Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 53 Kết nối tri thức: Mặt Trăng | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 53 Kết nối tri thức: Mặt Trăng | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng

Câu hỏi trang 183 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau?

Trả lời:

– Các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm:

Tài liệu THCS Bình Chánh

+ Có hôm Trăng tròn.

+ Có hôm Trăng khuyết/ một nửa hình tròn/ hình lưỡi liềm.

+ Có hôm không nhìn thấy trăng.

– Chúng ta nhìn thấy Trăng có hình dạng khác nhau vì:.

+ Mặt Trăng có hình khối cầu.

+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu lại ánh sáng đó xuống Mặt Đất.

+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên vị trí của Mặt Trăng thay đổi sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu trên bề mặt Mặt Trăng khác nhau.

Vì vậy ở đứng ở Trái Đất ta sẽ nhìn thấy những hình dạng khác nhau của Mặt Trăng.

Câu hỏi 1 trang 184 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?

Trả lời:

 

Trăng nửa đầu tháng

Trăng nửa cuối tháng

Giống nhau

Đều là Trăng khuyết

Khác nhau

Hình ảnh Trăng tròn dần khi tới giữa tháng

Hình ảnh Trăng khuyết dần khi tới cuối tháng

 

Câu hỏi 2 trang 184 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

Trả lời:

Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần, vì:

– Chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là hai tuần

– Chuyển từ Trăng tròn đến không Trăng là hai tuần.

Tổng lại ta sẽ có từ không Trăng đến không Trăng tiếp theo là 4 tuần và ngược lại từ Trăng tròn đến Trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.

Câu hỏi phần hoạt động trang 186 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

Trả lời:

Sơ đồ vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Câu hỏi phần em có thể trang 186 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để đoán ngày Âm lịch trong tháng?

Trả lời:

– Nhìn thấy hình dạng Trăng tròn: ta đoán là ngày rằm (giữa tháng).

– Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng tròn dần là ngày đầu nửa tháng

– Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng khuyết dần nữa là ngày đầu cuối tháng

 

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 50: Năng lượng tái tạo

Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Bài 54: Hệ Mặt Trời

Bài 55: Ngân hà

Lý thuyết Bài 53: Mặt trăng

Trắc nghiệm Bài 53: Mặt trăng

 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button