Hà Myo là ai? Tiểu sử của Hà Myo
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Hà Myo là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Hà Myo là ai?
Hà Myo tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một nữ ca sĩ được công chúng biết đến với danh hiệu Á quân và giải thưởng Bài hát hay nhất về Hà Nội trong cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội với ca khúc Xẩm Hà Nội.
Tiểu sử của Hà Myo
Cô sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Từ nhỏ, cô lớn lên cùng với những giai điêun tuyệt vời. Tuy nhiên, bố mẹ Hà Myo lại không muốn con gái theo đuổi nghệ thuật vì sợ quá vất vả. Nhưng sau khi tốt nghiệp THPT, cô vẫn quyết định thi vào trường Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội khoa Sư phạm. Cô gái sinh năm 1993 ấp ủ mơ ước trở thành một giáo viên âm nhạc.
Bạn đang xem: Hà Myo là ai? Tiểu sử của Hà Myo
Những năm học tại trường Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội, Hà Myo khao khát được đứng trên sân khấu. Và khao khát của cô đã được thỏa mãn khi cô có cơ hội được tham gia các sự kiện lớn nhỏ và niềm đam mê đó cứ ngấm dần vào máu cô. Hà Myo nhận ra, công việc thực sự mà cô mong muốn đó là được đứng trên sân khấu với tư cách là một ca sĩ chứ không phải là đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội, cô đã tham gia một số cuộc thi và tuyển nghệ sĩ. Cuối cùng, cô đầu quân cho Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và bắt đầu con đường âm nhạc chuyên nghiệp của mình. Năm 2015, cô cùng chồng của mình là Ngô Thế Phương đã đăng ký tham gia chương trình VietNam Idol. Ở vòng loại, cặp đôi Hà Myo và Ngô Thế Phương đã gây sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, may mắn đã không đến với cô, và cô đã phải lui về hậu trường để cổ vũ cho nửa kia của mình.
Sau cuộc thi VietNam Idol, Hà Myo tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình. Khi đang chuẩn bị cho vòng chung kết cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2020, cô đã được nghệ sĩ ưu tú Trường Bắc gợi ý đến tìm nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long để được tư vấn một ca khúc vừa tạo nên sự khác biệt mà lại đậm chất Hà Nội. Theo mong muốn của Hà Myo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long đã soạn cho cô bản nhạc “Xẩm Hà Nội”- một ca khúc sử dụng nghệ thuật xẩm kết hợp với Rap và EDM. “Xẩm Hà Nội” mang đến sự mới lạ và đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ.
Sự nghiệp âm nhạc của Hà Myo
Là người đầu tiên dám kết hợp xẩm với rap và nhạc hiện đại (rap, nhạc điện tử) Nguyễn Thị Ngọc Hà (nghệ danh Hà Myo) đã phải vượt qua nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự đam mê, nghiêm túc nữ ca sĩ đã mang đến một tinh thần đầy năng lượng, trẻ trung và sôi động cho những điệu xẩm với khao khát bảo tồn âm nhạc dân gian.
Nhắc đến Hà Myo người ta sẽ nhớ đến một cô gái với những sản phẩm kết hợp các làn điệu dân gian truyền thống với âm nhạc hiện đại. Trong đó, từ bài xẩm kết hợp rap và nhạc điện tử (EDM) mang tên “Xẩm chợ Đồng Xuân”, nữ ca sĩ bắt đầu được chú ý như một cơn gió lạ của làng nhạc Việt. Giải thưởng Á quân “Giọng hát hay Hà Nội” năm 2020 cũng đã định hình phong cách của Hà Myo, để nữ ca sĩ có thêm quyết tâm lan tỏa âm nhạc truyền thống đến giới trẻ.
Khi lọt vào chung kết chung cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội” 2020, Hà Myo mong muốn thách thức giới hạn bản thân nên đã quyết định thử sức với thể loại mới khi kết hợp xẩm với âm nhạc điện tử và rap. Đây là một ý tưởng chưa ai nghĩ tới và chưa ai thực hiện trước Hà Myo. Không chỉ là vấn đề về kỹ thuật, âm nhạc mà sáng tạo này còn phải cực kỳ thận trọng khi pha trộn văn hóa mang hơi thở đương đại với những giá trị truyền thống.Tuy vậy, Hà vẫn xác định hướng đi dài hơi phía trước cần sự đóng góp nghiêm túc về thời gian, công sức. Nữ ca sĩ may mắn khi nhận được sự đồng hành, cổ vũ hết mình từ gia đình. Mặc dù vậy, có những sản phẩm phải trải qua 38 lần chỉnh sửa mới hoàn thiện như MV “Xẩm Hà Nội”.
