Kết bài mở rộng là gì? Kết bài không mở rộng là gì?
Mời các em theo dõi nội dung bài học về Kết bài mở rộng là gì? Kết bài không mở rộng là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Kết bài mở rộng là gì?
Khái niệm của kết bài mở rộng
Kết bài mở rộng là mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả. Đây là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm, cái nhìn tổng quát của người viết mở rộng nâng cao ý nghĩa vấn đề được nói tới trong bài. Kiểu kết bài này mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đối tượng được miêu tả. Kết bài mở rộng dựa trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết sẽ đưa ra những ý kiến phản đề hoặc mở rộng, nâng cao vấn đề trong bài văn của mình.
Đặc điểm của kết bài mở rộng
– Đây là phần quan trọng cuối cùng của bài viết, nó có thể để lại ấn tượng khó phai với người đọc hoặc người nghe, vì vậy kết bài mở rộng cần cung cấp một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về chủ đề, cũng như thể hiện quan điểm của tác giả hoặc người phát biểu.
Bạn đang xem: Kết bài mở rộng là gì? Kết bài không mở rộng là gì?
– Trong kết bài mở rộng, tác giả có thể tóm tắt các điểm chính đã đề cập trong bài viết, đưa ra các ý kiến cuối cùng hoặc mời người đọc hoặc người nghe để suy nghĩ và đưa ra quan điểm của riêng họ về chủ đề.
– Kết bài mở rộng cần nêu được ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận sâu sắc, mở rộng về vấn đề.
Ví dụ của kết bài mở rộng
+ Ví dụ: Tả cái cặp sách
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.
+ Ví dụ: Tả cái thước kẻ của em.
Em luôn luôn giữ gìn cây thước cẩn thận mồi khi dùng xong vì cây thước góp phần giúp em tiến bộ trong học tập đặc biệt là môn toán hình. Và bản thân em cũng đã coi nó như vật quan trọng nhất của mình.
+ Ví dụ: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”.
Cách viết kết bài mở rộng
1. Tả con sông quê em
– Kết bài không mở rộng
Em rất yêu thích dòng sông quê em. Em sẽ cố gắng giữ gìn để dòng sông luôn trong sạch và tươi mát.
– Kết bài kiểu mở rộng
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của em. Em yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương, đất nước.
2. Kết bài Tả người thân
– Kết bài không mở rộng
Em rất yêu quý Hằng, em mong rằng chúng em sẽ luôn ở bên cạnh giúp đỡ nhau như thế cho đến tận mãi về sau.
– Kết bài mở rộng
Khi đã có em gái tuy rằng em không còn được chiều chuộng như trước nhưng em lại càng thấy vui hơn khi mình đã được làm chị, khi có một cô em gái dễ thươngvà đáng yêu như Hằng. Em luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng trở thành một người chị tốt, là một tấm gương sáng để cho em gái có thể noi theo.
– Kết bài không mở rộng
Em rất yêu quý anh trai em. Em chỉ mong chúng em sẽ mãi mãi thân thiết như bây giờ. Anh quả thực là một tấm gương sáng cho em để em học tập và noi theo. Em quý anh nhiều lắm!
– Kết bài mở rộng
Anh trai em cần cù học tập và là tấm gương tốt để em noi theo. Trong bao nhiêu thăng trầm của gia đình, sự siêng năng học tập của anh chính là niềm an ủi của ba mẹ em. Anh thường tâm sự với em: “Bất cứ giá nào, anh phải đạt được ý nguyện: tốt nghiệp ra trường với bằng luật sư giỏi.” Lời anh nói cũng chính là lời khuyên nhủ em học tập. Em hứa sẽ noi gương anh học tập giỏi, chuyên cần.
3. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
– Kết bài không mở rộng
Em rất yêu quý chú Xuân Bắc. Cảm ơn chú và những người nghệ sĩ hài đã luôn mang lại cho mọi người những tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Mong rằng chú sẽ có nhiều hơn nữa những tiểu phẩm hay để cống hiến cho sân khấu và những người hâm mộ.
– Kết bài mở rộng
Những tiếng cười giải trí trên sân khấu còn ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Qua những tiểu phẩm hài của chú Xuân Bắc đóng, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp em học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế. Em thầm cảm ơn những đóng góp của chú đối với nghệ thuật sân khấu và mong muốn chú sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay hơn nữa để cống hiến tới khán giả.
Trả lời:
Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện hoặc cảm nghĩ về vấn đề đang viết mà không bình luận gì thêm.
Ví dụ: Kết bài không mở rộng tả người bạn của em
– Mai Anh là người bạn thân nhất và giúp đỡ em rất nhiều. Em hi vọng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
– Em rất yêu quý Hằng. Mong rằng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
– Vân Anh là một người bạn tốt. Em cần học tập ở bạn những đức tính như giúp đỡ bạn bè, lễ phép với người lớn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài văn có kết bài mở rộng
Ví dụ: Tả cây bưởi trong vườn nhà em
Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.
Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.
Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.
Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.
Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.
Kết bài không mở rộng là gì?
Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện hoặc cảm nghĩ về vấn đề đang viết mà không bình luận gì thêm.
Ví dụ: Kết bài không mở rộng tả người bạn của em
– Mai Anh là người bạn thân nhất và giúp đỡ em rất nhiều. Em hi vọng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
– Em rất yêu quý Hằng. Mong rằng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
– Vân Anh là một người bạn tốt. Em cần học tập ở bạn những đức tính như giúp đỡ bạn bè, lễ phép với người lớn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
So sánh cách viết kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng
– Kết bài theo kiểu không mở rộng: Nêu nhận xét, khái quát chung về nội dung, ý nghĩa hoặc nói lên tình cảm của em với đối tượng được tả trong bài viết.
– Kết bài mở rộng: Từ quan điểm chính của bài viết, người viết liên tưởng, vận dụng, đưa ra những ý kiến mở rộng, suy rộng ra các vấn đề khác.
***
Trên đây là nội dung bài học Kết bài mở rộng là gì? Kết bài không mở rộng là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập