Học TậpLớp 10Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Giải vật lí 10 bài 16 trang 67, 68 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải vật lí 10 bài 16 trang 67, 68 Kết nối tri thức


Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Xe lăn 1 có khối lượng m1 và có gắn một lò xo nhẹ. Hãy vẽ cặp lực đẩy nhau (Hình 16.2a) hoặc hút nhau (HÌnh 16.2b) và chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì. Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không. Tại sao. Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a). Dùng bú

Bạn đang xem: Giải vật lí 10 bài 16 trang 67, 68 Kết nối tri thức

Câu hỏi tr 67 HĐ

Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1.

1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Trong thí nghiệm này, lực nào làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt?

2. Xe lăn 1 có khối lượng m và có gắn một lò xo nhẹ. Xe lăn 2 có khối lượng m. Ta cho hai xe áp lại gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (Hình 16.1b). Quan sát hiện tượng xảy ra khi đốt đứt sợi dây buộc.

Thảo luận để làm sáng tỏ ý kiến sau: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học ở cấp THCS

Lời giải:

1.

Lực làm cho nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực hút

2.

Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị di chuyển về phía bên phải

Thông qua thí nghiệm ở hình 16.1 ta thấy rằng: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

Câu hỏi tr 67 CH 1

1. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì?

2. Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng định luật 3 Newton

Lời giải:

1.

Cặp lực và phản lực có đặc điểm:

+ Điểm đặt: tại vật

+ Phương: cùng phương:

+ Chiều: ngược chiều

+ Độ lớn: bằng nhau

2.

 Dựa vào đặc điểm của lực và phản lực, ta thấy cặp lực và phản lực là hai lực cân bằng.

Câu hỏi tr 67 CH 2

Hãy chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực ở Hình 16.2 a, b.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ

Lời giải:

Điểm đặt của các lực: tại vật

Câu hỏi tr 68 CH 1

1. Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau:

a) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a)

b) Dùng búa đóng đinh vào gỗ (Hình 16.3b)

2. Quyển sách nằm yên có phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực hay không?

3. Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh lên búa có đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức đã học để phân tích lực.

Lời giải:

1.

a) 

b) 

2.

Quyển sách nằm yên là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực.

3.

Lực do búa tác dụng lên đinh và phản lực do đinh tác dụng lên búa có đặc điểm:

+ Điểm đặt: Tại đinh

+ Phương: thẳng đứng:

+ Chiều: ngược nhau

+ Độ lớn: bằng nhau

Câu hỏi tr 68 HĐ

1. Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ giống nhau hay khác nhau? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

2. Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây của lực và phản lực:

– Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời)

– Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối)

– Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau)

– Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.

Hướng dẫn giải:

Thực hiện thí nghiệm

Lời giải:

1.

Nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ khác nhau

Các em tự thực hiện thí nghiệm để kiểm tra. 

2.

Ví dụ

+ Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời): dùng tay đập vào quyển sách

+ Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối): Quả bóng đập vào tường, tay đập vào sách,..

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau): Ném quả bóng vào một quả bóng khác đang đứng yên.

+ Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại: quả táo rơi xuống dưới đất 

Câu hỏi tr 68 CH 2

Một ô tô chuyển động trên mặt đường (Hình 16.4), nếu lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô thì tại sao chúng không “khử nhau”?

Lời giải:

Lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô như chúng không khử nhau vì chúng đặt vào hai lực khác nhau.

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết Định luật 3 Newton – Vật lí 10

Hy vọng với nội dung trong bài Giải vật lí 10 bài 16 trang 67, 68 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button