Lê Anh Nuôi là ai? Chuyện về Lê Anh Nuôi
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Lê Anh Nuôi là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé
Lê Anh Nuôi là ai?
Người “Lê Anh Nuôi” là những chiến sĩ phụ trách chăn nuôi, nấu ăn,… phục vụ trong các đơn vị quân đội.
Nếu có dịp đến với Trung đoàn 971, cùng tham gia bữa ăn của lính mới có thể cảm nhận được hết những gì mà các “Lê anh nuôi” của Trung đoàn gửi gắm vào từng món ăn cho đồng đội. Ở một đơn vị quân số thường xuyên lên đến vài trăm cán bộ, chiến sĩ (CBCS), việc lên thực đơn hằng ngày, hằng tuần, mua thực phẩm với hàng trăm kg mỗi ngày từ thức ăn chính đến gia vị, rau củ quả là điều không dễ dàng, đòi hỏi sự đầu tư, suy nghĩ, trăn trở của cả tiểu đội nuôi quân. Người làm nhiệm vụ tiếp phẩm phải có mặt ở chợ từ sáng sớm, lựa chọn thịt, cá, rau củ tươi ngon, an toàn.
Bạn đang xem: Lê Anh Nuôi là ai? Chuyện về Lê Anh Nuôi
Những chiến sĩ đảm nhiệm nấu nướng, phục vụ trong bếp vất vả từ sáng sớm đến tối mịt. Khi cả đơn vị còn chìm trong giấc ngủ, 4 giờ sáng, họ phải thức dậy, lục đục với nồi niêu, xoong chảo để đúng 6 giờ dọn lên bàn bữa điểm tâm cho bộ đội. Sau đó là dọn dẹp, lau chùi nhà ăn, nhà bếp, tất bật chuẩn bị cho bữa trưa, bữa chiều. Một ngày với các anh nuôi là chuỗi hoạt động khẩn trương, tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận trong từng cách chế biến, nấu nướng, nêm nếm món ăn, chia khẩu phần cho từng bàn ăn sao cho vừa đồng đều, vừa ngon miệng, lại đẹp mắt.
Cả ngày chỉ quanh quẩn trong bếp với thịt, cá, rau củ, chén bát, xoong nồi đối với những chàng trai trẻ quả là sự gò bó không dễ gì quen được. Một chiến sĩ của tiểu đội nuôi quân cho biết: “Lúc ở nhà với bố mẹ, tôi chưa từng vào bếp nấu nướng hoặc phụ giúp mẹ bao giờ. Vào bộ đội, được phân công làm anh nuôi, tôi phải làm quen từ đầu với cách nhặt rau, cắt thịt, rồi học nấu ăn với những chiếc chảo, chiếc nồi to. Không chỉ nấu chín mà còn phải nấu ngon, nấu vừa miệng để đồng đội ăn no, ăn hết khẩu phần. Mọi cái ban đầu đều khó khăn, nhưng bây giờ tôi đã làm được và làm thành thạo. Mỗi ngày, nhìn mọi người sau giờ huấn luyện mệt nhọc ngoài thao trường được ăn uống đầy đủ, vui vẻ thoải mái, tôi thấy thật hạnh phúc”.
Trung úy chuyên nghiệp Phạm Thanh Tuấn, bếp trưởng nuôi quân Tiểu đoàn 1 cho biết: “Bếp núc vốn là công việc vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại, chịu khó của phụ nữ. Nhưng tiểu đội chúng tôi do đặc thù biên chế toàn là anh nuôi. Nhưng với tinh thần không có việc gì khó, chúng tôi luôn tâm niệm tất cả vì đồng đội thân yêu, mỗi ngày đều tận tụy, làm hết sức mình để có những bữa cơm ngon, canh ngọt, cho bộ đội yên tâm huấn luyện, học tập”.
Ngoài việc phục vụ, những anh nuôi của Trung đoàn còn tích cực cùng cả đơn vị tăng gia sản xuất, trồng trọt các loại rau xanh, bầu bí, củ quả theo mùa, chăn nuôi hàng trăm con heo, gà, bò tạo thực phẩm sạch để đưa vào bữa ăn cho bộ đội thêm phong phú. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với các “Lê anh nuôi” là những đợt diễn tập vòng tổng hợp hằng năm. Đoạn đường hành quân trải qua hàng trăm cây số dốc đèo, nếu như đồng đội phải đeo ba lô với quân tư trang cá nhân từ 30-40kg thì các anh nuôi ngoài số đó còn phải đeo thêm trên vai hàng chục kg xoong nồi, dụng cụ nhà bếp.
