Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 37 Kết nối tri thức: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên

Câu hỏi trang 134 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 37 Kết nối tri thức: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Đáp án:

STT

Tên động vật quan sát được

Môi trường sống

Đặc điểm

1

Tôm

Dưới nước

Chân phân đốt, khớp động với nhau

2

Mèo

Trên cạn

Có lông mao bao phủ, có vú, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ

3

Chim bồ câu

Trên cạn

Có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh, đẻ trứng

4

Ếch đồng

Nơi ẩm ướt

Da ẩm ướt, hô hấp bằng da và phổi

5

Cá chép

Dưới nước

Có các đôi vây, hô bấp bằng mang

 

Câu hỏi trang 134 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

2. Trả lời câu hỏi:

a) Trong khu vực quan sát, nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.

b) Nêu tên các loài động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.

c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu sắc của môi trường hoặc có hình dạng giống với động vật nào đó trong môi trường (hình 37.2). Hãy kể tên các động vật giống với những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, đặc điểm này có lợi gì cho động vật?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Đáp án:

a)

– Nhóm động vật gặp nhiều nhất: côn trùng

– Nhóm động vật gặp ít nhất: ruột khoang

– Nhận xét các động vật quan sát được:

Tên động vật

Hình dạng

Kích thước

Cơ quan di chuyển

Cách di chuyển

Chim bồ câu

Thân hình thoi

Khoảng 500g

Cánh, chân

Bay và đi bộ

Châu chấu

Thân hình trụ

Khoảng 3 – 5g

Cánh, chân

Bay, bò, nhảy

Sâu

Thân hình trụ

Khoảng 1 – 2g

Cơ thể

b) Vai trò của các loại động vật đã quan sát:

– Có ích:

+ Chim bắt sâu hại cây

– Có hại:

– Sâu và châu chấu ăn lá cây

c) Tên các động vật có tính ngụy trang và đặc điểm của chúng:

Tên động vật

Đặc điểm

Sâu bướm

Thân có màu xanh giống màu lá

Bọ que

Cơ thể màu nâu nhạt, mảnh và dài giống cành cây

Châu chấu

Thân có màu xanh giống màu lá

– Những đặc điểm kể trên giúp động vật có thể ngụy trang, tránh khỏi nguy hiểm từ các vật săn mồi.

Câu hỏi trang 134 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

3. Chia sẻ những hình ảnh về động vật mà em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài mà em đã quan sát được.

Đáp án:

Tài liệu THCS Bình Chánh

 

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 38: Đa dạng sinh học

Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài 40: Lực là gì

Bài 41: Biểu diễn lực

Bài 42: Biến dạng của lò xo

Lý thuyết Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button