Lâm Thị Mỹ Dạ là ai? Tiểu sử nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chi tiết
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Lâm Thị Mỹ Dạ là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Lâm Thị Mỹ Dạ là ai?
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949 – mất ngày 6 tháng 7 năm 2023), là một thi sĩ Việt Nam. Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Tiểu sử nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chi tiết
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Chồng bà – Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt Nam.
Bạn đang xem: Lâm Thị Mỹ Dạ là ai? Tiểu sử nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chi tiết
Bà qua đời ngày 6 tháng 7 năm 2023 tại nhà riêng ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh sau một thời gian dài mắc bệnh Alzheimer.
Tác phẩm chính của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
- Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
- Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
- Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
- Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
- Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
- Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
- Nhạc sĩ Phượng Hoàng (truyện thiếu nhi, 1989)
- Mẹ và con (thơ, 1994)
- Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
- Cốm non (thơ, 2005)
- Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006)
- Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
- Khoảng trời – Hố Bom (thơ, 1972)
- Chuyện cổ nước mình (thơ , 1978)
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận : Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973 (bài Khoảng trời hố bom).
Văn và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có giọng hồn nhiên, nhân hậu, vui tươi. Có lẽ vì thế mà các nhân vật trong các truyện viết cho thiếu nhi thường là những em bé ở lứa tuổi non tươi, hay nghịch ngợm và rất hồn nhiên. Dường như Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra là để làm thơ. Nói là hồn nhiên, nhưng khi cần, thơ của bà cũng nồng nàn bằng cái vẻ rất nữ tính, thể hiện niềm khát khao được vươn tới cái đẹp nhân ái, bao dung. Bà được dư luận chú ý đến khi được nhận Giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ 1973 với bài thơ đặc sắc: Khoảng trời hố bom. Từ cái “khoảng trời” qua một “hố bom”, nhà thơ kể về sự hy sinh cao cả của một cô gái thanh niên xung phong mở đường ra mặt trận. Nơi cô gái hy sinh, nay còn lại một hố bom nước mưa đọng trong hố bom đã thành một khoảng trời xanh con gái. Tác giả viết “Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong, Đã hóa thành những làn mây trắng ? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng, Đi qua khoảng trời em. Vầng dương thao thức, Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực, Soi cho tôi”. Niềm thành kính, sự bao dung nhân hậu vừa là an ủi, vừa là biểu dương chiến tích anh hùng của cả một thế hệ thanh niên xung phong trong lửa đạn, đã làm ấm lòng bao bạn đọc hôm qua, hôm nay. Nếu có nói đến nỗi đau, Lâm Thị Mỹ Dạ cũng cố làm nổi bật sự tái sinh thay vì xoáy sâu vào rạn vỡ, đắng đót trong đời. Đọc thơ, ta bắt gặp một tiếng nói dịu dàng và thấm thía.
Con đường sự nghiệp của nhà thơ Lâm Thị Vỹ Dạ
Ít ai biết, lên chín, Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm thơ. Lên 10, chị có tập thơ đầu tiên với khoảng 40 bài. Do chiến tranh, tập thơ bị thất lạc. Chỉ đọng lại trong tâm trí nhà thơ những câu thơ rất buồn với nỗi trắc ẩn thời thơ ấu: Tuổi thơ tôi như sáng chiều đỏ lựng /Hắt máu xuống dòng sông đen.
Nhắc lại chuyện cũ. Đôi mắt nâu thẳm sâu của chị bỗng mênh mang. Những ký ức tuổi thơ đau buồn như mãi mãi in hằn trong tim chị những vết sẹo. Ba chị vốn là một người gốc Hoa, từng tham gia Việt Minh ở Huyện đội Lệ Thủy (Quảng Bình) thời chống Pháp. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông đưa bố mẹ mình vào làm ăn ở Sài Gòn. Năm 1954, ông mua 2 tấm vé máy bay đón hai mẹ con chị từ sân bay Đồng Hới nhưng cuối cùng, mẹ không đi vì còn mẹ già và cô em gái nhỏ. Sau 1975, dù ông được thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng Bằng khen vì có công với cách mạng nhưng những năm tháng sống cùng mẹ ở Quảng Bình, chị bị liệt vào hàng có bố đi Nam theo địch. Cái lý lịch đen bị nhầm lẫn ấy đã khiến chị phải khốn đốn cả thời thơ ấu.
