Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Cánh DiềuLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 12 Cánh diều: Ánh sáng, tia sáng | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 12 Cánh diều: Ánh sáng, tia sáng | Giải KHTN 7

Mở đầu trang 65 Bài 12 KHTN lớp 7: Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời trong 2 giờ nhiều hơn toàn bộ lượng năng lượng mà con người tiêu thụ trong một năm.

Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?

Trả lời:

Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

I. Năng lượng ánh sáng

Luyện tập 1 trang 65 KHTN lớp 7: Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế.

a. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng.

b. Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

 Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế

Trả lời:

a. Phương án và tiến hành thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

– Đặt tờ bìa màu đen bên dưới đèn sợi đốt đã bật.

– Sử dụng kính lúp đặt giữa đèn sợi đốt và tờ bìa màu đen để hội tụ ánh sáng của bóng đèn vào một điểm trên tờ bìa. 

– Kiểm tra và đưa chất lỏng trong nhiệt kế về vị trí thấp nhất. Sau đó, đặt bầu nhiệt kế trên điểm sáng trên tờ bìa và theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ trong một khoảng thời gian. 

b. Trong thí nghiệm trên và thí nghiệm hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu hỏi 1 trang 65 KHTN lớp 7: Hãy nêu ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

Trả lời:

– Nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa, đèn pin …

Mua đèn pin loại nào tốt nhất giữa Xiaomi, Ultrafire và Supfire

– Vật sáng: cây cối, sách vở, bàn ghế … 

Vì sao người Việt vẫn ngại đọc sách? - Giáo dục Việt Nam

II. Tia sáng

Luyện tập 2 trang 66 KHTN lớp 7: Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.

Trả lời:

Sử dụng mảnh bìa có đục lỗ nhỏ che lấy đèn pin đang được chiếu sáng. Ánh sáng đi qua lỗ nhỏ chính là mô hình của tia sáng.

Luyện tập 3 trang 67 KHTN lớp 7: Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy.

Trả lời:

Phương án thí nghiệm: Đục 2 lỗ nhỏ ở tấm bìa rồi đặt lên bóng đèn sao cho chỉ có ánh sáng từ hai lỗ nhỏ phát ra. Điều chỉnh pha đèn sao cho thu được chùm ánh sáng như mong muốn trên mặt giấy trắng.

Tiến hành thí nghiệm:

+ Tạo chùm song song: Điều chỉnh đèn sao cho thu được chùm tia sáng phát ra từ 2 lỗ là chùm sáng song song là là trên bề mặt tờ giấy.

+ Tạo chùm hội tụ: Điều chỉnh đèn sao cho thu được chùm tia sáng phát ra từ 2 lỗ là chùm sáng hội tụ là là trên bề mặt tờ giấy.

+ Tạo chùm phân kì: Điều chỉnh đèn sao cho thu được chùm tia sáng phát ra từ 2 lỗ là chùm sáng phân kì là là trên bề mặt tờ giấy.

III. Bóng tối, bóng nửa tối

Vận dụng trang 68 KHTN lớp 7:

Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt Trăng tạo ra (hình 12.9a). Khi đó, ở một số vị trí trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.

Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt Trăng đi vào vùng tối do Trái Đất tạo ra (hình 12.9b). Khi đó, ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

a. Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này.

b. Sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng có kích thước phù hợp thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu 1.

 Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt Trăng tạo ra

Trả lời:

a.

– Ở hình a, một phần bóng của Mặt Trăng lên Trái Đất sẽ là vùng tối.

– Còn ở hình b, toàn bộ Mặt Trăng sẽ nằm trong vùng tối.

b. Sau khi sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng có kích thước phù hợp thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, ta nhận được kết quả đúng với kết quả của câu 1.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Bài tập Chủ đề 6

Bài 14: Nam châm

Bài 15: Từ trường

Bài 16: Từ trường Trái Đất

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button