Kinh tế Pháp luật 10 Bài 23 Kết nối tri thức: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải KTPL 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Mở đầu trang 146 KTPL 10: Em hãy chia sẻ một số hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi em sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó.
Bạn đang xem: Kinh tế Pháp luật 10 Bài 23 Kết nối tri thức: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Trả lời:
Một số hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương:
– Nghị quyết số 6/2021/NQ-HĐND: quy định một số chế độ, mức chi cho hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Hải Dương, nhiệm kì 2021 – 2026 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, kỳ họp thứ 4
– Nghị định 93/2004/NĐ-CP về việc phê chuẩn số lượng, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2004 – 2009
– Trong kì hóp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đã hông qua đề án mở rộng địa giới hành chính TP Hải Dương; sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, một số phường, xã và thành lập 2 phường Tân Hưng, Nam Đồng thuộc TP Hải Dương là bước đi quan trọng để TP Hải Dương phát triển xứng tầm đô thị loại 1.
1. Hội đồng nhân dân
Câu hỏi trang 146 KTPL 10:
1/ Hội đồng nhân dân thành phố X đã thực hiện chức năng như thế nào?
2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Hội đồng nhân dân có chức năng gì? Em hiểu như thế nào về chức năng này?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Hội đồng nhân dân thành phố X đã:
+ Xem xét về tinh hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm;
+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố X
+ Xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.
Yêu cầu số 2: chức năng của Hội đồng nhân dân
– Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
– Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như:
+ Các biện pháp khác để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;
+ Biện pháp bảo vệ tài sản của Cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn,…
– Hội đồng nhân dân thực hiện việc giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp dưới.
– Hội đồng nhân dân thực hiện quyển giám sát thông qua các hoạt động như: xem bảo cáo công tác, xem xét trả lời chất vấn, thành lập đoàn giám sát,…
Câu hỏi trang 147 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
Trả lời:
– Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
+ Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các uỷ viên.
+ Các ban của Hội đồng nhân dân gồm: trưởng ban, phó trưởng ban và ủy viên
Câu hỏi trang 148 KTPL 10: Hội đồng nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Hình thức hoạt động đó thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
– Hoạt động của hội đồng nhân dân:
+ Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất.
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
– Hình thức hoạt động của HĐND thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Ủy ban nhân dân
Câu hỏi trang 149 KTPL 10:
1/ Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình như thế nào?
2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Uỷ ban nhân dân có chức năng gì? Em hiểu như thế nào về chức năng này?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình bằng việc ban hành công văn triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan Đảng, đoàn thể trên địa bàn tỉnh kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai nội dung của Nghị quyết.
Yêu cầu số 2:
– Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
– Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu hỏi trang 149 KTPL 10:
1/ Dựa vào sơ đồ 2, em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân.
2/ Kể tên một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm:
+ Chủ tịch
+ Phó Chủ tịch
+ Các uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn.
+ Uỷ viên phụ trách công an
+ Uỷ viên phụ trách quân sự.
Yêu cầu số 2: Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em đang sống:
– Ban Tư pháp;
– Ban Tài chính – Kế hoạch;
– Ban Tài nguyên và Môi trường;
– Ban Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Ban Văn hoá và Thông tin….
Câu hỏi trang 150 KTPL 10: Uỷ ban nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Nêu ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
– Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
+ Mỗi tháng ủy ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất
+ Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
– Ví dụ: Chủ tịch UBND thay mặt chính quyền địa phương tham dự hoạt động khai giảng ở trường học.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 150 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
b. Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu tổ chức giống nhau, số lượng thành viên bằng nhau.
c. Nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người có quyền quyết định tất cả công việc của Uỷ ban nhân dân.