Diễn tập đúng vào những ngày thời tiết mưa gió dầm dề, việc đầu tiên sau khi đặt ba lô xuống sau mỗi chặng hành quân là dùng cuốc xẻng đào “Bếp Hoàng Cầm” sâu xuống 2-3 mét trong lòng đất để giữ bí mật trong chiến đấu. Lều bạt phải căng dựng để nấu ăn khi trời đổ mưa to. Nước nấu ăn phải đi gùi bằng can xa 4-5km. Vất vả, khó khăn là vậy nhưng các chiến sĩ nuôi quân vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm ăn chín, uống sôi cho bộ đội trong suốt thời gian diễn tập. Những năm qua, bếp ăn của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 971 luôn đạt danh hiệu bếp “nuôi quân giỏi, quản lý tốt”.
Ở các cơ quan, đơn vị thuộc LLVT thành phố, nhân viên làm công tác nuôi quân có nhiều chị em. Mỗi bếp ăn có từ vài chục CBCS trở lên. Thiếu tá chuyên nghiệp Võ Thị Hồng, người có “thâm niên” nhiều năm liền phục vụ bếp cơ quan Bộ chỉ huy cho biết: “Từ việc lên thực đơn đến cách chế biến chúng tôi đều phải có kế hoạch cụ thể hằng tháng, làm sao vừa bảo đảm ăn ngon, vừa vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra bất cứ sai sót gì. Với người làm dâu trăm họ như chúng tôi, để vừa lòng tất cả mọi người là điều rất khó, nhưng chúng tôi luôn tâm niệm khi dồn tất cả tình cảm vào từng bữa ăn cho đồng đội thì sẽ mang đến niềm vui cho mọi người”.
Là phụ nữ phải gánh vác sắp xếp việc gia đình, con cái, các chị vẫn hằng ngày thức khuya, dậy sớm, đảm đang chu toàn, phục vụ đầy đủ cho bộ đội. Nhiều chị có chồng công tác xa, chồng đi học hoặc có hoàn cảnh khó khăn vẫn thu xếp ổn thỏa việc nước, việc nhà, hằng năm phấn đấu đạt danh hiệu chiến sĩ tiên tiến, chiến sĩ thi đua, được anh em bộ đội tin yêu, quý mến. Nhiều chị như Thiếu tá chuyên nghiệp Võ Thị Hồng, Trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Thị Hồng Tuấn ngoài việc nấu ăn ngon phục vụ bộ đội còn tích cực nghiên cứu học hỏi, nâng cao tay nghề, tham gia thi nấu ăn tại các hội thi do Hội phụ nữ tổ chức luôn đoạt giải cao.
Chuyện về Lê Anh Nuôi
2 giờ đêm, khi đơn vị còn chìm trong giấc ngủ, các chiến sĩ nuôi quân bắt đầu công việc của một ngày mới. Dưới ánh đèn điện, không khí làm việc thật trật tự và tất bật. Mỗi người một việc theo sự phân công, đôn đốc của bếp trưởng.
Một ngày đầu tháng 5, tôi có dịp trực tiếp đi thăm một số bếp ăn, gặp và trò chuyện cùng nhiều chiến sĩ nuôi quân ở Sư đoàn 5. Trọn một ngày chứng kiến, tôi mới thấu hiểu hơn nỗi vất vả, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương đồng chí, đồng đội, cùng bàn tay khéo léo trong từng công việc của các chiến sĩ “Lê Anh Nuôi”. Phía sau những chiến công của đơn vị, họ luôn là người lặng lẽ, âm thầm đóng góp công sức của mình.
2 giờ đêm, khi đơn vị còn chìm trong giấc ngủ, các chiến sĩ nuôi quân bắt đầu công việc của một ngày mới. Dưới ánh đèn điện, không khí làm việc thật trật tự và tất bật. Mỗi người một việc theo sự phân công, đôn đốc của bếp trưởng.
