Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Câu 1

Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:

M: – Từ cùng nghĩa: can đảm

Bạn đang xem: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

     – Từ trái nghĩa: hèn nhát

Hướng dẫn giải:

Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm

Lời giải:

Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,

Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,…

Câu 2

Đặt câu với một trong các từ tìm được:

Hướng dẫn giải:

Con đặt câu sao cho phù hợp về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.

Lời giải:

Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.

Câu 3

Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

– ……. bênh vực lẽ phải

– Khí thế …..

– Hi sinh ….

Hướng dẫn giải:

– Anh dũng: dũng cảm quên mình

– Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.

– Dũng mãnh: Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường.

Lời giải:

–    Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

–    Khí thế dũng mãnh.

–    Hi sinh anh dũng.

Câu 4

Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Hướng dẫn giải:

– Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

– Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

– Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

– Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

– Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

– Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải:

Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:

–    Vào sinh ra tử.

–    Gan vàng dạ sắt.

Câu 5

Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4

Hướng dẫn giải:

– Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

– Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

– Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

– Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

– Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

– Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải:

Bác Long và bác An là hai chiến hữu từng vào sinh ra tử với nhau.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button