Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh DiềuHọc TậpLớp 10

Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Cánh diều: Các chủ thể của nền kinh tế

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bạn đang xem: Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Cánh diều: Các chủ thể của nền kinh tế

Mở đầu trang 12 KTPL 10: Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, trong đó mỗi chủ thể có vai trò riêng đối với nền kinh tế.

Em hãy cùng bạn chơi trẻ “Tìm vật đoán tên các đồ vật trong hộp kín và xác định những chủ thể, các hoạt động kinh tế liên quan đến đồ vật em tìm được trong trò chơi đó.

Gợi ý thực hiện:

Tên đồ vật

Chủ thế

Các hoạt động kinh tế liên quan

Son môi

Công ty sản xuất mĩ phẩm

– Bán mĩ phẩm cho người tiêu dùng

– Sử dụng mĩ phẩm để make up

Khăn tay

Công ty may mặc

– Bán khăn tay cho người tiêu dùng

– Sử dụng khăn tay để thấm mồ hôi

Sách vở

Công ty sản xuất Sách vở

– Bán vở cho học sinh

– Mua sách về đọc

…..

…..

…..

1. Chủ thể sản xuất

Câu hỏi trang 12 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Trên mảnh đất của gia đình, anh H đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Anh bỏ tiền đầu tư ao, máy móc, thiết bị, tôm giống, thức ăn,… và thuê nhân công phụ giúp. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho phép quản lí chất lượng nguồn nước, sử dụng men vi sinh để phòng trừ dịch bệnh cho tôm. Nhờ đó, người nuôi có được sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân, anh còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, tạo việc làm cho người dân địa phương và truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch” cho những hộ nuôi tôm lân cận. Với quy mô sản xuất như hiện nay, hộ nuôi tôm của anh H có triển vọng chuyên đổi từ hình thức hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp đề đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai.

(Theo Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai, Startupdongnai.gov.vn)

a) Việc làm của chủ thể sản xuất nêu trên đã đem lại điều gì cho bản thân anh và gia đình?

b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho xã hội?

c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, em còn biết đến những chủ thể nào nữa?

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc làm của anh H đã mang lại cho bản thân anh và gia đình những lợi ích về kinh tế và triển vọng chuyển đổi mô hình sản xuất – kinh doanh (từ hình thức hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp).

Yêu cầu b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã:

– Sản xuất ra sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

– Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước, góp phần phát triển đất nước

– Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

– Truyền đạt mô hình kinh doanh cho mọi người

Yêu cầu c) Ngoài chủ thể là cá nhân ở thông tin trên, còn có các chủ thể khác, bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp…

2. Chủ thể trung gian

Câu hỏi trang 13 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin: Các sản phẩm điện, điện tử đã trở thành những vật dụng quan trọng, thiết yếu trong đời sống của mọi gia đình. Tham gia chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng, các siêu thị điện máy đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các trung tâm kinh tế, những nơi tập trung dân cư.

Các siêu thị đã hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất để cung cấp ra thị trường các sản phẩm điện và điện tử đa dạng, trong đó các sản phẩm sử dụng công nghệ mới tiết kiệm điện, giảm thải các chất khí làm gia tăng hiệu ứng nhà kính ngày càng chiếm ưu thế.

a) Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết những chủ thể trung gian nào khác nữa?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hoạt động của các chủ thể trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp cho: người sản xuất bán được sản phẩm của mình và người tiêu dùng mua được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Yêu cầu b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết đến những chủ thể trung gian như: nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà bán buôn, đại lý, chợ…

3. Chủ thể tiêu dùng

Câu hỏi trang 13 KTPL 10: Em hãy phân tích tình huống và thảo luận

Tình huống. Trường của Lan sắp tổ chức hoạt động cắm trại, Lan được các bạn giao nhiệm vụ phụ trách chuẩn bị bữa trưa cho cả lớp. Với số tiền quỹ được giao, Lan băn khoăn không biết sẽ chi tiêu như thế nào?