“Đối với xẩm, cách hát, cách lấy hơi, nhả chữ, cách thể hiện hoàn toàn khác với nhạc nhẹ. Tuy nhiên, thử thách luôn đi kèm với cơ hội, Hà nghĩ nó cũng là một yếu tố giúp mình trở nên đặc biệt trong làng nhạc Việt”, Hà Myo chia sẻ.
Trong “Xẩm Hà Nội”, nếu đoạn rap thu hút người trẻ, bởi không khí sôi động và tinh thần trẻ trung của âm nhạc đương đại, thì những khúc xẩm lại kéo người nghe về một không gian truyền thống, pha chút ma mị. Tưởng chừng là mâu thuẫn nhưng rap và EDM quấn quýt với xẩm, lại tạo ra hiệu ứng cực kỳ cuốn hút, “bắt” tai, tựa như chúng sinh ra dành cho nhau.
Sau hai năm say mê Xẩm với nhiều ca khúc mang lại tiếng vang lớn như “Xẩm Hà Nội”, “Xẩm xuân xanh”, “Xẩm Bốn mùa hoa Hà Nội”… Hà Myo chuyển sang kết duyên với nghệ thuật hát Xoan. Ca khúc “Trò chơi í a trời cho” mang đậm âm hưởng truyền thống và hiện đại, sự kết hợp độc đáo giữa hát Xoan và âm nhạc điện tử. “Trò chơi í a trời cho” lấy ý tưởng từ các trò chơi dân gian – góp phần hình thành nên nhân cách, con người và tâm hồn Việt.
Thông qua ca khúc Hà Myo mong muốn lan toả nghệ thuật hát Xoan – môn nghệ thuật lâu đời vốn là niềm tự hào trong văn hoá dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Để hoàn thành ca khúc này, nữ ca sĩ về phường xoan An Thái – một trong bốn phường xoan cổ của Phú Thọ để học những câu Xoan cổ từ nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lịch. Sản phẩm âm nhạc này khiến nhiều khán giả thích thú, đồng thời đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với người trẻ.
Hà Myo là một người con của dân tộc Mường, quê gốc Ba Vì, Hà Nội. Nữ ca sĩ hát mê say như chính tình yêu của cô với cuộc sống. Hai lần ra Trường Sa đều để lại những hồi ức đẹp trong lòng cô gái dân tộc Mường này. Ý tưởng tặng một món quà cho quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc đã thôi thúc Hà Myo và ekip tiếp tục “kết duyên” nhạc trẻ với dân ca Nam trung bộ thông qua ký sự Trường Sa.
“Có lẽ cả đời tôi không thể quên cảm giác biểu diễn trên các đảo trong chuyến đi Trường Sa 10 ngày lênh đênh sóng nước. Hôm ấy sóng lớn, đoàn công tác không thể đến gần và lên Nhà Giàn để bắt tay, hát trực tiếp, gặp gỡ các đồng chí… Chúng tôi chỉ có thể hát qua điện thoại, bộ đàm và đứng nhìn các chiến sĩ từ xa. Giữa mênh sóng nước, với cảm xúc rưng rưng, thiêng liêng và rất đỗi tự hào, tôi đã mang tới những chiến sĩ những ca khúc của mình”, Hà Myo chia sẻ.
Nữ ca sĩ cho biết thêm, kho tàng âm nhạc dân gian của nước Việt ta giàu đẹp và vô cùng đặc sắc. Sẽ thật buồn khi nhiều loại hình âm nhạc giờ chỉ còn là ký ức. Là ca sĩ trẻ, tự ý thức về trách nhiệm của mình, Hà Myo luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn để gìn giữ được những nét đẹp ấy. Với nữ ca sĩ bảo tồn văn hoá bằng âm nhạc là cách có hiệu quả nhanh, trên phạm vi rộng.