Người vo gạo, nấu cơm; người chuyển những sọt rau đã rửa sạch, những rổ đựng đầy các loại củ quả đã thái sẵn từ kho thực phẩm vào bếp. Sau một giờ nổi lửa, khắp gian bếp đã dậy lên mùi thơm nồng nàn, quyến rũ của các món như canh rau, đồ kho, đồ xào…
Ðến 4 giờ 30 phút, công việc hoàn tất. Họ lại lặng lẽ chia khẩu phần ăn và dọn bàn. Khoảng 5 giờ 45 phút, công việc chuẩn bị cho bữa ăn sáng của đơn vị mới tạm xong. Trong nhà ăn, trên mặt bàn inox sáng bóng, cơm, canh còn nóng hổi, các món thịt gà kho, rau cải xào, đậu hũ, nước chấm được chia theo từng khẩu phần trong các đĩa inox loại 4 ngăn, đậy điệm kỹ càng. 6 giờ sáng, từ các đại đội, chiến sĩ đi thành từng hàng ngay ngắn, tiến về nhà ăn.
Việc chuẩn bị cho bữa ăn trưa và chiều trong ngày được bắt đầu từ 7 giờ và 13 giờ 30. Công việc đầu tiên là nhặt rau, chế biến thực phẩm. Mọi việc thường kết thúc vào lúc gần 12 giờ và hơn 17 giờ.
Nhìn bảng thực đơn trong ngày của các bếp ở Sư đoàn 5, tôi càng cảm nhận được sự vất vả của những người lính nuôi quân. Toàn bộ cả ba bữa sáng, trưa, chiều trong ngày đều phải đảm bảo thực đơn: món có hàm lượng đạm cao như thịt, cá, đậu hủ… một món rau luộc hoặc xào; canh, nước chấm. Ngoài ra, mỗi bàn ăn còn có thêm các hũ gia vị như nước mắm, giấm ớt, giấm tỏi, tiêu… Riêng bữa trưa còn có trái cây tráng miệng.
Tại bếp ăn của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, vừa kiểm tra xong nồi cá kho dùng cho bữa trưa, Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Trai- Trung đội phó Trung đội nuôi quân tâm sự: nhập ngũ năm 2017, kết thúc chương trình huấn luyện chiến sĩ mới, Trai đăng ký đi học lớp đào tạo tiểu đội trưởng chuyên ngành bộ binh.
Trở về đơn vị, Trai được phân công vừa trực tiếp nấu ăn, vừa quản lý, chỉ huy trung đội phục vụ. Ban đầu Trai lo lắm, vì công việc được phân công không đúng với chuyên ngành học, chuyện bếp núc chưa quen, chưa có kinh nghiệm, nhất là quân số đơn vị đông, phục vụ cho hàng trăm người.
Vì thế, thời gian đầu khi có “sự cố” cơm sống, cơm nhão, Trai vô cùng bối rối. Sau đó, anh được bếp trưởng, rồi trợ lý hậu cần Tiểu đoàn hướng dẫn, kết hợp với học hỏi từ đồng đội, anh nhanh chóng thành thạo hết các công. Cũng nhờ làm anh nuôi, nên có đợt tranh thủ về thăm gia đình Trai bèn trổ tài nấu ăn, cả gia đình ai cũng bất ngờ, tấm tắc khen ngon.
Còn với binh nhất Nguyễn Minh Kha, trước khi nhập ngũ, anh hoàn toàn không biết nấu một bữa ăn hay rửa chén, đũa. Huấn luyện chiến sĩ mới xong, Kha được biên chế về trung đội phục vụ. Kha kể, sau mỗi bữa ăn của đơn vị, bộ phận nhà bàn khẩn trương vệ sinh lại nhà ăn.
Tiếp đến, rửa sạch sẽ, để ngay ngắn trên kệ khoảng gần 500 chiếc khay, gần 100 chiếc cơ, chậu và trên 200 chiếc muỗng. Tháng đầu, Kha vô cùng chán nản, gọi điện, viết thư về gia đình anh vẫn kể chuyện huấn luyện, diễn tập, hành quân dã ngoại… không dám nói thật công việc của mình. Sau đó, được chỉ huy đơn vị giải thích rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của mỗi công việc, từng bước Kha quen dần và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thiếu tá Trương Ðình Phú- Phó Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 5 giải thích: mỗi bếp ăn có một trung đội phục vụ với 3 bộ phận gồm: bộ phận sơ chế, tinh chế; bộ phận chế biến nhiệt (hay còn gọi là nấu ăn) và bộ phận nhà bàn, vệ sinh.
