Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Cánh DiềuLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 3 trang 46 | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 3

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 3 trang 46 | Giải KHTN 7

Câu hỏi 1 trang 46 KHTN lớp 7:

a) Nêu ý nghĩa của công thức hóa học.

b) Mỗi công thức hóa học sau đây cho biết những thông tin gì?

Na2CO3, O2, H2SO4, KNO3

Trả lời:

a) Công thức hóa học của một chất cho biết một số thông tin:

– Nguyên tố tạo ra chất.

– Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.

– Khối lượng phân tử của chất.

b) 

– Công thức hóa học Na2COcho biết:

+ Na2COđược tạo thành từ các nguyên tố Na, C, O.

+ Trong một phân tử Na2COcó 2 nguyên tử Na, 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O.

+ Khối lượng phân tử của Na2COlà: 

2 × 23 amu + 1 × 12 amu + 3 × 16 amu = 106 amu.

– Công thức hóa học Ocho biết:

+ Ođược tạo thành từ nguyên tố O.

+ Trong một phân tử Ocó 2 nguyên tử O.

+ Khối lượng phân tử của Olà: 

2 × 16 amu = 32 amu.

– Công thức hóa học H2SO4 cho biết:

+ H2SOđược tạo thành từ các nguyên tố H, S, O.

+ Trong một phân tử H2SOcó 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O.

+ Khối lượng phân tử của H2SOlà: 

2 × 1 amu + 1 × 32 amu + 4 × 16 amu = 98 amu

– Công thức hóa học KNO3 cho biết:

+ KNOđược tạo thành từ các nguyên tố K, N, O.

+ Trong một phân tử KNOcó 1 nguyên tử K, 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử O.

+ Khối lượng phân tử của KNOlà: 

1 × 39 amu + 1 × 14 amu + 3 × 16 amu = 101 amu

Câu hỏi 2 trang 46 KHTN lớp 7: Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất sau:

a) Calcium oxide (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O.

b) Hydrogen sulfide, biết trong phân tử có 2 H và 1 S.

c) Sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O.

Trả lời:

a) Calcium oxide (vôi sống): CaO

Khối lượng phân tử CaO là:

1 × 40 amu + 1 × 16 amu = 56 amu

b) Hydrogen sulfide: H2S

Khối lượng phân tử H2S là:

2 × 1 amu + 1 × 32 amu = 34 amu

c) Sodium sulfate: Na2SO4

Khối lượng phân tử Na2SO4 là:

2 × 23 amu + 1 × 32 amu + 4 × 16 amu = 142 amu

Câu hỏi 3 trang 46 KHTN lớp 7: Cho công thức hóa học của một số chất như sau:

(1) F2

(2) LiCl

(3) Cl2

(4) MgO

(5) HCl

Trong các công thức trên, công thức nào là của đơn chất, công thức nào là của hợp chất?

Trả lời:

Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học.

⇒ Đơn chất: F2, Cl2

Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.

⇒ Hợp chất: LiCl, MgO, HCl

Câu hỏi 4 trang 46 KHTN lớp 7: Một số chất có công thức hóa học như sau: BaSO4, Cu(OH)2, Zn3(PO4)2

Dựa vào bảng 6.2, tính hóa trị của các nguyên tố Ba, Cu, Zn trong các hợp chất trên.

Trả lời:

+ Xét hợp chất: BaSO4 

Nhóm SO4 hóa trị II.

Đặt hóa trị của Ba là x

Theo quy tắc hóa trị ta có:

x × 1 = II × 1 ⇒ x = II

Vậy Ba hóa trị II trong hợp chất BaSO4.

+ Xét hợp chất: Cu(OH)2 

Nhóm OH hóa trị I.