Câu hỏi: Theo em, trước khi quyết định chi tiêu, Lan cần phải xác định những điều gì? Quyết định chi tiêu của Lan phụ thuộc những yếu tố nào?

Trả lời:

– Trước khi quyết định chi tiêu, Lan cần phải xác định những vấn đề sau:

+ Tổng số tiền quỹ hiện có là bao nhiêu?

+ Số lượng học sinh là bao nhiêu?

+ Nấu món gì? Cần mua những loại nguyên liệu gì để chế biến? Giá cả những loại nguyên liệu ấy hiện tại ra sao?

+ Mua đồ ở chợ truyền thống hay mua tại siêu thị? Hay mua qua các sàn thương mại điện tử?….

– Quyết định chi tiêu của Lan phụ thuộc những yếu tố: số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

4. Chủ thể nhà nước

Câu hỏi trang 14 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp, thông tin và thảo luận

Trường hợp. Về chức năng kinh tế, Nhà nước cũng đóng vai trò chủ thể sản xuất, khi các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội. Mặt khác, Nhà nước cũng là chủ thể tiêu dùng, hoặc là chủ thể trung gian kết nối người mua và người bản một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt trên thị trường. Tuy nhiên, vai trò quan trọng và khác biệt của chủ thể nhà nước so với các chủ thể kinh tế khác thể hiện ở chỗ, Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế.

Thông tin. Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 — 2025. Theo đó, Chính phủ huy động các nguồn lực khác cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước để đầu tư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên trên mức sống tối thiêu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

(Theo Nghị quyết số 24/2021/QH15)

a) Từ trường hợp và thông tin trên, em hãy cho biết Nhà nước đang thực hiện vai trò gì với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế?

b) Ngoài vai trò trên, em có thể nêu thêm những vai trò nào khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế?

Trả lời:

Yêu cầu a) Qua các trường hợp và thông tin trên, nhà nước đang thực hiện các vai trò sau:

+ Nhà nước là chủ thể sản xuất. Vì: các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội

+ Nhà nước là chủ thể tiêu dùng hoặc là chủ thể trung gian kết nối người mua và người bản một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt trên thị trường.

+ Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế.

Yêu cầu b) Những vai trò nào khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế:

+ Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

+ Điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 14 KTPL 10: Em hãy cho biết ai là chủ thể sản xuất trong những trường hợp sau đây. Vì sao?

A. Người lái xe taxi.

B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.

C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu.

D. Một nhóm người đi du lịch.

E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp.

G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối.

Trả lời:

– Trường hợp A. Người lái xe taxi

+ Chủ thể sản xuất là: “ Người lái xe”.

+ Vì: “người lái xe” đã sử dụng phương tiện, sức lao động để tạo ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách hàng.

– Trường hợp B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.

+ Chủ thể sản xuất là: “Hộ nông dân”.

+ Vì: đây là hộ gia đình sử dụng vốn và sức lao động để sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo lợi nhuận

– Trường hợp C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu.

+ Chủ thể sản xuất là: “Doanh nghiệp”

+ Vì: doanh nghiệp đã sử dụng vốn, sức lao động của công nhân, nguyên liệu (hạt điều) để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận.

– Trường hợp D. Một nhóm người đi du lịch.

+ Chủ thể sản xuất có thể là: công ty du lịch

+ Vì: các công ty du lịch trực tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu đi du lịch của một nhóm người đó, từ đó họ thu được lợi nhuận.

– Trường hợp E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp

+ Không có chủ thể sản xuất.

+ Vì: nhóm học sinh tạo ra sản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà nhằm trang trí cho lớp học.

– Trường hợp G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối.