Hà Myo – Người đầu tiên kết hợp xẩm với rap và nhạc điện tử
Nguyễn Thị Ngọc Hà (nghệ danh Hà Myo) nổi lên như một hiện tượng âm nhạc được giới trẻ yêu thích khi “liều lĩnh” trở thành người đầu tiên dám kết hợp xẩm với rap và nhạc điện tử EDM. Hà Myo đã mang đến một tinh thần đầy năng lượng, trẻ trung và sôi động cho những điệu xẩm với khao khát cháy bỏng bảo tồn âm nhạc dân gian.
Sự kết hợp của xẩm, nhạc điện tử EDM và rạp trong Xẩm Hà Nội được Hà Myo thể hiện nhận được sự thích thú của khán giả trẻ
Cứ đi rồi sẽ thành đường thôi
Hà Myo là một người con của dân tộc Mường, quê gốc Ba Vì, Hà Nội. Vốn là ca sĩ nhạc trẻ, năm 2020, Hà lọt vào chung kết cuộc thi giọng hát hay Hà Nội. Thế nhưng, mong muốn thách thức giới hạn bản thân, đã khiến cô quyết định thử sức với thể loại mới khi kết hợp xẩm với âm nhạc điện tử EDM và rap.
“Có chợ Đồng xuân, vui nhất có chợ Đồng Xuân,
Mùa nào thức nấy xa gần đến mua
Mà cổng giữa có chị hàng dừa
Hàng cau hàng quýt, hàng dưa rồi hàng hồng”
Đây là một ý tưởng chưa ai nghĩ tới và chưa ai thực hiện trước Hà Myo, bởi không chỉ là vấn đề về kỹ thuật, âm nhạc mà sáng tạo này còn phải cực kỳ thận trọng khi pha trộn văn hóa mang hơi thở đương đại với những giá trị truyền thống.
Không giấu giếm, Hà bộc bạch rằng, công cuộc cháy hết mình với xẩm quả thực không hề đơn giản khi cần nguồn kinh phí đầu tư về mọi mặt. Tuy vậy, Hà vẫn xác định hướng đi dài hơi phía trước cần sự đóng góp nghiêm túc về thời gian, công sức. Hà may mắn khi nhận được sự đồng hành, cổ vũ hết mình từ “anh xã” – nhà sản xuất âm nhạc Ngô Thế Phương. Vì thế, mỗi khi một ý tưởng về xẩm lóe lên, lập tức có sự chia sẻ và thử nghiệm ngay.
Không ai dám chắc những ý tưởng đó có đi đến thành công hay không, nhưng nếu không thử thì không bao giờ đến đích. Phải trải qua 38 lần chỉnh sửa, Hà mới có một MV “Xẩm Hà Nội” ra mắt công chúng và gây sốt một quãng thời sau đó.
“Thực ra trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi. Đối với xẩm thì cách hát, cách lấy hơi, nhả chữ, cách thể hiện hoàn toàn khác với nhạc nhẹ – dòng nhạc mà cô tôi đang theo đuổi. Tuy nhiên, thử thách luôn đi kèm với cơ hội, Hà nghĩ nó cũng là một yếu tố giúp Hà trở nên đặc biệt trong làng nhạc Việt”, Hà Myo chia sẻ.
Trong Xẩm Hà Nội, nếu đoạn rap thu hút người trẻ, bởi không khí sôi động và tinh thần trẻ trung của âm nhạc đương đại, thì những khúc xẩm lại kéo người nghe về một không gian truyền thống, pha chút ma mị. Tưởng chừng là mâu thuẫn, nhưng rap và EDM quấn quýt với xẩm, lại tạo ra hiệu ứng cực kỳ cuốn hút, “bắt” tai, tựa như chúng sinh ra dành cho nhau vậy.
Nếu khi xưa, xẩm thường vang lên những giai điệu buồn thương, ai oán giữa đường, giữa chợ – những không gian đời thường thì trong sản phẩm âm nhạc của Hà Myo, xẩm trở nên động hơn, “bắt” tai hơn chứ không hề ủ rũ, não nề. Ca khúc đã đạt tới hơn 600 nghìn lượt xem trên Youtube, một con số ấn tượng và đáng mừng cho thể nghiệm mới mẻ này.
