Lịch sử 6 Bài 11 Kết nối tri thức: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á | Giải SGK Lịch sử lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Mục lục Giải Lịch Sử 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 11 Kết nối tri thức: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á | Giải SGK Lịch sử lớp 6
A. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu hỏi trang 52 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr53), hãy mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
Trả lời:
– Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
+ Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
+ Án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế (Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; đồng thời là cầu nối giữa 2 lục địa (lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia).
Câu hỏi trang 54 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr.53).
Trả lời:
– Một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là: Âu Lạc, Lâm Ấp; Phù Nam; Sri Kse-tra; Dva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a; Chân lạp; Tam-bra-lin-ga; Lang-ka-su-ka; Ma-lay; Ta-ru-ma; Ka-lin-ga.
Câu hỏi trang 54 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Các tư liệu (tr. 53) và hình 2, 3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.
Trả lời:
– Hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển rất phát triển.
– Thị trường buôn bán rộng mở, trong đó:
+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau (được chứng minh qua đoạn tư liệu số 2 “ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-tuc, đã phát hiện được 2 cánh hoa dát vàng, rất giống với mảnh vàng ở Óc Eo (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay).
+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài (được chứng minh qua đoạn tư liệu số 1: ở phía Đông đảo Booc-nê-ô phát hiện các hiện vật của Ấn Độ và nhà Hán (Trung Quốc); và đoạn tư liệu số 2: tại di di chỉ khảo cổ Pông-tuc (Thái Lan) tìm thấy 1 chiếc đèn lồng kiểu La Mã).
B. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 trang 54 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào?
Trả lời:
– Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử – văn hóa mang sắc thái riêng biệt. với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển.
– Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc (thông quan việc giao lưu thương mại) nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện ở khu vực này, ví dụ:
+ Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.
+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.
+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.
+ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.
+ Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-layu; Ta-ru-ma, Can-tô-li.
Câu 2 trang 54 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Giới thiệu Vương quốc Phù Nam
– Trên cơ sở văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập, có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
– Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
– Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương trên biển rất phát triển.
– Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Ấn Độ giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
– Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
Câu 3 trang 54 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.
Trả lời:
– Một số câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo:
(1) “Tháng sáu mà cấy mạ già
Thà rằng công cấy ở nhà ãm con.
Tháng chạp mà cấy mạ non
Thà rằng công cấy ãm con ở nhà”.
(2) “Còn gạo không biết ăn dè
Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra”
(3) “Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm
Hai tay xới xới đơm đơm
Công ai cày cấy sớm hôm đó mà”
(4) “Cơm sôi to lửa thì ngon
Cháo sôi to lửa thì còn nồi không”
(5) “Muốn cho lúa nảy bông to,
Cày sâu bừa bĩ phân tro cho nhiều”
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 12: Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Lịch sử 6 Bài 1 Kết nối tri thức: Lịch sử và cuộc sống | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 2 Kết nối tri thức: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 3 Kết nối tri thức: Thời gian trong Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 4 Kết nối tri thức: Nguồn gốc loài người | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 5 Kết nối tri thức: Xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 6 Kết nối tri thức: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6