+ Không có chủ thể sản xuất

+ Vì: mẹ cắt may quần áo, tạo ra sản phẩm nhưng không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Luyện tập 2 trang 15 KTPL 10: Giả sử gia đình em có một héc-ta đất vườn đang trồng xen nhiều loại cây. Với mong muốn tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, bố mẹ em đang suy nghĩ chuyển sang trồng một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Em hãy cùng các bạn phân tích để nêu ý kiến cho bố mẹ em:

a) Gợi ý về loại cây ăn quả nên trồng và nêu các lí do về lựa chọn đó.

b) Phân tích đối tượng tiêu dùng của sản phẩm mới và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng.

c) Đề xuất những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới.

Trả lời:

Yêu cầu a)

Gợi ý bố mẹ nên trồng bưởi da xanh.

– Các lí do nên trồng bưởi da xanh:

+ Dễ trồng, chăm sóc.

+ Có thể thu hoạch sau 2 – 3 năm.

+ Nhu cầu tiêu thụ tăng cao

+ Bưởi da xanh là một trong những loại cây cho giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cây ăn quả có múi hiện nay

+ Thị trường tiêu thụ của bưởi da xanh rộng, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà bưởi da xanh còn có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Yêu cầu b)

– Đối tượng tiêu dùng sản phẩm bưởi da xanh:

+ Các cá nhân có nhu cầu sử dụng bưởi da xanh

+ Các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp xuất khẩu bưởi da xanh.

– Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng:

+ Trọng lượng trung bình từ 1.2 đến 1.4 kg/ trái

+ Vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín.

+ Vỏ quả dễ bóc và khá mỏng.

+ Tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi có vị ngọt không chua và có mùi thơm đặc trưng.

+ Không tồn dư chất bảo vệ thực vật.

Yêu cầu c) Những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới:

+ Lựa chọn nơi cung cấp giống cây trồng uy tín.

+ Tìm hiểu thông tin về loại cây trồng mới: thời gian, tính chất của giống cây, điều kiện chăm sóc, tình trạng bệnh, cách khắc phục…

+ Cải tạo đất theo yêu cầu của giống cây mới

+ Tìm đầu ra cho sản phẩm.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 15 KTPL 10: Lớp em gồm 40 học sinh, dự định tổ chức một chuyến tham quan kết hợp với các hoạt động ngoại khoá vào dịp hè. Dự kiến nguồn kinh phí mỗi bạn đóng góp 200.000 đồng để cùng chi tiêu cho một ngày dã ngoại tại Khu bảo tồn thiên nhiên cách trường 50km. Là một thành viên trong ban tổ chức chuyến đi, em sẽ cùng các bạn cân nhắc trả lời các câu hỏi sau như thế nào để có quyết định hợp lí:

a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển?

b) Lớp dự định sử dụng những dịch vụ gì ở Khu bảo tồn thiên nhiên?

c) Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị những gì, số lượng bao nhiêu cho bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại?

d) Tại sao ban tổ chức, với tư cách là người đại diện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên?

Trả lời:

Yêu cầu a) Lớp sẽ sử dụng xe ô tô 45 hoặc 47 chỗ để phù hợp nhất để di chuyển

Yêu cầu b) Các dịch vụ dự kiến sử dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên:

+ Dịch vụ tham quan

+ Dịch vụ ăn uống

+ Thuê hướng dẫn viên du lịch

+ Dịch vụ vệ sinh

Yêu cầu c)

+ Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị: đồ uống trên xe; đồ ăn nhẹ; một số loại thuốc như: thuốc say xe, cảm cúm, băng – gạc y tế…; danh sách các thành viên trong lớp, thông tin liên lạc…

+ Nhóm hậu cần nên chuẩn bị 40 phần cơm trưa cho các bạn học sinh và các phần cơm trưa cho giáo viên chủ nhiệm, đại diện Hội cha mẹ học sinh và thêm 5 phần cơm dự phòng.

Yêu cầu d) Ban tổ chức với tư cách là người đại diện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên vì đại diện tập thể lớp là người đứng ra cầm quỹ lớp, đưa ra quyết định chi tiêu dựa trên số tiền hiện có và lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của lớp.

