Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 Cánh diều: Quang hợp ở thực vật | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật
Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 Cánh diều: Quang hợp ở thực vật | Giải KHTN 7
Mở đầu trang 90 Bài 18 KHTN lớp 7: Quan sát hình 18.1, cho biết thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ từ những nguyên liệu nào. Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào?
Trả lời:
– Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu: ánh sáng, carbon dioxide, nước và chất khoáng.
– Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình quang hợp. Quang hợp chính là quá trình thực vật thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chứa chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
I. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
Câu hỏi 1 trang 91 KHTN lớp 7: Quan sát hình 18.2, cho biết các bộ phận của lá cây và chức năng của các bộ phận đó trong quá trình quang hợp.
Trả lời:
Các bộ phận của lá cây và chức năng của chúng trong quá trình quang hợp:
– Phiến lá: dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
– Lục lạp (ở lớp tế bào giữa lá): chứa diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.
– Gân lá: chứa mạch dẫn giúp vận chuyển nước cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ là sản phẩm cho quá trình quang hợp từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
– Khí khổng (phân bố trên bề mặt lá): có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí (cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 được tạo ra do quá trình quang hợp) và thoát hơi nước.
Luyện tập 1 trang 91 KHTN lớp 7: Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp.
Trả lời:
Lá cây đã có cấu tạo thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
– Phiến lá có dạng bản dẹt, mỏng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
– Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời để cho khí O2 là sản phẩm của quá trình quang hợp khuếch tán ra khỏi lá.
– Tế bào ở lớp giữa của lá chứa nhiều diệp lục để trực tiếp hấp thụ được năng lượng của các tia sáng chiếu lên lá.
– Hệ gân lá phát triển, chứa các mạch gỗ (con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp) và mạch rây (con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá).
Vận dụng 1 trang 91 KHTN lớp 7: Theo em, những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì có thể quang hợp được không? Vì sao?
Trả lời:
– Cây có lá tiêu biến như cây xương rồng thì vẫn có thể quang hợp được.
– Giải thích: Ở những cây này, thân hoặc cành sẽ có lục lạp (biểu hiện là thân hoặc cành có màu xanh) nên thân hoặc cành sẽ thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.
II. Quá trình quang hợp
Câu hỏi 2 trang 91 KHTN lớp 7: Cho biết các chất tham gia và sản phẩm tạo thành trong quang hợp ở thực vật.
Trả lời:
– Chất tham gia quá trình quang hợp: Carbon dioxide (CO2), nước (H2O).
– Sản phẩm của quá trình quang hợp: Chất hữu cơ (ví dụ đường glucose), oxygen (O2).
Vận dụng 2 trang 91 KHTN lớp 7: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?
Trả lời:
Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất:
– Tạo ra thức ăn cho các sinh vật duy trì sự sống: Quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ (đường, tinh bột) từ các chất vô cơ (CO2, nước). Chất hữu cơ này được cơ thể quang hợp tích lũy và sử dụng đồng thời khi sinh vật khác ăn thực vật thì các chất hữu cơ này sẽ trở thành nguyên liệu cung cấp cho quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở những sinh vật đó.
– Tạo ra oxygen cung cấp cho các hoạt động sống: Quang hợp hấp thu CO2 và thải ra O2 giúp cân bằng hàm lượng hai khí này trong không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật khác tiến hành hô hấp, duy trì sự sống.
→ Như vậy, có thể nói quang hợp chính là điều kiện cần để duy trì sự sống trên Trái Đất.
Vận dụng 3 trang 91 KHTN lớp 7: Những sinh vật nào có thể quang hợp?
Trả lời:
Những sinh vật có sắc tố hấp thu được năng lượng ánh sáng Mặt Trời (diệp lục) sẽ có khả năng quang hợp. Những sinh vật có thể quang hợp gồm: đa số các loài thực vật, tảo và một số loài vi khuẩn như vi khuẩn lam,…
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp
Câu hỏi 3 trang 92 KHTN lớp 7: Quan sát hình 18.3, mô tả mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp ở lá cây.
Trả lời:
– Biểu hiện của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp:
+ Biểu hiện của quá trình trao đổi chất: Tế bào lấy khí carbon dioxide và nước từ môi trường. Khí carbon dioxide và nước được biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và oxygen. Khí oxygen được thải ra ngoài môi trường.
+ Biểu hiện của quá trình chuyển hóa năng lượng: Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng Mặt Trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ.
– Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp: Quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ → Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
Câu hỏi 4 trang 92 KHTN lớp 7: Viết sơ đồ dạng chữ thể hiện mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào lá cây.
Trả lời:
Sơ đồ dạng chữ thể hiện mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào lá cây:
Luyện tập 2 trang 92 KHTN lớp 7: Cho các cụm từ: năng lượng ánh sáng, năng lượng hoá học. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm trên thay cho các dấu hỏi (?) trong bảng 18.1.
Trả lời:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh
Bài 21: Hô hấp tế bào
Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Quang hợp ở thực vật
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu Cánh diều: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Cánh diều: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Cánh diều: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Cánh diều: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 1, 2 trang 26, 27 | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Cánh diều: Phân tử, đơn chất, hợp chất | Giải KHTN 7