Học TậpLịch sử 10 Kết nối tri thứcLớp 10

Lịch sử 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Sử học với các lĩnh vực khoa học | Soạn Lịch sử 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Sử học với các lĩnh vực khoa học | Soạn Lịch sử 10

Mở đầu trang 19 Lịch sử 10:Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về di sản trình UNESCO, nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử – văn hóa, địa chất địa mạo, giá trị thẩm mĩ,… của danh thắng đã được triển khai. Nhờ đó, danh thắng Tràng An đã được ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Như vậy, để khẳng định đầy đủ giá trị của một di sản văn hóa nói riêng và lịch sử nói chung cần có sự phối hợp, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vấn đề đặt ra: Các lĩnh vực khoa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Ngược lại, Sử học có đóng góp gì trong sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác?

Trả lời:

– Các lĩnh vực khoa học có vai trò hỗ trợ cho việc tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử. Vì: sử học sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,… để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,… trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

– Sử học có đóng góp lớn đối với sự phát triển của các lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học xã hội và nhân văn. Vì: lịch sử cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, thành tựu cơ bản…. của các ngành khoa học khác

1. Sử học – môn khoa học liên ngành

Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử 10: Để có được thông tin trong các tư liệu 1, 2, 3 (tr.20-21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

– Xác định:

+ Để có được thông tin trong tư liệu 1 (Lược đồ tìm thấy một số dấu tích của người Nguyên thủy ở Đông Nam Á), các nhà sử học đã sử dụng kiến thức và phương pháp của khoa học địa lí.

+ Để có được thông tin trong tư liệu 2, các nhà sử học đã sử dụng kiến thức và phương pháp của ngành hóa học (cụ thể là: phương pháp đo đồng vị phóng xạ).

+ Để có được thông tin trong tư liệu 3, các nhà sử học đã sử dụng kiến thức và phương pháp của ngành toán học (cụ thể là: phương pháp thống kê…)

– Việc phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau, giúp các nhà sử học hiểu đúng vấn đề đang nghiên cứu và ngày càng hiểu đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.

Câu hỏi 2 trang 21 Lịch sử 10: Tại sao khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

Trả lời:

– Khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành. Bởi vì:

+ Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục,….

+ Trong quá trình nghiên cứu, các nhà sử học phải khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan như Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học, Xã hội học,….nhằm phục dựng lại những hoạt động của con người trong quá khứ một cách chính xác, toàn diện và cụ thể.

2. Mối liên hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

Câu hỏi 1 trang 23 Lịch sử 10: Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

– Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử sau:

+ Đặng Tuyên Phi đứng đầu hậu cung.

+ Vương Thế Tử bị truất ngôi.

+ Quân Tây Sơn kéo vào tấn công quân Trịnh.

+ Vua Lê Chiêu Thống tính kế giành lại quyền lực từ quân Tây Sơn.

+ Vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh

+ Nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt, quân Tây Sơn đánh lui giặc tại trận Ngọc Hồi.

– Nguyễn Huệ được phong Vương.

* Một số sự kiện hoặc bối cảnh được đề cập trong các hồi của tác phẩm:

– Hồi 1:

+ Chúa Trịnh Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

+ Tuyên phi bày mưu kế hại thế tử Trịnh Tông (con trưởng của chúa Trịnh Sâm), khiến thế tử Trịnh Tông bị truất ngôi và bị giam cầm.

+ Hồi thứ 2:

+ Chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán (con trai của Tuyên phi) lên nối ngôi.

+ Trịnh Khải cùng với quân Tam phủ, nửa đêm xông vào phủ chúa giết phế truất Trịnh Cán, tôn Trịnh Tông lên làm Nam Đoan Vương

Hồi thứ 9 và hồi thứ 11:

+ Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.

+ Nội bộ quân Tây Sơn mâu thuẫn, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc tiêu diện Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Chiêu Thống bỏ Kinh đô Thăng Long đi lưu vong.

+ Sau khi tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm mưu phản, buộc Nguyễn Huệ phải thân chinh ra bắc tiêu diệt Vũ Văn Nhậm.

– Hồi thứ 12: Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

– Hồi 14, 15:

+ Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh với chiến thắng vang dội tại Ngọc Hồi – Đống Đa

+ Sau khi đánh tan quân xâm lược, vua Quang Trung cho thi hành nhiều chính sách tích cực để khôi phục lại đất nước.

+ Vua Càn Long (nhà Thanh) buộc phải phong Nguyễn huệ làm An Nam Quốc Vương.

Câu hỏi 2 trang 23 Lịch sử 10: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.

Trả lời:

* Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

Vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:

+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

* Ví dụ cụ thể: Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp của nhiều ngành khoa học như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Kiến trúc, nghệ thuật,….

Câu hỏi 1 trang 24 Lịch sử 10: Khai thác Hình 4 (tr.23) và cho biết: Các tác phẩm như trong hình có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao? Hãy rút ra vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

– Các tác phẩm Lịch sử toán học giản yếu và lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học cũng được coi là tác phẩm lịch sử, vì: các ngành toán học, hóa học… cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của sử học.

– Vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó:

+ Tác phẩm Lịch sử toán học giải yếu: cung cấp những tri thức về sự ra đời, quá trình phát triển và những thành tựu tiêu biểu của ngành toán học.