Luyện tập 4 trang 15 KTPL 10: Em hãy thảo luận nhóm với các bạn trong tổ để trả lời những câu hỏi sau:

a. Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối?

b. Hãy chỉ ra sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian.

c. Hãy tìm thêm những ví dụ về chủ thể trung gian trong các hoạt động kinh tế mà em biết? Trong mỗi ví dụ, em hãy làm rõ vai trò của chủ thể trung gian và tác động qua lại giữa chủ thể trung gian với các chủ thể kinh tế khác?

Trả lời:

– Yêu cầu a) Sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối vì: trong một số trường hợp, người sản xuất cũng có thể là người tiêu dùng và ngược lại (người tiêu dùng cũng có thể là người sản xuất).

– Yêu cầu b) Mối quan hệ giữa: người sản xuất – người tiêu dùng và chủ thể trung gian

+ Chủ thể sản xuất tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chủ thể sản xuất thông qua chủ thể trung gian để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng

+ Chủ thể trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Giúp cho: người sản xuất bán được sản phẩm của mình và người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

+ Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thúc đẩy: người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất; các chủ thể trung gian mở rộng kinh doanh

Yêu cầu c)

– Chủ thể trung gian: siêu thị điện máy Pico

– Vai trò:

+ Tham gia chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng

+ Hợp tác với nhà sản xuất, cung cấp ra thị trường các thiết bị điện, điện từ, điện lạnh…

+ Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển

– Tác động đối với các chủ thể kinh tế khác:

+ Chủ thể trung gian (siêu thị điện máy Pi-cô) đưa sản phẩm (từ nhà sản xuất) đến người tiêu dùng

+ Các hoạt động khuyến mãi của chủ thể trung gian sẽ kích thích hoạt động tiêu dùng của khách hàng => khi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng lên sẽ tiếp tục tác động, kích thích sự phát triển của sản xuất.

Luyện tập 5 trang 15 KTPL 10: Em hãy tìm ví dụ để làm rõ vai trò của chủ thể nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

– Chủ thể nhà nước: Ngân hàng Chính sách xã hội

– Via trò:

+ Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nhất định của quốc gia

+ Mục tiêu: Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu – nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ – văn minh.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 15 KTPL 10: Hãy tìm hiểu về một hoạt động sản xuất gần nhà em để viết một bài thu hoạch ngắn mô tả về các quyết định của chủ thể sản xuất với việc trả lời các câu hỏi như Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào (bằng cách nào? Phải sử dụng những nguồn lực gì? Sản xuất cho đối tượng nào (cho ai)?

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

– Sản xuất: nuôi tôm

– Số lượng: 400.000 con/ao

– Phương pháp sản xuất:

+ Đầu tư ao, máy móc, thiết bị, giống tôm, thức ăn…

+ Thuê nhân công

+ Tôm nuôi được cho ăn bằng máy cho ăn để đo lường được lượng thức ăn mỗi bữa

+ Quản lí chất lượng nguồn nước, sử dụng men vi sinh để phòng trừ dịch bệnh cho tôm

+ Sử dụng máy móc, kĩ thuật để dọn vệ sinh ao tôm thường xuyên

– Các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất: vốn, sức lao động, tư liệu lao động…

– Sản xuất cho các đối tượng sau: nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ đầu mối…

Vận dụng 2 trang 15 KTPL 10: Là một người tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm, em hãy viết những điều cần chú ý khi sử dụng hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân và gia đình.

Trả lời:

Những điều cần chú ý khi sử dụng hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân và gia đình:

+ Lên kế hoạch trước cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cần sử dụng

+ Cân nhắc về nhãn hiệu, chất lượng, giá cả của sản phẩm, dịch vụ

+ Lựa chọn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu, điều kiện tài chính của gia đình

+ Tiêu dùng vừa phải, tiết kiệm, không để lãng phí các sản phẩm đã mua về

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

Bài 5: Ngân sách nhà nước

Bài 6: Thuế

Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh Diều

5/5 - (6 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button