Đặt hóa trị của Cu là y

Theo quy tắc hóa trị ta có: 

y × 1 = I × 2 ⇒ y = II

Vậy Cu hóa trị II trong hợp chất Cu(OH)2

+ Xét hợp chất: ZnSO4 

Nhóm SO4 hóa trị II

Đặt hóa trị của Zn là z

Theo quy tắc hóa trị ta có: 

z × 1 = II × 1 ⇒ z = 2

Vậy Zn hóa trị II trong hợp chất ZnSO4

Câu hỏi 5 trang 46 KHTN lớp 7: Hãy lập công thức hóa học của những chất tạo thành từ các nguyên tố

a) C và S

b) Mg và S

c) Al và Br

Biết hóa trị của các nguyên tố như sau:

Nguyên tố

C

S

Mg

Al

Br

Hóa trị

IV

II

II

III

I

Trả lời:

a) Đặt công thức hóa học của hợp chất là CxSy

Theo quy tắc hóa trị ta có: IV × x = II × y ⇒ xy=IIIV=12

Lấy x = 1 và y = 2

Vậy công thức hóa học của hợp chất là CS2

b) Đặt công thức hóa học của hợp chất là MgxSy

Theo quy tắc hóa trị ta có: II × x = II × y ⇒  xy=IIII=11

Lấy x = 1 và y = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là MgS

c) Đặt công thức hóa học của hợp chất là AlxBry

Theo quy tắc hóa trị ta có: III × x = I × y ⇒ xy=I𝕀=13

Lấy x = 1 và y = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là AlBr3

Câu hỏi 6 trang 46 KHTN lớp 7: Các hợp chất của calcium có nhiều ứng dụng trong đời sống:

+ CaSO4 là thành phần chính của thạch cao. Thạch cao được dùng để đúc tượng, sản xuất các vật liệu xây dựng, …

+ CaCO3 là thành phần chính của đá vôi. Đá vôi được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất xi măng.

+ CaCl2 được dùng để hút ẩm, chống đóng băng tuyết trên mặt đường ở xứ lạnh.

Hãy tính phần trăm khối lượng của calcium trong các hợp chất trên.

Trả lời:

+ CaSO4

Khối lượng của nguyên tố Ca trong CaSO4 là:

mCa = 1 × 40 amu = 40 amu

Khối lượng phân tử CaSOlà: 

= 1 × 40 amu + 1 × 32 amu + 4 × 16 amu = 136 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong CaSO4 là:

%mCa mCaMCaSO4×100%=40136×100%=29,41%

+ CaCO3

Khối lượng của nguyên tố Ca trong CaCO3 là:

mCa = 1 × 40 amu = 40 amu

Khối lượng phân tử CaCO3 là: 

= 1 × 40 amu + 1 × 12 amu + 3 × 16 amu = 100 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong CaCO3 là:

%mCa mCaMCaCO3×100%=40100×100%=40%

+ CaCl2

Khối lượng của nguyên tố Ca trong CaCl2 là:

mCa = 1 × 40 amu = 40 amu

Khối lượng phân tử CaCllà: 

= 1 × 40 amu + 2 × 35,5 amu = 111 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong CaCl2 là:

%mCa mCaMCaCl2×100%=40111×100%=36,036%

Câu hỏi 7 trang 46 KHTN lớp 7: Copper(II) sulfate có trong thành phần của một số thuốc diệt nấm, trừ sâu và diệt cỏ cho cây trồng. Copper(II) sulfate được tạo thành từ các nguyên tố Cu, S, O và có khối lượng phân tử là 160 amu. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố Cu, S và O trong copper(II) sulfate lần lượt là: 40%, 20%, 40%. Hãy xác định công thức hóa học của copper(II) sulfate.

Trả lời:

Đặt công thức hóa học của copper(II) sulfate là CuxSyOz 

Khối lượng của nguyên tố Cu trong một phân tử CuxSyOz là:

160×40100= 64 amu

Khối lượng của nguyên tố S trong một phân tử CuxSyOz là:

160×20100= 32 amu

Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử CuxSyOz là:

160×40100= 64 amu

Ta có:

64 amu × x = 64 amu ⇒ x = 1

32 amu × y = 32 amu ⇒ y = 1

16 amu × z = 64 amu ⇒ y = 4

Vậy công thức hóa học của copper(II) sulfate là CuSO4

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Bài tập Chủ đề 4

Bài 9: Sự truyền âm

Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button