+ Tác phẩm Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học: giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học.

Câu hỏi 2 trang 24 Lịch sử 10: Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với một ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

Trả lời:

– Ví dụ: Lịch sử ra đời và phát triển của điện thoại di động.

+ Sử học nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của điện thoại di động, qua các thời kì với những thiết kế điện thoại khác nhau, sự ảnh hưởng của điện thoại di động đối với cuộc sống con người.

+ Qua đó cung cấp tri thức cho những nhà nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ có thể cải tiến điện thoại với nhiều chức năng, gọn nhẹ và thông minh hơn. Đồng thời cung cấp cho nhân loại những hiểu biết về thành tựu của con người trong quá khứ.

Câu hỏi 1 trang 25 Lịch sử 10: Dựa vào thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19), hãy cho biết: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học nào?

Trả lời:

– Để xác định giá trị của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học về Địa lí- Địa chất, Cổ sinh học, Sinh học, Kiến trúc, Toán học, Lịch sử – Văn hóa, Tài nguyên môi trường,…

Câu hỏi 2 trang 25 Lịch sử 10: Hãy cho biết vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.

Trả lời:

– Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò quan trọng đối với Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ. 

+ Các lĩnh vực như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí tự nhiên, Thiên văn học, Toán học, Tin học,… cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng với hệ thống tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm… cho các nhà sử học.

+ Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, hệ thống thông tin địa lí (GIS), tri tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tại ảo, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lý sử liệu, trình bày và tái hiện quá khứ.

Luyện tập và Vận dụng (trang 25)

Luyện tập 1 trang 25 Lịch sử 10: Nêu và phân tích một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử.

Trả lời:

Ví dụ 1: Để tìm hiểu về giá trị của khu di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội, các nhà nghiên cứu lịch sử cần những tri thức, khái niệm, các công trình nghiên cứu của các lĩnh vực như tư tưởng (Nho học), kiến trúc, địa lí, giáo dục, văn học, văn tự chữ Hán,…Từ đó để đánh giá được Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của Tòan Thế giới.

Ví dụ 2: để giám định niên đại của các hiện vật, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14C (đây là phương pháp thuộc ngành hóa học).

Luyện tập 2 trang 25 Lịch sử 10: Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.

Trả lời:

Ví dụ: Bình ngô đại cáo là bài cáo được viết bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi tuyên cáo sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của Đại Việt. Văn bản này có giá trị lớn đối với sử học, đặc biệt về văn học. Để tìm hiểu về những giá trị văn học thể hiện trong tác phẩm, các nhà nghiên cứu văn học cần những tri thức về bối cảnh lịch sử ra đời, nhân vật lịch sử liên quan đến văn bản này.

Vận dụng 1 trang 25 Lịch sử 10:Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/gia đình của em,… trong những năm gần đây (lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thưc, kĩ năng, phương pháp liên ngành).

Trả lời:

(*) Giới thiệu trường: THCS Chu Văn An (Hà Nội)

Ngôi trường gắn bó với 4 năm tuổi học trò với những kỉ niệm đẹp đẽ của thời cấp 2 đó là trường THCS Chu Văn An với bề dày lịch sử và nhiều truyền thống tốt đẹp. Em xin giới thiệu về lịch sử ra đời của trường em như sau:

Ngày 9/12/1908, Giám đốc Nha học chính Đông Dương đã kí quyết định hợp nhất trường Thông ngôn Hà Nội, trường Sư phạm Hà Nội và trường Jules-Ferry Nam Định thanh một trường mang tên “Trường Thành Chung Bảo hộ” đặt tại Hà Nội, trong nhóm trường phố Quán Thánh kéo dài, mục đích là đào tạo những lớp người làm công chức cho thực dân Pháp. Đến ngày 12/6/1945 trường được đổi tên thành trường Chu Văn An.

Sau hoà bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956, khi đó thầy Thạch Quang Tuấn làm hiệu trưởng, thầy Bùi Quang Huy làm hiệu phó. Từ năm 1964, do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường đi sơ tán tại huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 1969 thì quay lại địa chỉ số 10 phố Thụy Khuê. Một, hai năm sau, trước chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử, trường lại sơ tán lần thứ hai. Từ năm 1969 đến 2004, trường ổn định tại địa chỉ trên, rồi sau đó chuyển đến số 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội như ngày nay.

Từ năm 2004 đến nay trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh tài giỏi, đạt nhiều giải cao trong các kì thi. Với sân chơi lành mạnh và các hoạt động bổ ích mà trường tổ chức đã giúp cho học sinh được vui chơi, học tập và rèn luyện những kĩ năng, phát huy những sở trường năng lực của bản thân. Em cảm thấy rất vui khi là học sinh của ngôi trường này.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 25 Lịch sử 10: Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử? Hãy nêu tác dụng của nó.

Trả lời:

– Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác thông minh trong giờ học lịch sử.

– Việc ứng dụng các công nghệ thông tin đó giúp cho em có thể tiếp thu bài học nhanh hơn qua các đoạn video, hình ảnh thực tế ảo, phim tư liệu, các bài hát đi cùng năm tháng,..Và em thấy hứng thú hơn khi học môn lịch sử.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ – trung đại

Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ – trung đại

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button