Các chiến sĩ nuôi quân phải giỏi công việc của bộ phận mình, biết làm nhiệm vụ của bộ phận khác. Sơ chế, tinh chế yêu cầu phải phân loại, làm sạch sẽ các loại thực phẩm, rau, củ, quả. Ðặc biệt khi thái thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, quả… phải đẹp, đúng kích cỡ để khi chia món ăn theo khẩu phần, bảo đảm đều như nhau cả về số lượng, chất lượng.
Mấy năm nay, các bếp ở Sư đoàn 5 đều sử dụng lò hơi công nghệ mới. Từ cuối năm 2017 đến nay, Sư đoàn đã đầu tư mua sắm máy thái các loại thịt, xương, bắn chả cá viên… do đó việc nấu ăn có thuận tiện hơn. Vất vả, khó khăn nhất của chiến sĩ nuôi quân đó là các đợt phục vụ đơn vị hành quân dã ngoại và diễn tập.
Khi đó, chiến sĩ nuôi quân vừa phải triển khai làm hệ thống bếp Hoàng Cầm đúng quy cách, bảo đảm yếu tố bí mật, sát thực tế chiến đấu, vừa phải có kế hoạch tiếp phẩm, khai thác chất đốt, nguồn nước tại chỗ, lo khẩu phần ăn cho bộ đội đúng, đủ, ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dù trong tương lai, chiến tranh có phát triển theo xu hướng số hoá, công nghệ cao… thì chiến sĩ nuôi quân vẫn miệt mài với nồi niêu, xoong chảo, mắm muối, suất ăn. Hình ảnh và công việc của chiến sĩ nuôi quân ở Sư đoàn 5 gợi cho tôi nhớ tới lời bài hát “Nổi lửa lên em” của nhạc sĩ Huy Du:… “vũ khí ta mang đâu có là tên lửa, chỉ bếp than hồng ủ chín hơi cơm…”.
Tâm sự về người Lê Anh Nuôi
Biển động, trời mưa nặng hạt, ngoài boong tàu lạnh tê buốt, nhưng bên trong phòng nấu ăn tầng C Tàu HQ-571 (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) lại hầm hập nóng. Đại úy QNCN Vũ Xuân Thuân, nhân viên nấu ăn, ướt đẫm mồ hôi, nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt với từng phần việc trong bếp. Nhìn cái cách anh làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình… chẳng mấy ai nghi ngờ anh là quân nhân đã có 30 năm làm công tác phục vụ. Cũng bởi thế mà lời giới thiệu về bản thân của anh cũng chỉ đơn giản: Tôi là “Lê Anh Nuôi”.
Người “Lê Anh Nuôi” mà chúng tôi nhắc đến thực chất là người đầu bếp “bất đắc dĩ”. Cương vị thực tế của anh là cán bộ phụ trách chăn nuôi tập trung ở Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 146. Lần này ra Trường Sa, Tàu HQ-571 chở theo nhiều người, trên tàu lại không có lực lượng nuôi quân chuyên trách, nên anh Thuân và một số đồng chí khác xung phong thực hiện nhiệm vụ này.
Vốn là người to khỏe, có “năng khiếu” tăng gia sản xuất, quen sóng gió, lại có kinh nghiệm làm việc trên biển dài ngày… nên khi anh Thuân đề xuất ý kiến, ngay lập tức được lãnh đạo, chỉ huy nhất trí chọn vào Tổ phục vụ trong chuyến công tác lần này.
