Hezbollah là ai? Hezbollah tuyên bố tấn công tên lửa vào Israel
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Hezbollah là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Hezbollah là ai?
Hezbollah phát âm tiếng Việt: Héc-bô-la[30][31] (tiếng Ả Rập: حزب الله; ḥizbu-llāh có nghĩa là “Đảng của Thượng đế”) là một tổ chức chính tr ị- vũ trang của người Liban theo đạo Hồi dòng Shi’a được thành lập vào năm 1982 nhằm phản ứng trước sự kiện Israel xâm lược Liban để đẩy Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của cố Tổng thống Yasser Arafat ra khỏi Liban.
Hezbollah được thành lập từ sự hợp nhất ba tổ chức dân quân của người Hồi giáo dòng Shiite tại Liban là Phong trào Hồi giáo Amal, tổ chức Daw’ah và tổ chức Ulema. Hezbollah được sự hỗ trợ tài chính của Iran và Syria. Hezbollah được xem như kẻ thù không đội trời chung của Israel.
Bạn đang xem: Hezbollah là ai? Hezbollah tuyên bố tấn công tên lửa vào Israel
Cơ cấu tổ chức của Hezbollah
Đứng đầu tổ chức dân sự của Hezbollah là Hội đồng Jihad. Jihad sáng lập và quản lý các hội từ thiện:
- Hội El-Jarih giúp đỡ các thương binh trong cuộc chiến tranh chống Israel tái hội nhập xã hội sau khi được chữa bệnh và dạy nghề.
- Hội El-Shahid lo việc trợ cấp gia đình liệt sĩ và tù binh chiến tranh.
- Hội Jihad và Binaa chuyên tái xây dựng, tái định cư cho những gia đình bị Israel ném bom tan nát nhà cửa.
Lãnh đạo tinh thần của Hezbollah hiện nay là Ayatollah Muhammad Hussein Fadlalah và Tổng thư ký là Sheik Hassan Nasrallah. Hezbollah có 12 ghế trong Nghị viện Liban, 2 vị trí bộ trưởng trong nội các hiện thời và sở hữu một hệ thống truyền thông khá mạnh bao gồm đài phát thanh Al-Nour và nguyệt san Qubth Ut Alla. Chủ lực về truyền thông của họ là đài truyền hình Al Manar và kênh truyền hình cáp phát 24/24h trong suốt khu vực Trung Đông, được đánh giá là thu hút khán giả thứ ba trong khu vực này.
Hoạt động của Hezbollah
Chính phủ Mỹ cáo buộc cho Hezbollah thực hiện các vụ:
- Tấn công bằng xe bom ở Beirut, thủ đô Liban, giết chết 248 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và 58 lính Pháp ngày 23 tháng 10 năm 1983.
- Đánh bom tòa Đại sứ Mỹ ở Beirut vào tháng 4 năm 1983 làm 63 người thiệt mạng.
- Đánh bom tòa Đại sứ Mỹ lần thứ 2 vào tháng 9 năm 1984 làm 22 người chết.
- Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu William Buckley, một trạm trưởng của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) ở Trung Đông và đại tá bộ binh Mỹ William Giggins.
- Bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu Đại tá TQLC William Higgins khi ông này hợp tác với Liên Hợp Quốc ở Beirut năm 1988. Xác Đại tá bị ném ra thùng rác gần một bệnh viện nội thành Beirut.
Tuy bị các nước phương Tây và Israel cho là tổ chức khủng bố quốc tế nhưng đối với đông đảo người dân Liban thì Hezbollah có công đánh đuổi Israel ra khỏi miền nam Liban vào năm 2000. Theo đánh giá của dư luận, Hezbollah là đảng chính trị lớn nhất, có lực lượng vũ trang hữu hiệu nhất ở Liban.
Mặc dù chống Israel và Mỹ, Hezbollah lên án vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào nước Mỹ và những vụ chặt đầu con tin tại Iraq. Hezbollah cũng tuyên bố không có quan hệ với Osama bin Laden và Al-Qaeda như Mỹ và Israel cáo buộc. Năm 2004 Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1559 kêu gọi rút hết quân nước ngoài khỏi Liban và giải giáp Hezbollah nhưng họ bất chấp. Tuy vậy, một điều rõ ràng là nghị quyết này không bao hàm các chế tài một khi các bên liên can không tôn trọng hoặc vi phạm các điều đã ký kết.
