Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Kinh tế Pháp luật 10 Bài 8 Kết nối tri thức: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải KTPL 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Bạn đang xem: Kinh tế Pháp luật 10 Bài 8 Kết nối tri thức: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Mở đầu trang 48 KTPL 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết về lợi ích của việc gửi và vay tiền ở ngân hàng.

Trả lời:

– Việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng mang lại cho người gửi một khoản tiền lãi đồng thời cung cấp vốn cho người đang cần tiền trong xã hội để sản xuất, kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng.

– Gửi và vay tại ngân hàng sẽ yên tâm vì ngân hàng là một tổ chức tín dụng có uy tín.

1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng

Câu hỏi trang 48 KTPL 10:

1/ Nội dung quan hệ vay mượn giữa anh A và ngân hàng là gì? Căn cứ vào những điều gì để ngân hàng quyết định cho anh A vay tiền?

2/ Trong hợp đồng vay tiền, anh A cam kết phải hoàn trả lại ngân hàng với nội dung như thế nào? Việc hoàn trả này có bắt buộc không? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

– Nội dung quan hệ vay mượn giữa anh A và ngân hàng là: ngân hàng cho anh A vay 100 triệu để thực hiện dự án trồng rau sạch trong 2 năm với lãi suất ưu đãi.

– Ngân hàng chỉ cho vay sau khi xem xét và tin tưởng anh A vì chỉ có tin anh A là người có uy tín, có khả năng trả nợ đúng hạn ngân hàng mới giao tiền cho anh A vay, nếu không rủi ro mất tiền là rất lớn. Sự tin tưởng dựa trên lịch sử tín dụng tốt của anh A trước đây nếu có vay đều trả nợ đúng hạn, mục đích vay và hiệu quả sử dụng vốn cho dự án trồng rau sạch là tốt, anh A có thể trả nợ được khi đến hạn. Ngân hàng cho anh A vay tiền trong 2 năm.

Yêu cầu số 2:

Trong hợp đồng, anh A cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đủng kì hạn như đã thoả thuận.

– Việc hoàn trả này là bắt buộc vì nếu không ngân hàng sẽ không thu hồi được tiền vay và bị thua lỗ.

2. Vai trò của tín dụng

Câu hỏi trang 49 KTPL 10: Thông tin trên cho thấy tín dụng tập trung, cung cấp nguồn vốn và đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả cho nền kinh tế như thế nào?

Trả lời:

Thông tin 1 cho thấy tín dụng góp phần tăng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư qua việc luân chuyển khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội rồi cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn.

Câu hỏi trang 49 KTPL 10: Thông tin trên cho thấy tín dụng giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế – xã hội như thế nào?

Trả lời:

Thông tin 2 cho thấy tín dụng đã giúp nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế – xã hội bằng cách ra các chính sách trợ vốn ngân hàng, giúp nhiều học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đi học để có thêm cơ hội tìm việc làm và phát triển bản thân, có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn vốn vay cho ngân hàng.

Câu hỏi trang 49 KTPL 10: Thông tin trên cho thấy tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, tiêu dùng phát triển, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân như thế nào?

Trả lời:

Thông tin 3 cho thấy nhờ chương trình cho vay vốn của Chính phủ mà các đội bắt cá đã có thêm những chiếc tàu công suất lớn, tạo nguồn lực cho ngư dân làm kinh tế, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 50 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.

b. Khi tham gia hoạt động tin dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thi trả thể nào cũng được.

c. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền đề tin tưởng, đưa ra quyết định cho vay.

d. Không nên mang tiền cho vay vì để gặp rủi ro.

Trả lời:

a. Không đồng tình. Vì đặc điểm của tín dụng là người cho vay nhường quyền sử dụng nguồn vốn đó trong một thời hạn nhất định, không giao quyền sở hữu.

b. Không đồng tình. Vì đặc điểm của tín dụng là người vay phải trả đủ cả tiền vay (tiển gốc) lẫn lãi như đã thoả thuận lúc cho vay.

c. Không đồng tình. Vì khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay là một cơ sở để người cho vay tin tưởng người vay nhưng như thể chưa đủ để ra quyết định cho vay mà thường phải dựa vào tài sản thế chấp hoặc những cơ sở tin tưởng khác.

d. Không đồng tình. Vì tuy khi cho vay có thể gặp rủi ro vì người vay có thể không trả nợ được đúng hạn nhưng cũng không nên giữ tiền mà không cho vay vì như vậy sẽ làm cho lượng tiền nhàn rỗi không vận động, trong khi rất nhiều người khác có nhu cầu cần tiền để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ cho vay khi có cơ sở cho thấy người vay có khả năng chi trả đúng hạn.

Luyện tập 2 trang 50 KTPL 10: Em hãy cho biết các nhân vật trong các tình huống sau đây nhận thức về vai trò và đặc điểm của tín dụng đúng hay sai. Vì sao?

Tình huống a. Được tư vấn vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi nhưng bác M đắn đo vị ngại phải lo nhiều thủ tục và nếu việc chăn nuôi không thuận lợi sẽ không có đủ tiền để trả nợ.