“Rất may mắn cho Hà vì đã được gặp và nhận được sự giúp đỡ từ Nghệ sĩ hát xẩm Nguyễn Quang Long – Nhà Lý Luận Phê Bình Âm Nhạc – Soạn giả bài Xẩm Hà Nội và có người bạn đời là Nhà sản xuất âm nhạc Thế Phương VBK cùng các bạn trong Ekip đã giúp Hà Myo hoàn thiện được những sản phẩm của mình”, Hà Myo nói.
Hát bằng tình yêu văn hóa Việt
Hà Myo hát mê say như chính tình yêu của cô với cuộc sống và lòng tha thiết yêu văn hoá Việt. Hai lần ra Trường Sa đều để lại những hồi ức đẹp với cô gái Mường, ý tưởng tặng một món quà cho quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đã thôi thúc cô và ekip tiếp tục “trộn” nhạc trẻ với dân ca Nam trung bộ thông qua ký sự Trường Sa.
“Có lẽ cả đời tôi không thể quên cảm giác biểu diễn trên các đảo trong chuyến đi Trường Sa 10 ngày lênh đênh sóng nước. Hôm ấy sóng lớn, đoàn công tác không thể đến gần và lên Nhà Giàn để bắt tay, hát trực tiếp, gặp gỡ các đồng chí… Chúng tôi chỉ có thể hát qua điện thoại, bộ đàm và đứng nhìn các chiến sĩ từ xa. Giữa mênh sóng nước, với cảm xúc rưng rưng, thiêng liêng và rất đỗi tự hào, tôi đã mang tới những chiến sĩ những ca khúc của mình”, Hà Myo kể.
Hà Myo đã tự tìm tòi, khai phá con đường âm nhạc của mình như thế. Ngay sau thành công của Xẩm Hà Nội, nhiều sản phẩm đã ra đời: Xẩm xuân xanh, Xẩm xuân chúc phúc, Xẩm bốn mùa hoa Hà Nội, Đập Nàng Khọt, …
Kho tàng âm nhạc dân gian của nước Việt ta giàu đẹp và vô cùng đặc sắc. Tuy vậy, cũng thật buồn khi nhiều loại hình âm nhạc giờ chỉ còn là vàng son, tiếc nuối của thế hệ ông bà. Là ca sĩ trẻ, tự ý thức về trách nhiệm của mình, Hà Myo cho rằng, cần phải “ráo riết” tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn để gìn giữ được những nét đẹp ấy.
Hà Myo quan niệm bảo tồn văn hoá bằng âm nhạc, là cách có hiệu quả nhanh, trên phạm vi rộng. Phải cho âm nhạc dân gian đất sống, nghĩa là nhạc sĩ, ca sĩ phải biết khéo léo, tinh tế mà trộn giữa truyền thống giữa hiện đại. Phả vào nhạc mới những giá trị xưa cũ sao cho giữ được hồn cốt văn hoá mà vẫn mang tinh thần thời đại thì khán giả cũng sẽ “mở lòng”. Lúc ấy, bảo tồn văn hoá sẽ không phải chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng, khán giả sẽ đến gần hơn với nghệ thuật truyền thống.
Hà đã mất nhiều năm để có thể tìm được cho mình con đường đi đúng đắn, tìm được đam mê của bản thân, tìm được mục đích phấn đấu, đó là mang âm nhạc dân gian đến gần hơn với công chúng. Chắc chắn trong tương lai, Hà sẽ tiếp tục có những sản phẩm sáng tạo với nhiều thể loại âm nhạc truyền thống, có thể là ca trù, chầu văn hay bài chòi…
Hà Myo chấp nhận thua Hoàng Thuỳ Linh
Cùng với Hoàng Thuỳ Linh, Hà Myo theo đuổi dòng nhạc mang màu sắc khác biệt hoàn toàn với đại bộ phận các ca sĩ trẻ.
Sau 2 năm say mê với Xẩm cùng rất nhiều ca khúc mang lại tiếng vang lớn như: Xẩm Hà Nội, Xẩm Xuân Xanh, Xẩm Xuân Chúc Phúc, Xẩm Bốn mùa hoa Hà Nội, Xẩm Thập Ân: Công cha ngãi mẹ sinh thành… Hà Myo đã chuyển mình kết duyên với nghệ thuật hát Xoan.
