Địa lí 7 Cánh DiềuHọc TậpLớp 7

Địa lí 7 Bài 8 Cánh diều: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á| Soạn Địa 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á

Bạn đang xem: Địa lí 7 Bài 8 Cánh diều: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á| Soạn Địa 7

Lựa chọn và tìm hiểu về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,…

1. Khái quát chung

Câu hỏi trang 111 Địa lí lớp 7: Tìm hiểu khái quá chung: vị trí địa lí, diện tích, tên thủ đô, tổng số dân,…

Trả lời:

– Vị trí địa lý: Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.

– Diện tích: 377.972,75 km2 (Đứng vị trí 61 trên tổng 197 quốc gia trên thế giới).

– Thủ đô: Tô-ky-ô

– Dân số: 126.740.000 người (2017).

2. Đặc điểm kinh tế

Câu hỏi trang 111 Địa lí  lớp 7: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế

– Một số chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP/người.

– Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 2021 dự kiến sẽ đạt 41.090 USD/người nếu nền kinh tế Nhật Bản vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

Yêu cầu số 2: Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng của Nhật Bản.

* Công nghiệp

– Chiếm 30,1%GDP cả nước.

– Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

– Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.

+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử

+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.

+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…

– Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu  ở  ven bờ Thái Bình Dương.

* Dịch vụ

– Chiếm 68,7 %GDP.

– Cơ cấu ngành:

+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.

+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng.

+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

* Nông nghiệp

– Chiếm 1,1% GDP, có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

– Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

– Cơ cấu cây trồng vật nuôi:

+ Lúa gạo là cây trồng chính. Hiện nay diện tích đang có xu hướng giảm  lúa giảm.

+ Chè, thuốc lá, dâu tằm là những loại cây trồng phổ biến.

+ Các vật nuôi: bò, lợn, gà được nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

– Ngư nghiệp:

+ Đánh bắt: Là ngành kinh tế quan trọng. Sản lượng hằng năm lớn. Một số loại: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.

+ Nuôi trồng: được chú trọng phát triển. Một số loại: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,…

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi

Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 7 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button