Trả lời:
a. Đúng. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
b. Sai. Hội đồng nhân dân ở các địa phương có thể có cơ cấu tổ chức khác nhau và số lượng thành viên khác nhau.
c. Đúng. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân.
d. Sai. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không có quyết định tất cả công việc của Uỷ ban nhân dân. Ủy ban nhân dân giải quyết các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Luyện tập 2 trang 150 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây?
a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.
b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ảnh của người dân trên địa bản.
c. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ minh.
d. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trả lời:
– Trường hợp a. Không đồng tình. Các thành viên trong bộ máy chính trị đều phải là người có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện và giải quyết các vấn đề xảy ra. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống cán bộ, người có năng lực không thể lãnh đạo, người kém năng lực lãnh đạo gây ảnh hưởng đến xã hội
– Trường hợp b. Đồng tình. Việc cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ảnh của người dân trên địa bản cho thấy họ thật sự quan tâm đến người dân cũng như những quyết định đã được đưa ra của Ủy ban nhân dân. Việc thu tập, kiến phản hồi, góp ý, phản ảnh của người dân sẽ giúp Ủy ban nhân dân hiểu thêm những vấn đề của người dân, cũng như khắc phục những việ chưa hiệu quả trong quá trình hoạt động.
– Trường hợp c. Đồng tình. Ông H đã không để mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề chung. Trên cương vị là cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, ông H cần giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật.
– Trường hợp d. Đồng ý. Công dân đều có quyền góp ý, phản ảnh về các quyết định các cấp chính quyền.
Luyện tập 3 trang 151 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:
– Tình huống a. Mặc dù 16 tuổi nhưng T chưa bao giờ tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện thủ tục hành chính vì mọi việc đều được mẹ làm hộ. Có lần, T định đi xin dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã vào hồ sơ nhưng mẹ không đồng ý vì cho rằng T còn nhỏ nên chưa biết rõ quy trình, người lớn đi làm thay sẽ nhanh hơn.
Nếu là T, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi quyết định?
– Tình huống b. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em trong việc xây dựng các chương trình, chính sách cho trẻ em trong tỉnh, cán bộ lãnh đạo thỗn của H đã tổ chức một cuộc họp cho toàn thể nhân dân trong thôn. Khi được mời tham dự, H cảm thấy bản khoăn không biết có nên đi hay không vf hôm đó trên truyền hình có tường thuật trực tiếp một trận đá bóng mà mình thích.
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H lựa chọn như thế nào?
Trả lời:
– Tình huống a. Nếu là T, em sẽ giải thích cho mẹ hiểu về quyền và mong muốn của bản thân, thuyết phục mẹ hướng dẫn minh tự tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện các thủ tục hành chính khi cần để rèn luyện thêm kĩ năng, bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho học tập và cuộc sống.
– Tình huống b. Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H nên đến cuộc họp do cán bộ lãnh đạo thôn tổ chức. Bởi đây là nơi để H được nêu ý kiến, quan điểm cho hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bản thân H. Nếu H không tham gia, bạn có thể mất cơ hội nêu ý kiến đóng góp. Sau khi tham gia cuộc họp, H vẫn có thể xem lại trận đấu bóng đá.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 151 KTPL 10: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ nguyện vọng của bản thân về quyền trẻ em để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em đang sinh sống.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo
Kính gửi Hội đồng nhân dân huyện Gia Thành, tỉnh Hải Dương
Tôi là Nguyễn Văn A
Thường trú tại xã Vĩnh Thọ, huyện Gia Thành, tỉnh Hải Dương
Hôm nay, tôi viết đơn này để bày tỏ nguyện vọng của bản thân về quyền trẻ em.
Hiện nay, tại huyện ta, hệ thống bảo vệ trẻ em và các dịch vụ chăm sóc trẻ từng bước nâng cao, tăng về số lượng và đang dạng loại hình. Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ chưa đầy đủ, chưa đến được gia đình, cộng đồng dân cư, trường học, nhất là các dịch vụ mang tính phòng ngừa, tạo môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ.