Tình huống b. T đã tư vẫn cho bạn đến vay tiền ở một quỹ tín dụng đen minh quen biết vì cho rằng đó là nơi vay tiền nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản nhất, không phức tạp như vay ở ngân hàng.

Tình huống c. Bà Q vay ngân hàng 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Do tinh hình kinh doanh gặp khó khăn nên khi đến hạn phải trả nợ, bà đã đến ngân hàng, đề nghị gia hạn thêm 6 tháng nữa.

Trả lời:

– Tình huống a. Bác M thể hiện sự nhận biết về vai trò của tín dụng chưa thật đúng. Tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn để sản xuất kinh doanh. Các thủ tục vay vốn được hướng dẫn cụ thể để người vay thực hiện. Vì vậy, cần mạnh dạn sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng nhưng cũng cần chú ý sử dụng vốn hiệu quả để có thể trả nợ được ngân hàng và tăng thêm thu nhập cho bản thân.

– Tình huống b. Không ít sinh viên đã lựa chọn để vay tiền từ quỹ tín dụng đen nhưng việc vay từ các quỹ tín dụng đen này rất nguy hiểm, tuy thủ tục đơn giản, dễ vay nhưng lãi suất rất cao, kèm theo điều kiện gắn với tài sản, nếu không trả đúng hạn sẽ bị nhiều bất lợi.

– Tình huống c. Hành vi này không đúng vì người vay không được phép đề nghị gia hạn trả nợ mà phải thực hiện đúng như cam kết theo hợp đồng vay.

Luyện tập 3 trang 51 KTPL 10: Em hãy cho biết các hoạt động tín dụng sau đã tác động như thế nào đến đời sống xã hội:

a. Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay.

b. Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi.

c. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo để tổ chức kinh doanh.

Trả lời:

– Trường hợp a. Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay: sẽ tác động đến người đi vay, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt nhu cầu vay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hep hon.

– Trường hợp b. Việc các ngân hàng thương mại giảm lãi suất tiền gửi sẽ khiến người dân giảm lượng tiến mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, số tiền để chi tiêu sẽ nhiều hơn, kích thích sản xuất phát triển.

– Trường hợp c. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo để tổ chức kinh doanh sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho sản xuất phát triển.

Luyện tập 4 trang 51 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

– Tình huống a. Dành dụm được 100 triệu đồng, chị B có ý định mang gửi tiết kiệm ở ngân hàng đề được hưởng lãi suất 6,8%/năm. Tình cờ biết bà T trong xóm đang lo thủ tục để vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, chị B đắn đo suy tinh: “Hay là minh cho bà T vay để được hưởng lãi suất cao hơn, còn bà T thi đô phải lo hồ sơ thủ tục để vay tiền của ngân hàng?”.

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

– Tình huống b. Trong xóm có bà Y đang vận động mọi người cho vay tiền sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với gửi ngân hàng đề bà lấy vốn đầu tư kinh doanh. Bác hàng xóm tin tưởng, rủ mẹ H cho bà Y vay tiền. H muốn ngăn mẹ không cho bà Y vay tiền.

Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

– Tình huống c. Năm nay, D vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho D đi học không, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phi. Bắc K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đình D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được.

Nếu là D, em sẽ làm gì?

Trả lời:

– Tình huống a. Chị B nên gửi tiền ở ngân hàng, không nên cho bà T vay vì việc cho người quen vay nhiều khi không có ràng buộc về pháp lí nên dễ gặp rủi ro khi bên vay không trả được nợ.

– Tình huống b. Nếu là H, em sẽ nói với mẹ rằng không nên vì lãi suất cho vay cao mà cho bà Y vay vì rủi ro rất cao, lỡ bà Y làm ăn thua lỗ hoặc vì mục đích khác không trả tiền vay thì có thể bị mất tiền.

– Tình huống c. Nếu là D, em sẽ khuyến mẹ nên vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội, sẽ được hưởng lãi suất thấp và thời gian hoàn trả dài. Trong quá trình học đại học và sau khi tốt nghiệp, em có thể kiếm việc làm để trả dần khoản vay đó.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 51 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu và viết bài về sự hỗ trợ của tín dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong đời sống xã hội và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

(*) Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

– Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất

+ Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp duy trì được hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các doanh nghiệp, khi đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn.

+ Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

– Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.

+ Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

– Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì nguồn vốn hạn chế.

+ Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn này thì giá vốn sẽ cao, sản phẩm khó được thị trường chấp nhận, hơn nữa khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Do vậy, để có một cơ cấu vốn hiệu quả, kết cấu hợp lý là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

– Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh.

+ Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, tìm đến nguồn tín dụng ngân hàng là một điều phù hợp.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 51 KTPL 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định: “Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên chữ tin”.

Trả lời:

– Một trong các đặc điểm của tín dụng là dựa trên sự tin tưởng. Người cho vay nhìn vào lịch sử vay của người vay để đưa ra quyết định cho vay, người vay sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng theo thỏa thuận, trả cả gốc và lãi theo kì hạn đã có trong hợp đồng.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 13: Thực hiện pháp luật

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button