Học TậpLịch sử 10 Kết nối tri thứcLớp 10

Lịch sử 10 Bài 7 Kết nối tri thức: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại | Soạn Lịch sử 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 7 Kết nối tri thức: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại | Soạn Lịch sử 10

Mở đầu trang 58 Lịch sử 10: Em có biết vào thời điểm năm 2021, để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay sẽ mất khoảng gần 2 giờ, bằng tàu hỏa (loại có tốc độ cao nhất) mất khoảng 30 giờ, còn đi xe đạp có thể mất tới gần 1000 giờ, … Như vậy nếu không có những phương tiện giao thông hiện đại thì con người sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để di chuyển giữa các vùng. Tàu hòa, ô-tô, tàu thủy, máy bay là một số thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp đó diễn ra trong bối cảnh nào và có những thành tựu gì nổi bật? Những thành tựu ấy có ý nghĩa và tác động gì đối với thế giới?

Giải Lịch sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

A – Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

* Bối cảnh

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công, nguồn tích luỹ tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa);

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên;

+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp.

+  Sự phát triển của ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hoá ngành này.

=> Trong bối cảnh đó, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu và Bắc Mĩ.

* Thành tựu

+ Năm 1733, Giôn Cay sáng tạo ra con thoi bay

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni

+ Năm 1769, Ri-chác Ác-rai chế rạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt chạy bằng hơi nước

– Ngành luyện kim và giao thông vận tải cũng đạt được những thành tựu quan trọng:

+ Năm 1784, Hen-ri Cớt đã phát minh ra lò luyện quặng theo phương pháp Put-đinh

+ Năm 1804, Ri-chác Tơ-re-vi-thích sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy trên đường ray

+ Ở Mỹ, năm 1807, Rô bớt Phon-tơn chế tạo thành công tàu thuỷ chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên.

B – Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

* Bối cảnh

+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.

+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,… đã đạt được nhiều thành tựu.

* Thành tựu

+ Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.

+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

+ Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

C – Ý nghĩa và tác động của cách mạng công nghiệp

* Ý nghĩa

– Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động,…

– Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…

– Thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.

* Tác động

– Tác động về xã hội:

+ Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân

+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản

– Tác động về văn hóa:

+ Đưa đến những biến chuyển lớn lao trong đời sống văn hoá. Lối sống và văn hoá công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.

+ Đời sống văn hoá tinh thần của người dân phong phú và đa dạng hơn

+ Sự giao lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được đẩy mạnh,…

– Hạn chế của các cuộc cách mạng công nghiệp:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,…

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Câu hỏi 1 trang 59 Lịch sử 10: Thông qua các hình 2, 3, 5 và thông tin trong mục a, em hãy trình bày bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.

Giải Lịch sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

– Bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công, nguồn tích luỹ tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa);

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên;

+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp.

+  Sự phát triển của ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hoá ngành này.

=> Trong bối cảnh đó, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu và Bắc Mĩ.

Câu hỏi 2 trang 59 Lịch sử 10: Theo em, tại sao Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh?

Trả lời:

– Cuộc cách mạng diễn ra đầu tiên ở nước Anh. Vì:

+ Tiến hành cách mạng tư sản sớm;

+ Kinh tế phát triển;

+ Nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp dồi dào

+ Có nhiều cải tiến kĩ thuật trong sản xuất.

Câu hỏi 1 trang 61 Lịch sử 10: Em hãy nêu những phát minh và sáng chế cơ bản ở nước Anh và một số nước châu Âu và Bắc Mỹ khác trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Trả lời:

* Những phát minh và sáng chế cơ bản của nước Anh

+ Năm 1733, Giôn Cay sáng tạo ra con thoi bay

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni

+ Năm 1769, Ri-chác Ác-rai chế rạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt chạy bằng hơi nước

– Ngành luyện kim và giao thông vận tải cũng đạt được những thành tựu quan trọng:

+ Năm 1784, Hen-ri Cớt đã phát minh ra lò luyện quặng theo phương pháp Put-đinh

+ Năm 1804, Ri-chác Tơ-re-vi-thích sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy trên đường ray

* Những phát minh và sáng chế cơ bản của một số nước châu Âu và Bắc Mĩ

+ Ở Mỹ, năm 1807, Rô bớt Phon-tơn chế tạo thành công tàu thuỷ chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên.

+ Ở Bỉ, quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra vào đầu thế kỉ XIX với trọng tâm là ngành luyện kim (thép), khai mỏ (than đá) và dệt.

+ Ở Pháp, do tác động của cách mạng tư sản và những bất ổn chính trị, cách mạng công nghiệp diễn ra khá muộn. Phải đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp mới cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Câu hỏi 2 trang 61 Lịch sử 10: Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Phát minh có vai trò quan trọng nhất là phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát 1784. Vì:

+ Nhờ có máy hơi nước cho nên các nhà máy có thể được xây dựng ở nhiều nơi. Đến đầu thế kỉ XIX, việc sử dụng máy hơi nước đã trở nên phổ biến, làm tăng năng suất và tốc độ sản xuất.

+ Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người; lao động bằng chân tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá.

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Câu hỏi trang 62 Lịch sử 10: Em hãy cho biết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?

Trả lời:

* Bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

– Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.

– Các nước tư bản châu Âu, Bắc Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn gốc lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh.

– Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các ngành khoa học cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu: Thuyết vạn vật hấp dẫn, thuyết tiến hóa….

=> Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… vào nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 1 trang 65 Lịch sử 10: Trình bày bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Trả lời:

* Bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

– Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.

– Các nước tư bản châu Âu, Bắc Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn gốc lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh.

– Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các ngành khoa học cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu: Thuyết vạn vật hấp dẫn, thuyết tiến hóa….

=> Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… vào nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 2 trang 65 Lịch sử 10: Nêu một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Trả lời:

* Một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

– Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim.

– Sự ra đời, phát triển và ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống. Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôn (1789 – 1854) Người Đức, Mai-com Pha-ra-đây (1791 – 1867) người Anh; Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện (1879).

– Phát minh ra động cơ đốt trong, tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ: 1891, kĩ sư người Nga là Đô-lô-môn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều;

– Phát minh ra máy bay (1903), xe hơi (1986).

– Ngoài ra còn có những phát minh khác về dầu đi-e-zen, công nghiệp hoá học máy điện tín được ứng dụng vào sản xuất và đời sống của con người.

3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

Câu hỏi trang 67 Lịch sử 10: Hãy nêu ý nghĩa và phân tích tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

Trả lời:

* Ý nghĩa của các cuộc cách mạng:

– Làm thay đổi cách thức sản xuất, tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.

– Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…

– Thúc đẩy sản xuất phát triển và góp phần cải thiện đời sống của con người.

* Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

– Đối với xã hội:

+ Hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân: Luân Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri….

+ Hình thành hai giai cấp đối kháng: tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê.

+ Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng gay gắt dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh chống tư sản.

– Đối với văn hóa:

+ Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng trở nên phố biến

+ Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của: Điện thoại, radio, điện ảnh,…

+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh…

– Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường;

+ Tình trạng bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em;

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa…

Luyện tập và Vận dụng (trang 67)

Luyện tập 1 trang 67 Lịch sử 10:Hãy trình bày một số thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trên trục thời gian.

Trả lời:

(*) Sơ đồ 1: một số thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Giải Lịch sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

(*) Sơ đồ 2: một số thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Giải Lịch sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 67 Lịch sử 10:Lựa chọn và giới thiệu về một số thành tựu mà em cho là tiêu biểu nhất.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: phương pháp luyện kim Pút-đinh

– Năm 1784, Hen-ri-cớt phát minh ra phương pháp luyện kim Pút-đinh

– Phương pháp luyện kim Pút-đinh (nhào trộn) dùng luồng khí làm nóng chảy quảng để luyện thành sắt. Nhờ phương pháp này mà việc luyện quanegj được đơn giản hóa, sắt được sản xuất ra nhiều.

(*) Giới thiệu: chiếc máy bay đầu tiên:

– Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Oóc-vin Rai đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên chạy bằng động cơ xăng.

– Trong buổi thử nghiệm này, máy bay của anh em nhà Rai chỉ có thể bay trong khoảng cách vài trăm mét, không thể tự cất cánh mà phải có thiết bị phóng và khi cất cánh, hạ cánh đều pải lựa theo chiều gió. Tuy nhiên, phát minh này đã gây tiếng vang lớn, tạo động lực cho việc nghiên cứu phát triển loại hình giao thông hiện đại và phổ biến hiện nay: đường hàng không.

Luyện tập 3 trang 67 Lịch sử 10: Có ý kiến cho rằng: Một số thành tựu của các cộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí là gây ra các thảm họa cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời:

– Một số thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí là gây ra các thảm họa cho nhân loại. Em đồng tình với ý kiến này.

– Bởi vì: bên cạnh những tác động tích cực đối với văn hóa, xã hội thì các cuộc cách mạng công nghiệp cận đại đã gây ra những điều tiêu cực như vấn đề ô nhiễm môi trường; đời sống con người kém an toàn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông…), sự bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em; sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa…

Vận dụng trang 67 Lịch sử 10: Thường ngày, em sử dụng những thiết bị nào dùng để nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học, kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống chúng ta sẽ ra sao?

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Ngày nay điện được sử dụng trong hầu hết các hoạt động như sinh hoạt và sản xuất (thắp sáng các loại bóng đèn chạy điện như bóng đèn neon, bóng đèn sợi đốt,… sử dụng năng lượng điện để đốt nóng: Các loại ấm điện, lò vi sóng, bàn là, máy sấy, quạt sưởi, điều hòa… Ngoài ra còn lấy ở những đồ vật có khả năng tích trữ điện như pin, ắc quy,…).

Nếu các nhà khoa học, kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống chúng ta sẽ khó khăn: trong việc thắp sáng sinh hoạt; các máy móc trong sản xuất không thể vận hành; thông tin liên lạc gặp khó khăn; văn hóa trở nên lạc hậu, hạn chế giao lưu văn hóa giữa các quốc gia,….

Đối với cuộc sống hiện đại ngày nay nếu như không có điện thì sẽ bị đảo lộn hoàn toàn, nhưng xét về mặt tích cực thì nếu như không có điện vấn đề ô nhiễm môi trường giảm bớt, tài nguyên thiên nhiên cũng không bị khai thác cạn kiệt.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại

Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ – trung đại)

Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bài 12: Văn minh Đại Việt

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 10 Kết nối tri thức

5/5 - (5 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button