Sự ra đời của Hezbollah
Hezbollah – Đảng của Chúa, là một tổ chức quân sự và chính trị của người Hồi gáo dòng Shiite ở Libăng. Tổ chức này do một nhóm giáo sĩ Hồi giáo thành lập năm 1982 sau khi Israel xâm chiếm Libăng.
Khi ra đời, tổ chức này gắn liền với đội quân 2000 người thuộc lực lượng Cách mạng Iran, đóng quân ở thung lũng Bekaa của Libăng – đội quân đã được điều đến Libăng để hỗ trợ lực lượng kháng chiến chống lại Israel.
Hezbollah được thành lập chủ yếu để chống lại sự chiếm đóng của Israel.
Tổ chức này cũng mong muốn biến đổi nhà nước đa sắc tộc Libăng thành một nhà nước Hồi giáo kiểu Iran, tuy nhiên ý tưởng này sau đó đã bị hủy bỏ nhằm ủng hộ chủ trương cởi mở hơn, chủ trương mà đã tồn tại đến ngày nay.
Tuyên ngôn của Hezbollah kêu gọi phá hủy nhà nước Israel. Tổ chức này coi lãnh thổ Palestine là vùng đất của người Hồi giáo bị chiếm đóng và cho rằng Israel không có quyền tồn tại.
Từ lâu Hezbollah đã được Iran hỗ trợ bằng việc cung cấp vũ khí và tiền bạc. Hezbollah cũng thực thi chiến thuật bắt giữ người phương Tây làm con tin.
Năm 1983, các tay súng – những người gia nhập hàng ngũ Hezbollah, đã thực hiện một cuộc đánh bom tự sát làm 241 lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng ở thủ đô Beirut.
Hezbollah luôn tìm cách thúc đẩy lối sống Hồi giáo. Khi mới thành lập, các thủ lĩnh Hezbollah đã áp đặt bộ luật ứng xử hà khắc của đạo Hồi tại các thị trấn và làng xã ở miền nam Libăng- một biện pháp không được đa số người dân khu vực này ủng hộ.
Tuy nhiên, tổ chức này nhấn mạnh rằng quan điểm Hồi giáo của họ không nên được hiểu là nhằm áp đặt một xã hội Hồi giáo lên những người dân Libăng.
Tổ chức này nổi lên với sự giúp đỡ tài chính của Iran vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và bắt đầu cuộc đấu tranh nhằm đánh đuổi quân Israel ra khỏi Libăng.
Hezbollah xuất hiện như một lực lượng phản kháng của Libăng và khu vực này. Tháng 5-2000, mục đích này đã đạt được, phần lớn nhờ vào sự thành công của cánh vũ trang của tổ chức này, Lực lượng kháng chiến Hồi giáo.
Tổ chức Hezbollah, đại diện người Hồi giáo dòng Shiite của Libăng – cộng đồng độc lập lớn nhất của đất nước này đã số đông người Libăng tôn trọng.
Hiện nay, tổ chức này có đại diện trong Quốc hội Libăng và đã tạo dựng được uy tín và ảnh hưởng rộng rãi bằng việc cung cấp các dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế. Tổ chức này cũng có một đài truyền hình có ảnh hưởng, mang tên al-Manar.
Tuy nhiên, tổ chức này vẫn có một lực lượng các tay súng từ chối giải giáp vũ khí, bất chấp nghị quyết 1559 của Liên hợp quốc thông qua năm 2004, kêu gọi các tay súng hạ vũ khí, và rút các lực lượng nước ngoài (khoảng 14.000 quân Syria) khỏi Libăng.
Khoảng năm 2000, sau khi Israel rút quân khỏi Libăng, Hezbollah chịu sức ép phải hợp nhất lực lượng của mình với quân đội Libăng và tập trung vào các hoạt động xã hội và chính trị.
Trong khi có được những kết quả về mặt chính trị, tổ chức này tiếp tục tự coi mình như là một lực lượng phản kháng, không chỉ của Libăng mà còn cho cả khu vực.
