Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 9 Kết nối tri thức: Sự đa dạng của chất | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 9 Kết nối tri thức: Sự đa dạng của chất | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Câu hỏi mở đầu trang 28 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?

Trả lời:

Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào:

+) Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, độ tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt …

+) Tính chất hóa học: là sự biến đổi của một chất tạo chất mới.

Câu hỏi trang 28 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Quan sát Hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trả lời:

Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su.

Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.

Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga.

Vật sống: con sư tử

2. Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết.

Trả lời:

– Cơ thể người: nước,  chất béo, chật đạm,chất xơ,…

– Trong quả nho: nước, đường glucose,…

Câu hỏi trang 29 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?

Trả lời: Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học.

2. Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?

a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Trả lời:  Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt là:

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp

Hoạt động 1 trang 29 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn

Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn.

Tiến hành:

Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.

Cho 1 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát .

Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.

Quan sát hiện tượng và trả lời:

1. Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.

2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác?Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất?

Trả lời:

1. Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và tan tốt trong nước.

Muối: màu trắng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và tan tốt trong nước.

2. Đun nóng đường đã bị biến đổi thành chất khác, có khói bốc lên, đường hóa đen .Đây là tính chất hóa học của đường.

 

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Bài 11: Oxygen. Không khí

Bài 12: Một số vật liệu

Bài 13: Một số nguyên liệu

Bài 14: Một số nhiên liệu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button