn có cấu trúc tinh thể phân tử với 4 phân tử H2O phân bố ở bốn đỉnh của một tứ diện đều, bên trong là rỗng 

=> Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng

=> Làm méo và biến dạng các lon bia, chai nước giải khát

CH tr 69 CH

6. Quan sát Hình 11.7, cho biết thế nào là một lưỡng cực tạm thời?

Hướng dẫn giải:

Lưỡng cực tạm thời được hình thành do sự phân bố không đồng đều của các electron trong phân tử

Lời giải:

Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng

=> Khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lượng cực tạm thời, bên nào tập trung nhiều electron hơn thì mang điện tích âm và ngược lại

CH tr 70 CH

7. Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực hút nào?

Hướng dẫn giải:

Quan sát Hình 11.8 để trả lời câu hỏi

Lời giải:

Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực ngược dấu

CH tr 70 CH

8. Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố khí hiếm trong Bảng 11.1

Hướng dẫn giải:

Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

CH tr 70 VD

Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước?

Hướng dẫn giải:

– Nước có sức căng bề mặt

– Chân nhện gồm các chất kị nước (không tan trong nước)

Lời giải:

– Giữa các phân tử nước hình thành lực liên kết hydrogen

=> Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước

– Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước (không phân cực), phân tử các chất nảy đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước

Bài tập 1

Bài 1: Hợp chất nào dưới đây được liên kết hydrogen liên phân tử

A. CH4

B. H2O

C. PH3

D. H2S

Hướng dẫn giải:

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N)

=> H2O có thể tham gia liên kết hydrogen liên phân tử

Đáp án B

Bài tập 2

Bài 2: Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên

A. một ion dương

B. một ion âm

C. một lưỡng cực vĩnh viễn

D. một lưỡng cực tạm thời

Hướng dẫn giải:

Lưỡng cực tạm thời được hình thành do sự phân bố không đồng đều của các electron trong phân tử

Lời giải:

Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên một lưỡng cực tạm thời

Đáp án D

Bài tập 3

Bài 3: Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Ne

B. Xe

C. Ar

D. Kr

Hướng dẫn giải:

Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng

=> Tương tác van der Waals tăng

=> Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng

=> Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất

Đáp án A

Bài tập 4

Bài 4: Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử:

a) Hydrogen fluoride

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

Hướng dẫn giải:

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

a) Hydrogen fluoride: Nguyên tử H của phân tử HF này liên kết với nguyên tử F của phân tử HF khác (biểu diễn bằng 3 nét gạch —)

 HF - Molecule of the Month - January 2021 (HTML version)

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

– Ethanol (C2H5OH) và nước tồn tại 4 kiểu liên kết hydrogen như sau

   + H của C2H5OH liên kết hydrogen với O của H2O (I)

   + H của C2H5OH này liên kết hydrogen với O của C2H5OH khác (II)

   + H của H2O liên kết hydrogen với O của C2H5OH (III)

   + H của H2O này liên kết hydrogen với O của H2O khác (IV) 

Bài tập 5

Bài 5: Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích

Hướng dẫn giải:

Chất nào có tham gia liên kết hydrogen thì có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn

Lời giải:

– N có độ âm điện lớn hơn P

=> Phân tử NH3 có khả năng tham gia liên kết hydrogen

=> Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Hy vọng với nội dung trong bài Giải hóa 10 bài 11 trang 67, 68, 69, 70, 71 Chân trời sáng tạo

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button