Ngày 16/11, cô cho ra mắt MV Trò chơi í a Trời cho – lần đầu tiên có một bài hát Xoan được kết hợp với âm nhạc điện tử hiện đại, trẻ trung cùng với Rap mà vẫn mang đậm nét văn hoá Việt Nam với ý tưởng về các trò chơi dân gian.
Khởi nguồn cho tác phẩm này là việc Hà Myo mong muốn khám phá di sản âm nhạc Hát Xoan của dân tộc và nữ ca sĩ đã quyết định về phường xoan An Thái, một trong 4 phường xoan cổ của Phú Thọ để học những câu Xoan cổ của trùm phường, nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Lịch.
Tiếp đó, những giai điệu và màu sắc âm nhạc được nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long chọn lọc từ một bài Xoan cổ và một bài dân ca cổ của vùng quê đất tổ Vua Hùng. Sau đó, những giai điệu đã được nhà nghiên cứu có những thay đổi để phù hợp với khuôn khổ một bài hát dành cho giới trẻ.
Toàn bộ phần hòa âm được nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Thế Phương VBK thực hiện kết hợp nhạc EDM với 2 nhạc cụ dân tộc Việt Nam là Sáo và đàn Nguyệt cùng với phần lời do Đỗ Minh đảm nhiệm.
Hà Myo cho biết, cô khát khao lan toả nghệ thuật hát Xoan – một môn nghệ thuật lâu đời vốn là niềm tự hào trong văn hoá dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh chia sẻ, việc Hà Myo hay Hoàng Thuỳ Linh đang tiếp cận khán giả trẻ bằng việc mang âm hưởng dân gian vào tác phẩm là điều đáng khích lệ. Ông cho rằng nhiều người lo ngại việc đưa những loại hình âm nhạc khác nhau làm mới dân ca sẽ phá vỡ những gì gọi là “hồn cốt dân tộc” là chưa đúng.
“Các ca khúc nổi tiếng của thế giới cũng vậy, người ta xử lý cũng theo kiểu giữ nguyên âm hưởng, nhưng tiết tấu cũng phải là tiết tấu phù hợp với thời đại. Đâu phải bây giờ chúng ta mới nói nhiều tới Rap, thời chúng tôi đã có dòng này rồi”, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh chia sẻ.
Hoàng Thuỳ Linh, Hà Myo cũng theo đuổi dòng nhạc mang màu sắc khác biệt hoàn toàn với đại bộ phận các ca sĩ trẻ hiện nay nhưng cái tên Hoàng Thuỳ Linh vẫn phủ sóng rộng hơn. Chia sẻ về điều này, Hà Myo nói cô không buồn, cô chấp nhận vì là người có xuất phát điểm khác với Hoàng Thuỳ Linh.
“Mục đích của tôi với chị Hoàng Thuỳ Linh là muốn lan toả nét đẹp văn hoá dân gian của Việt Nam tới gần hơn với giới trẻ. Tuy nhiên, cách tiếp cận mỗi người mỗi khác. Chị Hoàng Thuỳ Linh theo dòng nhạc mới và chỉ mang âm hưởng dân gian vào ca khúc nên dễ dàng tiếp cận khán giả trẻ hơn. Còn tôi hoàn toàn vào đưa làn điệu dân ca của Việt Nam, nó mang tính dân tộc, dân ca nhiều nên khó tiếp cận với bạn trẻ.
Mọi so sánh thực ra đều khập khiễng, chị Hoàng Thuỳ Linh xuất phát điểm đã là ngôi sao lớn. Còn tôi, xuất phát điểm là con số 0, không tài chính, không gì cả, tôi chỉ có duy nhất là đam mê âm nhạc truyền thống. Tôi chấp nhận và không buồn vì điều đó. Tôi hy vọng rằng, sau sản phẩm của mình, chỉ cần thêm một người biết tới Xẩm, một người biết tới Xoan là tôi vui lắm rồi”, Hà Myo chia sẻ.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hà Myo là ai. Mọi thông tin trong bài viết Hà Myo là ai? Tiểu sử của Hà Myo đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp