Học TậpLớp 7Toán 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Kết nối tri thức: Luyện tập chung trang 71

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Toán 7 : Luyện tập chung trang 71 

Bài 9.14 trang 71 Toán 7 Tập 2:

Bạn đang xem: Giải Toán 7 Kết nối tri thức: Luyện tập chung trang 71

Hãy giải thích: Nếu M là một điểm tùy ý nằm trên cạnh BC hoặc CD của hình vuông ABCD thì độ dài đoạn thẳng AM luôn lớn hơn hoặc bằng độ dài cạnh của hình vuông đó (H.9.21).

Giải Toán 7  (Kết nối tri thức): Luyện tập chung trang 71 (ảnh 1) 

Lời giải:

Nếu M trùng với B hoặc D thì độ dài AM chính là độ dài hình cạnh hình vuông ABCD (1)

Mặt khác, nếu M không trùng với B và D thì AM là đường xiên kẻ từ A xuống BC hoặc CD.

Mà đường xiên bao giờ cũng lớn hơn đường vuông góc

Do đó, AM lớn hơn độ dài cạnh hình vuông (2)

Từ (1) và (2) suy ra, độ dài đoạn thẳng AM luôn lớn hơn hoặc bằng độ dài cạnh của hình vuông đó (M di chuyển trên trên cạnh BC hoặc DC).

Bài 9.15 trang 71 Toán 7 Tập 2:

Hỏi có tam giác nào với độ dài ba cạnh là 2,5 cm; 3,4 cm và 6 cm không? Vì sao?

Lời giải:

Ta có 2,5 + 3,4 = 5,9 < 6, độ dài ba đoạn thẳng 2,5 cm; 3,4 cm và 6 cm không thỏa mãn một bất đẳng thức tam giác nên không phải độ dài ba cạnh của một tam giác.

Do đó không có tam giác nào có độ dài ba cạnh là 2,5 cm; 3,4 cm và 6 cm.

Bài 9.16 trang 71 Toán 7 Tập 2:

Tính chu vi của tam giác cân biết hai cạnh của nó có độ dài là 2 cm và 5 cm.

Lời giải:

Do tam giác đã cho là tam giác cân nên độ dài cạnh đáy có thể là 2 cm hoặc 5 cm.

Khi đó, ta xét hai trường hợp sau:

• Trường hợp 1: bộ ba cạnh của tam giác có độ dài là 2 cm; 2 cm; 5 cm.

Ta thấy 2 + 2 = 4 < 5 nên bộ ba độ dài này không tạo thành một tam giác.

• Trường hợp 2: bộ ba cạnh của tam giác có độ dài là 5 cm, 5 cm, 2 cm.

Ta thấy 5 + 2 = 7 > 5 nên bộ ba độ dài này tạo thành một tam giác với độ dài cạnh đáy là 2 cm và hai cạnh bên có độ dài là 5 cm.

Khi đó chu vi tam giác đó là: 5 + 5 + 2 = 12 (cm).

Vậy chu vi của tam giác cân đã cho là 12 cm.

Bài 9.17 trang 71 Toán 7 Tập 2:

Độ dài hai cạnh của một tam giác bằng 7 cm và 2 cm. Tính độ dài cạnh còn lại biết rằng số đo của nó theo xentimét là một số tự nhiên lẻ.

Lời giải:

Gọi độ dài cạnh còn lại của tam giác là x (cm).

Áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có:

7 – 2 < x < 7 + 2 hay 5 < x < 9.

Mà x là một số tự nhiên lẻ nên x = 7.

Vậy độ dài cạnh còn lại của tam giác bằng 7 cm.

Bài 9.18 trang 71 Toán 7 Tập 2:

Biết hai cạnh của tam giác có độ dài a và b. Dựa vào bất đẳng thức tam giác, hãy giải thích tại sao chu vi của tam giác đó lớn hơn 2a và nhỏ hơn 2(a + b).

Lời giải:

Gọi độ dài cạnh còn lại của tam giác là c (cm) (c > 0).

Áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có: c < a + b và a < b + c.

Do c < a + b nên (a + b) + c < (a + b) + (a + b) hay a + b + c < 2(a + b) (1)

Do a < b + c nên a + a < a + (b + c) hay 2a < a + b + c (2)

Từ (1) và (2) suy ra 2a < a + b + c < 2(a + b).

Mà chu vi của tam giác là a + b + c (cm).

Vậy chu vi của tam giác đó lớn hơn 2a và nhỏ hơn 2(a + b).

Bài 9.19 trang 71 Toán 7 Tập 2:

Hai khu vườn A và B nằm về một phía của con kênh d. Hãy xác định bên bờ kênh cùng phía với A và B, một điểm C để đặt máy bơm nước từ kênh tưới cho hai khu vườn sao cho tổng độ dài đường ống dẫn nước từ máy bơm đến hai khu vườn là ngắn nhất (HD: Gọi B’ là điểm sao cho d là đường trung trực của BB’ (H.9.22). Khi đó CB = CB’. Xem Vận dụng, Bài 33).

Giải Toán 7  (Kết nối tri thức): Luyện tập chung trang 71 (ảnh 1) 

Lời giải:

Gọi B’ là điểm sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng BB’.

Vì C nằm trên đường trung trực của BB’ nên C cách đều hai đầu mút B và B’.

Do đó CB = CB’.

Ta có: Độ dài đường ống dây dẫn nước từ máy bơm đến hai khu vườn là AC + CB.

Mà CB = CB’ nên AC + BC = AC + CB’.

Ta có thể thấy để AC + CB’ nhỏ nhất khi A, C, B’ thẳng hàng.

Vậy C là giao điểm của d và AB’ với B’ là điểm sao cho d là đường trung trực của BB’.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến. Ba đường phân giác trong một tam giác

Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Luyện tập chung trang 83

Bài tập cuối chương 9

Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giải Toán 7 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button