Cũng như bao lần khác, anh Thuân xác định rõ nhiệm vụ trên hết là phải đảm bảo “cơm ngon, canh ngọt” phục vụ đoàn công tác ra Trường Sa. Bởi thế, dù sóng to, gió lớn anh vẫn không nề hà từ việc lớn đến việc nhỏ. Là người lớn tuổi, anh thường xuyên động viên anh em phải khắc phục khó khăn “nấu chín, đun sôi”. Cũng bởi thế, hình ảnh đầu tiên mà mọi người bắt gặp ở anh chính là gương mặt nhễ nhại mồ hôi nhưng lúc nào cũng hiện hữu nụ cười hiền, dễ gần.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Hưng (Thái Thụy, Thái Bình), năm 1984, anh Thuân xung phong nhập ngũ vào Lữ đoàn 147. Sau đó, anh đi học lái xe, về phục vụ ở Phòng Hậu cần Lữ đoàn. Năm 1998, anh xin đi phục vụ Trường Sa. Bấy giờ, cấp trên bố trí anh vào vị trí lái xe pháo binh thuộc Tiểu đoàn 6, Lữ đoàn 126 (sau này đổi phiên hiệu thành Lữ đoàn 101). Năm 1990, anh được trên tin tưởng giao nhiệm vụ đảm trách lái xuồng chở hàng từ đất liền vào bán đảo Cam Ranh. Anh Thuần nhớ lại:
– Ngày đó giao thông chưa thuận tiện như bây giờ, đi một chuyến xuồng bằng đường tắt trên biển mất chỉ 4,5 lít xăng, trong khi đi ô-tô mất đến 20 lít xăng. Như vậy là công việc mình đảm trách có ý nghĩa rất lớn, vừa giúp đơn vị thực hành tiết kiệm hiệu quả, vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm, góp phần nâng cao đời sống cho bộ đội. Bởi thế, hơn 14 năm liền, tôi bền bỉ công tác, không bỏ dù chỉ một ngày công.
Cũng theo anh Thuân, sau này khi giao thông được nâng cấp, người thợ lái xuồng được chuyển sang phụ trách trang trại chăn nuôi heo của Lữ đoàn 101. Thời gian này anh được Quân chủng tặng Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở, được lãnh đạo, chỉ huy các cấp tặng nhiều hình thức khen thưởng khác. Đến tháng 6-2012, Vũ Xuân Thuân được chuyển về công tác ở Lữ đoàn 146, rồi nhận nhiệm vụ ra ngoài đảo Tiên Nữ (Trường Sa) công tác đến tháng 7-2013, mới trở về đất liền.
Gần 30 năm tuổi quân, giữ nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn một chức danh “người phục vụ”, anh Thuân luôn tự hào vì những gì mình đã hoàn thành và đóng góp cho tổ chức. Hàn huyên với tôi, anh Thuần nói:
– Bác Hồ căn dặn chúng ta rồi: Không có việc sang hèn. Bởi thế, việc gì có lợi cho tổ chức, được tổ chức giao thì tôi luôn phấn đấu thực hiện bằng hết mình.
Anh Thuần nói đúng, suốt hành trình từ Quân cảng Cam Ranh đi Trường Sa, tàu HQ-571 phải liên tục đối mặt với những con sóng cấp 7, 8. Thế nên, đã không biết bao nhiêu lần anh Thuân phải làm thay việc giúp đồng đội. Dù rất nhanh nhẹn, nhưng anh cũng không thiếu tính cụ thể, tỷ mỉ. Bản thân anh phải tự tay nấu đi, nấu lại không biết bao nhiêu lần những món ăn bị sóng hất đổ. Để đảm bảo cơm canh cho bộ đội, anh cùng các thành viên trong tổ phục vụ phải dạy từ lúc 3 giờ 30 sáng hằng ngày, rồi quần quật với từng việc nhỏ đến tận khuya. Trung úy QNCN Hoàng Như Thảo, nhận xét về anh Thuần:
– Anh Thuần là tấm gương sáng để chúng tôi học tập về tinh thần phục vụ. Anh ấy hay nhắc chúng tôi phải học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Và chính cách sống, làm việc của anh đã trở thành “mệnh lệnh không lời” cổ vũ, động viên chúng tôi học Bác Hồ bắt đầu từ những công việc hằng ngày.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lê Anh Nuôi là ai. Mọi thông tin trong bài viết Lê Anh Nuôi là ai? Chuyện về Lê Anh Nuôi đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- “Mỗi người sinh ra đều là thiên tai” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe (13 mẫu)
- 100+ Ca dao tục ngữ về thầy cô hay và ý nghĩa
- 90 Bài thơ sáu chữ lớp 8 về gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp, quê hương,…
- A Páo A Tủa phố cổ là ai? Các thông tin về A Páo A Tủa phố cổ
- Ân Tầm là ai? Top 10 tác phẩm hay nhất của Ân Tầm
- Anna Gấu là ai? Sự nổi tiếng bất ngờ của Anna Gấu
- Âu Hà My là ai? Đời tư và sự nghiệp của Âu Hà My