Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 11 Kết nối tri thức: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

A/ Câu hỏi đầu bài

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 11 Kết nối tri thức: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông | Giải KHTN 7

Mở đầu trang 56 Bài 11 Khoa học tự nhiên 7: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?

Lời giải:

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định giao thông như: chở hàng quá trọng tải của phương tiện, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, lạng lách, đánh võng ….

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Yêu cầu

Giải KHTN 7 trang 56

Yêu cầu trang 56 Khoa học tự nhiên 7: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, video để trình bày và thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Lời giải:

Một số biển báo trong an toàn giao thông:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Camera giám sát hoạt động của các phương tiện xe:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Một số hậu quả của tốc độ trong an toàn giao thông gây ra các tai nạn gây thương vong.

Tài liệu THCS Bình Chánh

III. Thảo luận

Giải KHTN 7 trang 58

Câu hỏi 1 trang 58 Khoa học tự nhiên 7: Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (Xem Hình 11.1).

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau vì với các phương tiện giao thông khác nhau sẽ có khối lượng xe khác nhau, các bánh xe được lắp đặt khác nhau dẫn đến quán tính khác nhau và lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường khác nhau. Hơn nữa, ở các cung đường khác nhau cũng sẽ gây ra lực ma sát khác nhau nên khoảng cách an toàn sẽ khác nhau.

Tốc độ tối đa của các phương tiện tham gia giao thông từ nhỏ đến lớn là:

+ Xe máy, ô tô có tốc độ tối đa là 50 km/h.

+ Xe mô tô phân khối lớn, xe chuyên dụng, xe buýt có tốc độ tối đa là 60 km/h.

+ Xe tải lớn hơn hoặc bằng 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi lớn hơn hoặc bằng 30 người có tốc độ tối đa là 70 km/h.

+ Xe tải nhỏ hơn 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi nhỏ hơn 30 người có tốc độ tối đa là 80 km/h.

Mỗi phương tiện khác nhau có trọng tải khác nhau được nhà nước giới hạn tốc độ khác nhau vì ngày nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Giải KHTN 7 trang 59

Câu hỏi 2 trang 59 Khoa học tự nhiên 7: Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Dựa vào Hình 11.2, ta thấy rằng phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, tốc độ tối đa khi không có mưa là 120 km/h, tốc độ tối đa khi có mưa phải giảm tốc độ xuống còn 100 km/h.

Sự khác biệt này là do khi trời mưa, đường trơn, ma sát giữa mặt đường và bánh xe giảm nên nếu đi quá nhanh thì sẽ dẫn đến xe không thể dừng gấp được và xảy ra tai nạn giao thông nếu không đủ khoảng cách an toàn.

Câu hỏi 3 trang 59 Khoa học tự nhiên 7: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.

Từ công thức tính tốc độ:

v=stt=sv

Khi quãng đường s không đổi, từ biểu thức tính thời gian ta có t tỉ lệ nghịch với v, v càng lớn thì t càng nhỏ.

=> Tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

Câu hỏi 4 trang 59 Khoa học tự nhiên 7: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

Lời giải:

Trên đường cao tốc thường có các biển báo khoảng cách giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

Đổi: 68km/h=1709m/s

Áp dụng quy tắc 3 giây ta có thể ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h là:

s=v.t=1709.356,67m

Vậy khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h là 56,67m.

Câu hỏi 5 trang 59 Khoa học tự nhiên 7: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

– Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

– Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.

Lời giải:

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông, người dân phải hiểu biết về luật giao thông như: làn đường, tốc độ chạy ở khu dân cư, tốc độ trên đường cao tốc…. Có một số người dân có hiểu biết về luật giao thông nhưng chưa có ý thức tôn trọng về quy định an toàn giao thông dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Vậy hai yếu tố trên có tầm quan trọng rất lớn đối với đảm bảo an toàn giao thông.

Em có thể trang 59 Khoa học tự nhiên 7: Tham gia thảo luận được về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Lời giải:

Dựa vào nội dung bài học, mỗi phương tiện xe có giới hạn tốc độ khác nhau trên những cung đường khác nhau. Nếu vượt quá giới hạn đó trong thời điểm xảy ra sự cố gấp, phương tiện sẽ không kịp phanh và dẫn tới tai nạn giao thông.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Đo tốc độ

Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian

Bài 12: Sóng âm

Bài 13: Độ cao và độ to của âm

Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

5/5 - (5 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button