Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 9 Kết nối tri thức: Đo tốc độ | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đo tốc độ

A/ Câu hỏi đầu bài

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 9 Kết nối tri thức: Đo tốc độ | Giải KHTN 7

Mở đầu trang 49 Bài 9 Khoa học tự nhiên 7: Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao?

Lời giải:

Tài liệu THCS Bình Chánh

– Để xác định tốc độ chuyển động, người ta phải đo 2 đại lượng:

+ Quãng đường vật chuyển động.

+ Thời gian đi quãng đường đó.

– Những dụng cụ cần để đo:

+ Quãng đượng vật chuyển động: Thước đo độ dài.

+ Thời gian đi quãng đường đó: Đồng hồ bấm giây.

Các dụng cụ này chi phí rẻ, sẵn có và dễ sử dụng.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

Giải KHTN 7 trang 49

Câu hỏi 1 trang 49 Khoa học tự nhiên 7: Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ ở trên?

Lời giải:

+ Mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m của các em trong môn Giáo dục thể chất:

Bước 1: Đo khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc là 60m, kẻ vạch xuất phát và vạch kết thúc.

Bước 2: Các học sinh sẽ đứng ở điểm xuất phát. Giáo viên hô xuất phát và bấm đồng hồ bấm giây.

Bước 3: Khi học sinh chạy đến vạch đích, giáo viên bấm dừng đồng hồ bấm giây và xem kết quả đo thời gian.

+ Cách tiến hành này có điểm giống và khác với cách đo trên là:

Giống nhau: Hai cách đều xác định quãng đường trước và đo thời gian sau.

Khác nhau: Cách đo ở trên sẽ đo 3 lần rồi tính kết quả trung bình của 3 lần đo, cách đo này lấy kết quả của một lần đo.

Giải KHTN 7 trang 50

Hoạt động 1 trang 50 Khoa học tự nhiên 7: Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ:

Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm.

Tài liệu THCS Bình Chánh

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu Bảng 9.1.

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Tính giá trị trung bình của s: s=s1+s2+s33 và của t: t=t1+t2+t33 từ đó xác định tốc độ v=st.

(5) Nhận xét kết quả đo: ………………………………………………………..

Lời giải:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Giá trị trung bình của s:

s=s1+s2+s33=60+60+603=60cm

Giá trị trung bình của t:

t=t1+t2+t33=1,8+1,7+1,831,77s

Tốc độ của vật:

Đổi 60cm = 0,6m

v=st=0,61,77=0,34 m/s

(5) Nhận xét kết quả đo:

+ Thời gian trung bình để vật đi quãng đường 60 cm là 1,77 s.

+ Tốc độ của vật là 0,34 m/s.

Kết quả thu được là các giá trị trung bình nên có độ tin cậy cao.

II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Giải KHTN 7 trang 51

Hoạt động 1 trang 51 Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ hiện số:

Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s.

Bước 2: Đo quãng đường vật dịch chuyển từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).

Bước 3: Bấm nút ở nam châm điện để viên bi sắt bắt đầu chuyển động.

Bước 4: Đọc số chỉ thời gian hiện trên đồng hồ từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi với công thức: v=st.

Hoạt động 2 trang 51 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bi.

Lời giải:

Học sinh thực hành thí nghiệm lấy số liệu s, t và tính tốc độ của viên bi sắt theo công thức.

III. Thiết bị bắn tốc độ

Giải KHTN 7 trang 52

Câu hỏi 1 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Camera của thiết bị bắn tốc độ ở Hình 9.4 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s.

a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?

b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

a, Tốc độ của ô tô là:

v=st=50,35=1007m/s=1007.3,6km/h51,43km/h

b, Ta có 51,43 km/h < 60 km/h

Vậy tốc độ của ô tô không vượt quá tốc độ giới hạn của cung đường.

Em có thể 1 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Đo được tốc độ bằng cách dùng đồng hồ bấm giây.

Lời giải:

Có thể đo được tốc độ bằng cách dùng đồng hồ bấm giây như sau:

Cố định quãng đường chuyển động của vật, sau đó dùng đồng hồ bấm giây tính thời gian vật đi hết quãng đường đó. Vật nào có thời gian đi càng ít thì tốc độ của vật càng lớn và ngược lại.

Em có thể 2 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng được thước, đồng hồ bấm giây để xác định tốc độ chạy cự li ngắn 60 m của mỗi thành viên trong tổ mình.

Lời giải:

Cách tiến hành:

+ Đánh dấu vạch xuất phát và kết thúc.

+ Lớp trưởng hô chạy và bắt đầu bấm đồng hồ bấm giây. Khi tới vạch kết thúc, lớp trưởng bấm dừng đồng hồ bấm giây và đọc thời gian chạy.

+ Từ công thức: v=st 

Tổ trưởng tính tốc độ chạy của mỗi thành viên trong tổ theo công thức đã biết.

Em có thể 3 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được sơ lược nguyên tắc làm việc của thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản.

Lời giải:

Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên đường, cách nhau một khoảng từ 5m đến 10m tùy theo cung đường.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian

Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Bài 12: Sóng âm

Bài 13: Độ cao và độ to của âm

Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button