KHTN 6 Bài 19 Chân trời sáng tạo: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào | Giải Khoa học tự nhiên 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải KHTN 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Giải KHTN 6 trang 92
Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 19 Chân trời sáng tạo: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào | Giải Khoa học tự nhiên 6
Mở đầu trang 92 KHTN 6: Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30 m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 µm (bằng khoảng 1/10000 kích thước đầu một cái ghim giấy). Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy?
Lời giải:
Có sự khác biệt về kích thước lớn là do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể của từng loài sinh vật:
– Cá voi xanh là cơ thể đa bào (cơ được cấu tạo từ rất nhiều tế bào). Các tế bào phân hóa tạo thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể cá voi xanh.
– Vi khuẩn E.coli là cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào). Tất cả hoạt động sống của vi khuẩn E.coli đều diễn ra trong một tế bào đó.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 92 KHTN 6: Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b.
Lời giải:
Đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình là đều có cấu tạo từ một tế bào với các thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, chất tế bao và nhân/vùng nhân → Trùng roi và vi khuẩn được gọi là cơ thể đơn bào.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 92 KHTN 6: Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?.
Lời giải:
Trong thực tế, ta không thể quan sát trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường vì kích thước của chúng quá nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy.
Luyện tập 1 trang 92 KHTN 6: Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên.
Lời giải:
Tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên: trùng roi xanh, trùng giày, trùng sốt rét, trùng biến hình, vi khuẩn lao, vi khuẩn lactic, tảo lục, tảo silic,…
Giải KHTN 6 trang 93
Câu hỏi thảo luận 2 trang 93 KHTN 6: Em hãy nêu điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?
Lời giải:
– Điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa các sinh vật trong các hình:
+ Cơ thể sinh vật ở hình 19.1 được cấu tạo từ một tế bào → Tất cả hoạt động sống của các cơ thể sinh vật đó đều được thực hiện trong một tế bào.
+ Cơ thể sinh vật ở hình 19.2 được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau như tế bào biểu bì lá, tế bào mạch dẫn thân, tế bào lông hút rễ,… → Các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể như tế bào biểu bì lá thực hiện chức năng bảo vệ lá, tế bào mạch dẫn thân thực hiện chức năng vận chuyển các chất, tế bào lông hút của rễ thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng,…
– Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Luyện tập 2 trang 93 KHTN 6: Xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Lời giải:
Cơ thể |
Số tế bào cấu tạo nên cơ thể |
Là cơ thể |
|
Đơn bào |
Đa bào |
||
Vi khuẩn E.coli |
Một tế bào |
✔ |
|
Cây bưởi |
Nhiều tế bào |
|
✔ |
Trùng roi |
Một tế bào |
✔ |
|
Con ếch |
Nhiều tế bào |
|
✔ |
Vận dụng trang 93 KHTN 6: Một số sinh vật không thể quan sát bằng mắt thường:
Lời giải:
Một số sinh vật không thể quan sát bằng mắt thường: vi khuẩn lactic, vi khuẩn etylic, trùng biến hình, trùng giày, tảo lục đơn bào…
Bài 1 trang 93 KHTN 6: Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:
– Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của hai hình
– Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình
Lời giải:
Bài 2 trang 93 KHTN 6: Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ. Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Lời giải:
– Cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột.
– Cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật
Bài 22: Phân loại thế giới sống
Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
Bài 24: Virus
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- KHTN 6 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Đo chiều dài | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Đo khối lượng | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Đo thời gian | Giải Khoa học tự nhiên 6