Cũng do cái lý lịch đen ấy mà học xong cấp ba ở trường sơ tán Ngư Hóa, chị không vào được đại học. Thế là đội bom Mỹ vượt 150 km đường núi về Lệ Thủy, khi thì lui cui với công việc bán hàng của mẹ ở HTX. Khi thì đi cấy lấy công. Những lúc rỗi thì đọc sách và …làm thơ để giả bày nỗi niềm trong tận đấy tim một cô bé bị xa lánh. Từ những bài thơ, có những bài được giải ở Báo Quảng Bình từ cấp II mà nhà thơ Hải Bằng phát hiện ra, giới thiệu chị vào Hội Văn nghệ Quảng Bình… Thế nên không biết, chị đã chọn thơ, hay chính thơ đã chọn chị.
Bởi có một điều thật lạ. Ông ngoại chị sinh ra ở vùng An Cựu-Huế và chơi đàn bầu rất hay, thường đánh đàn trong các đám hát. Bà ngoại tôi yêu ông cũng vì tiếng đàn ấy. Bà cũng là người hát ca Huế rất hay. Còn nhớ khi sắp mất, bà hát một câu ca Huế từ điệu Nam Bằng chuyển sang Nam Ai thì không lên nổi và trút hơi thở cuối cùng bằng điệu ca đó. Từ nhỏ, nhà thơ rất thích hát. Những năm 1966 chiến tranh ác liệt, mỗi lần đi học, chị thường gặp các cô bộ đội trong đoàn văn công xinh đẹp trên đường vào Nam. Tự dưng, chị ao ước muốn được như họ. Thế là một lần, nhờ người quen giới thiệu, chị đăng ký thi vào đoàn văn công và không ngờ hát được điểm 10. Được nhận vào đoàn, Lâm Thị Mỹ Dạ đã tạm biệt thầy cô, chuẩn bị vác ba lô lên đường. Chị nói với mẹ: Con sẽ vào Nam. Bà khóc ngất: Mẹ chỉ có mình con mà bom đạn chiến tranh thì ác liệt… Thương mẹ quá, chị không đành lòng đi.
Năm 1971, ở tuổi 20, Lâm Thị Mỹ Dạ đạt giải Nhất báo văn Nghệ với bài Khoảng trời và hố bom. Một sự kiện chính thức ghi dấu cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ vào văn đàn thi ca Việt Nam. Một bài thơ về chiến tranh, được viết bởi một trái tim nhiều oan khuất, viết dưới làn bom giặc nhưng thấm đẫm chất nhân văn.
Bốn mươi năm đã trôi qua, nói về xuất xứ bài thơ, chị vẫn nhớ như in từng chi tiết. Đó là năm 1970, trong một chuyến thực tế ở đường 10, khi ấy đang rất ác liệt. Chị gặp một đội thanh niên xung phong đang làm đường, trong đó có một cô đã lớn tuổi. Hỏi ra mới hay cô ấy người Quảng Ninh đã được giải ngũ 3 năm trước nhưng về đến nhà thì cả gia đình đã bị bom Mỹ giết chết. Ngôi nhà thân yêu của chị chỉ còn lại cái hố bom sâu hoắm và những mảnh bát vở vung vãi. Sau mấy ngày ở nhờ nhà bà con, chị lại khoác ba lô vào chiến trường… Câu chuyện trở thành nỗi ám ảnh trong lòng nhà thơ. Năm 1972, sau ngày có lệnh ngừng bắn, Lâm Thị Mỹ Dạ có dịp trở lại con đường đó, hỏi đến đơn vị của chị thì không ai biết nữa. Không biết ai còn, ai mất. Chỉ còn những hố bom đọng nước với những khoảng trời vời vợi. Sau chuyến đi trở về nhà được mấy ngày, nhà thơ ra sông giặt áo và bỗng sững sờ gặp lại hình ảnh khoảng trời trong xanh lung linh đáy nước. Những ám ảnh về cái hố bom trổi dậy. Chị bỏ quên cả quần áo giặt dở, chạy về nhà để viết Bài thơ Khoảng trời và hố bom sau đó được giải Nhất cuộc thi thơ trên Báo Văn nghệ năm 1971-1973, lúc chị vừa tròn đôi mươi.