Vì vậy, tôi đưa ra một số khuyến nghị dưới đây nhằm nâng cao chấy lượng sống cho trẻ em ở địa phương ta:
– Tăng cường hiệu quả chính sách, pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em
– Phòng ngừa xâm hại trẻ: Cần phát hiện nhanh, can thiệp tốt, xử lý nghiêm
– Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Cần những giải pháp số
– Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em
– Thực hiện phương pháp giáo dục tích cực
– Ưu tiên xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi. Mong rằng những ý kiến này có thể giúp đỡ trong việc nâng cao chất lượng sống cho trẻ em.
Kí tên
Nguyễn Văn A
Vận dụng 2 trang 151 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu và viết bài luận về việc thực hiện thủ tục hành chính một cửa ở Uỷ ban nhân dẫn xã phường nơi em sinh sống.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo
Việc thực hiện thủ tục hành chính một cửa tại tỉnh Quảng Ninh
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính, đồng thời tổ chức hội nghị quán triệt và chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các phường, xã, thị trấn xây dựng chương trình, nội dung kế hoạch thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương, đơn vị theo từng giai đoạn, từng năm, đảm bảo theo sự chỉ đạo thống nhất của tỉnh.
Các địa phương đều bố trí và thực hiện quản lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trong đó Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã. Các đơn vị, địa phương cũng đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng phòng làm việc và mua sắm trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Một số địa phương bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khang trang, lịch sự cho cá nhân, tổ chức tới giao dịch. Nhiều địa phương bố trí nguồn kinh phí cho cấp xã để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây mới phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị. Sự quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo điều kiện để bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thực hiện tốt việc phục vụ nhu cầu giải quyết quan hệ hành chính với tổ chức, công dân.
Bộ phận một cửa, một cửa liên thông thực hiện giải quyết thủ tục hành chính ở các lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giáo dục và đào tạo, Tài nguyên và môi trường, Công thương, Văn hóa – thể thao, Lao động- thương binh và xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Tài chính – kế hoạch, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thanh tra với 229 thủ tục hành chính được triển khai thực hiện.
Quy trình giải quyết từng thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND tỉnh “V/v ban hành Bộ thủ tục hành chính áp dụng tại cấp huyện, cấp xã” và thường xuyên được rà soát, sửa đổi cho phù hợp theo đúng quy định. Các thủ tục hành chính được công khai hóa tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tại các phòng, ban có thủ tục hành chính liên quan và Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin thành phần của các địa phương. Ngoài ra còn được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài PTTH, loa phát thanh.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị chú trọng việc bố trí cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa. Theo đó, các địa phương đều bố trí cán bộ của Văn phòng HĐND và UBND phụ trách bộ phận, có từ 3 công chức trở lên chuyên trách tiếp nhận và trả kết quả và công chức chuyên môn kiêm nhiệm thuộc các ngành, lĩnh vực có thủ tục hành chính. Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa đảm bảo đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có chuyên môn, được tập huấn về kỹ năng giao tiếp, về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa lên thông, hầu hết đều có trình độ đào tạo từ đại học trở lên. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân, các cán bộ, công chức có thái độ nghiêm túc đúng mực, tôn trọng, không gây phiền hà, sách nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện đã áp dụng thống nhất bộ thủ tục hành chính cho cấp huyện và cấp xã theo quyết định của UBND tỉnh; trình độ cán bộ, công chức cơ bản đáp ứng yêu cầu thực thị nhiệm vụ. Việc tiếp nhận hồ sơ vào một đầu mối tại Văn phòng UBND cấp huyện theo nguyên tắc một đầu mối có tính khả thi cao. Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự quyết tâm và nỗ lực cao của các ngành, trách nhiệm và tâm huyết của cán bộ công chức, cơ chế một cửa sẽ tiếp tục được vận hành có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài 3: Thị trường
Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
- Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Kết nối tri thức: Các chủ thể của nền kinh tế
- Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Thị trường
- Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Cơ chế thị trường
- Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5 Kết nối tri thức: Ngân sách nhà nước
- Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6 Kết nối tri thức: Thuế