Lịch Sử 10 Bài 17 Chân trời sáng tạo: Văn minh Phù Nam | Soạn Lịch sử 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 17: Văn minh Phù Nam
I. Cơ sở hình thành
Bạn đang xem: Lịch Sử 10 Bài 17 Chân trời sáng tạo: Văn minh Phù Nam | Soạn Lịch sử 10
Câu hỏi trang 101 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Phù Nam?
Trả lời:
– Phù Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại: Mạng lưới sông ngòi dày đặc kết nối với nhau và điều đổ ra biển qua nhiều cửa sông lớn, trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng; đất đai giàu phù sa,…
– Phần biển bao bọc ở phía đông và tây nam lãnh thổ với nhiều hải cảng thuận lợi là con đường hướng ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ. Điều này giúp Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.
Câu hỏi trang 101 Lịch Sử 10: Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội?
Trả lời:
– Cơ sở dân cư:
+ Tổ tiên người Phù Nam là các nhóm cư dân bản địa có quá trình phát triển liên tục từ thời kì đồ đá, chủ nhân của nền văn hóa tiền Óc Eo.
+ Các thương nhân và các nhà truyền giáo đến từ Ấn Độ đã truyền bá vào Phù Nam nhiều thành tựu văn minh, như: chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp…
– Cơ sở xã hội: Xã hội Phù Nam cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
+ Giới quý tộc và tu sĩ thuộc tầng lớp trên của xã hội, được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị – xã hội và ngoại giao.
+ Giới thương nhân nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế.
+ Nông dân, thợ thủ công và một bộ phận nô lệ là lực lượng lao động, hợp thành tầng lớp bị trị trong xã hội.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 10: Nêu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Phù Nam?
Trả lời:
– Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I, tồn tại đến thế kỉ VII.
– Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:
+ Đứng đầu là vua nắm cả vương quyền và thần quyền.
+ Giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.
Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 10: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát Hình 17.2, cho biết văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Phù Nam?
Trả lời:
– Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến sự phát triển của văn hóa Phù Nam:
+ Khoảng cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của người Ấn Độ, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng để ghi lại tiếng nói của mình.
+ Các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo… được du nhập vào Phù Nam và được đông đảo quần chúng nhân dân sùng mộ
+ Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc của cư dân Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét phong cách Ấn Độ.
Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 10: Nêu những thành tựu cơ bản về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam?
Trả lời:
– Hoạt động kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước được chú trọng
+ Hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài diễn ra tấp nập. Thương cảnh Óc Eo của Phù Nam trở thành một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất thời bấy giờ, thu hút thương nhân nhiều quốc gia trên thế giới.
– Văn hóa ở: cư dân Phù Nam ở nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.
– Phương tiện đi lại: chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và ven biển.
– Trang phục: khá đơn giản
+ Đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trấn;
+ Phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.
Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 10: Hãy lập bảng những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam?
Trả lời:
Luyện tập và Vận dụng (trang 104)
Luyện tập trang 104 Lịch Sử 10: Văn minh Phù Nam hình thành trên các cơ sở nào? Yếu tố biển và kinh tế biển tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam?
Trả lời:
– Văn minh Phù Nam hình thành trên các cơ sở :
+ Điều kiện tự nhiên;
+ Cơ sở cư dân và xã hội;
+ Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
– Tác động của yếu tố biển và kinh tế biển đến sự hình thành và phát triển văn minh Phù Nam:
+ Biển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam. Một bộ phận cư dân sống bằng nghề buôn bán, trao đổi sản vật với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả-rập, Mã Lai,…
+ Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo. Biển và kinh tế biển mang lại nguồn lợi lớn cho hoạt động kinh tế ở Phù Nam.
+ Thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán qua đường biển, nhiều thành tựu văn minh lớn đã được du nhập vào Phù Nam.
Vận dụng trang 104 Lịch Sử 10: Em hãy sưu tầm và giới thiệu tư liệu về nền văn minh Phù Nam?
Trả lời:
(*) Tư liệu giới thiệu về: Tượng thần Vishnu Bình Hòa (bảo vật quốc gia thuộc văn minh Phù Nam)
– Hơn ngàn năm trầm mình dưới đáy sông Đồng Nai, đến năm 1976, một chân đế bằng đá, có dính hai bàn chân trần của một pho tượng thần đã được công nhân Xí nghiệp Khai thác cát Hóa An đưa lên từ đáy sông lẫn trong cát vàng. Đến tháng 2-1977, cũng tại địa điểm ấy, giữa lòng sông Đồng Nai, sâu hơn 20m, họ lại múc tiếp được phần thân tượng, sau đó đem về gắn kết thì thấy khớp sát sao với phần chân đế. Tháng 4-1977, tượng Vishnu được chuyển giao cho Bảo tàng Đồng Nai để bảo quản, trưng bày.
– Tượng Vishnu Bình Hòa có niên đại thế kỷ VI – VII, được tạc bằng sa thạch, có kết cấu hạt mịn, cứng, màu xám đen. Tượng cao 167 cm, nặng 220 kg. Tượng thần Vishnu Bình Hòa được tạc trong tư thế đứng chính diện, khá cao như kích thước người thật, thể hình thanh thoát, hơi lệch hông về bên phải. Đầu đội mũ hình trụ thẳng, dưới vành mũ trước trán để lộ những lọn tóc.
– Tượng thần Vishnu có khuôn mặt bầu; trán cao vừa phải; miệng rộng, hơi mỉm cười tự nhiên; cổ tròn bạnh, ngắn; vai hơi xuôi, bả vai hơi vuông tròn; ngực nở; bụng lép, lưng eo, rốn sâu. Dưới thân quấn sampot dài đến gần đầu gối, vắt từ phải sang trái, mép dưới kéo lên bụng. Chân tượng thần thẳng, hơi dạng ra và được gắn lại với hai bàn chân vốn được tạc liền với một bệ tượng hình chữ nhật.
– Theo Bảo tàng Đồng Nai, pho tượng có 4 tay, các tay đã bị gãy đến phần cùi chỏ. Chân gãy mất một đoạn từ ống quyển đến mắt cá chân (trái). Hai chân tượng bị gãy rời ra khỏi bàn chân.
– Tượng thần Vishnu Bình Hòa là hiện vật gốc mang tính độc bản, độc đáo, có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và khoa học. Năm 2021, pho tượng này được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 18: Văn minh Đại Việt
Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lịch Sử 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Tri thức lịch sử và cuộc sống | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ – trung đại | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Văn minh Ai Cập cổ đại | Soạn Lịch sử 10