Trở lại tập thơ thứ 8 của chị. Nó giống như một sự đúc kết những vui, buồn, khát vọng… của cả một đời người. Kể cả những điều mà có lẽ một người khôn ngoan, họ sẽ chẳng nói ra. Chị đính chính: Thực ra, có những bài là tôi nói hộ cho người khác. Như bài Tiễn anh bên đầm sen viết năm 1969, lúc ấy tôi mới mười tám, đôi mươi và chưa biết yêu lần nào. Đó là cảnh chia tay của anh lính trẻ với chiếc ba lô trên vai, chuẩn bị ra chiến trường và người con gái mĩm cười, mắt ngấn lệ. Xe chuyển bánh, để lại sau lưng đầm sen với khoảng trời xanh ngắt. Cái cảnh chia ly ấy, sao mà đẹp thế. Tôi bần thần nghĩ, không biết bao giờ người lính mới trở về, còn đầm sen, đến mùa lại nở trắng những bông hoa. Hay cách đây khoảng chục năm, một nữ doanh nhân ở T.P Hồ Chí Minh, sau khi đọc bài ừ thôi tưởng tượng, đã hẹn gặp tôi bằng được. Gặp nhau chị khóc, bảo: Cuộc đời chỉ cần cho tôi một tưởng tượng ấy của chị thôi, cũng đã đủ rồi… Cho nên, cái tôi ấy trong thơ âu cũng chỉ là một sự hóa thân.
Nhưng cũng có những bài thơ, người đọc có thể cho rằng tôi dại. Tôi uỷ mị. Tôi đa mang. Tôi bất hạnh Nhưng không sao. Đó chính là con người thật của tôi. Người ta chỉ đạt đến thơ như khi một qủa trứng nóng bức tới mức tự nó phải tách vỏ nở ra đời sống – một đời sống sinh động, có hình hài. Mà muốn có những bài thơ như thế thì phải sống thật với chính mình. Một khi ta tự lừa dối chính ta thì thơ không còn là thơ nữa.
Còn bây giờ, ở tuổi 60, đọc lại cả một gia tài thơ của mình, chị có thể nói gì về thơ? Chị lại từ tốn, sau một lúc im lặng: “Đọc lại, có cả những cái mình thích. Có cả những cái không thích. Có niềm vui và cả nỗi buồn. Vui nhất là một lần, cách đây khoảng chục năm, tôi đọc đựơc một câu chuyện trên báo Tiền Phong. Chuyện thăm dò thị hiếu đọc của nông dân. Thăm dò mãi mới tìm đựợc một bác nông dân có đọc báo. Hỏi đọc báo gì? Trả lời là Báo Văn nghệ. Hỏi thích đọc mục gì?. Bác nông dân bảo: Đọc bài hố bom của anh Lâm Mỹ Dạ. Đó là niềm vui của người làm thơ.
Sau khi bài Khoảng trời và hố bom đạt giải nhất Báo Văn nghệ, tôi chịu một áp lực ghê gớm. Tự dằn vặt, sau giải thưởng, mình phải viết thế nào đây?. Đến mức sau đó tôi làm được khoảng 10 bài nhưng đốt sạch vì mặc cảm thơ. Nhưng rồi thơ lại cứ đến, như một thứ quà trời cho.
Thành tựu nghệ thuật mà nhà thơ Lâm Thị Vỹ Dạ đạt được
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.”. Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính.”. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời – hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lâm Thị Mỹ Dạ là ai? Mọi thông tin trong bài viết Lâm Thị Mỹ Dạ là ai? Tiểu sử nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chi tiết đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp