Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 7 trang 86 | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 7
Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 7 trang 86 | Giải KHTN 7
Câu hỏi 1 trang 86 KHTN lớp 7: Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?
Trả lời:
Khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ vì các vật này có thể ảnh hưởng đến hướng của kim nam châm, từ đó dẫn tới kết quả tìm hướng địa lí không chính xác.
Câu hỏi 2 trang 86 KHTN lớp 7: Có dự đoán như sau: càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.
Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán đó.
Trả lời:
Dụng cụ: Hộp mica có thành và đáy nhựa trong, nam châm điện và mạt sắt.
Tiến hành:
– Rải đều mạt sắt lên mặt trên của đáy hộp. Đặt hộp lên trên nam châm điện rồi gõ nhẹ vào thành hộp.
– Quan sát từ phổ được tạo thành xung quanh nam châm điện, ta có thể thấy mạt sắt tập trung nhiều ở gần 2 cực của nam châm càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.
Câu hỏi 3 trang 86 KHTN lớp 7: Hình dưới là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông sẽ kêu liên tục cho đến khi thôi ấn. Tại sao?
Trả lời:
Khi ấn và giữ nút A, mạch điện kín, nam châm điện hoạt động sinh ra từ trường và hút thanh sắt. Điều này làm búa gõ liên tục vào chuông.
Đến khi thôi ấn nút A, mạch điện bị ngắt, nam châm điện không còn từ tính, thanh sắt không bị hút vào, khi đó búa sẽ không còn gõ vào chuông.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Bài 18: Quang hợp ở thực vật
Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh
Bài 21: Hô hấp tế bào
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu Cánh diều: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Cánh diều: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Cánh diều: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Cánh diều: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 1, 2 trang 26, 27 | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Cánh diều: Phân tử, đơn chất, hợp chất | Giải KHTN 7