Lực lượng Hezbollah vẫn hoạt động mạnh ở biên giới giữa Libăng và Israel. Tình hình căng thẳng tập trung ở khu vực Shebaa Farms (Các trang trại Shebaa), mặc dù các cuộc xung đột với quân đội Israel vẫn xảy ra ở nơi khác.
Hezbollah, với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Libăng, nói rằng khu vực Shebaa Farms thuộc chủ quyền của người Libăng. Nhưng Israel, được Liên Hợp Quốc ủng hộ, lại nói rằng các trang trại này nằm trên phần lãnh thổ Syria và vì vậy nó là phần thuộc cao nguyên Golan, nơi mà Israel đã chiếm được từ năm 1967.
Một cái cớ khác, được Hezbollah viện dẫn cho những xung đột của tổ chức này, là các tù nhân Libăng vẫn tiếp tục bị giam giữ trong các trại giam của Israel.
Tổ chức Hezbollah trong thời gian dài được Syria ủng hộ và giúp Syria trong cuộc đối đầu với Israel.
Tuy nhiên, việc quân đội Syria phải rút khỏi Libăng vào năm ngoái – sau một loạt các cuộc biểu tình lớn chống Syria sau khi cựu Thủ tướng Libăng Rafik Hariri bị sát hại, đã làm thay đổi cán cân quyền lực.
Hezbollah đã trở thành lực lượng quân sự mạnh nhất ở Libăng và đã gia tăng ảnh hưởng chính trị, có được một ghế trong nội các Libăng.
Các nhà phân tích cho rằng Hezbollah đã áp dụng một chính sách thận trọng kể từ khi ông Hariri bị ám sát hôm 14-2-2005 – một hành động mà có dư luận cho là do Syria gây ra, nhưng Syria đã kiên quyết bác bỏ.
Các thủ lĩnh Hezbollah đã tiếp tục tuyên bố ủng hộ Syria nhưng không chỉ chích phe đối lập ở Libăng. Họ cũng nhấn mạnh sự đoàn kết của người dân Libăng bằng cách lên tiếng chống lại “sự can thiệp của phương Tây” vào đất nước này.
Hezbollah tuyên bố tấn công tên lửa vào Israel
Hezbollah tuyên bố đã phóng “tên lửa dẫn đường chính xác” vào lãnh thổ Israel để đáp trả các cuộc tấn công khiến ba thành viên của họ thiệt mạng.
Quân đội Israel trước đó cho biết một tiền đồn của họ gần thị trấn Arab al-Aramshe, miền bắc đất nước, bị tấn công bằng hỏa lực chống tăng, nhưng không nói rõ thương vong.
Quân đội Israel sau đó nã pháo vào các thị trấn miền nam Lebanon để đáp trả. Cư dân Rmeish cho biết đạn pháo của Israel rơi xuống xung quanh thị trấn. Một nguồn tin an ninh nói với Reuters rằng đạn pháo của Israel đang nhắm vào vị trí khai hỏa tên lửa của Hezbollah gần làng Dhayra ở miền nam nước này.
“Khu vực lân cận Dhayra đang bị pháo binh địch bắn phá, trong khi làng Yarin bị tập kích bằng đạn phốt pho”, hãng thông tấn Lebanon đưa tin.
Hezbollah hôm 8/10/2023 đáp lại lời hiệu triệu khi bắn đạn cối vào ba cứ điểm trong vùng Shebaa do quân đội Israel kiểm soát, tuyên bố vụ tập kích nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Palestine. Quân đội Israel pháo kích miền nam Lebanon để đáp trả, sau đó triển khai máy bay không người lái để vô hiệu hóa một cứ điểm của Hezbollah trong vùng Shebaa.
Lebanon và Israel là các quốc gia thù địch và căng thẳng giữa hai bên gia tăng sau vụ tấn công của Hamas. Hezbollah ngày 9/10 cho biết ba thành viên của nhóm đã chết trong cuộc không kích của Israel ở miền nam Lebanon.
Mỹ cảnh báo Hezbollah rằng việc mở “mặt trận thứ hai” chống lại Israel khi nước này đối phó Hamas sẽ là “quyết định sai lầm” và khẳng định Mỹ cam kết hỗ trợ Israel phòng thủ.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hezbollah là ai. Mọi thông tin trong bài viết Hezbollah là ai? Hezbollah tuyên bố tấn công tên lửa vào Israel đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp