Học TậpLịch sử 7 Cánh DiềuLớp 7

Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Soạn Sử 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Soạn Sử 7

Câu hỏi mở đầu trang 9 Bài 2 Lịch Sử lớp 7: Ngày 20-5-1498, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đặt chân đến Cali-cút (Ấn Độ). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của “kỉ nguyên khám phá” trong các thế kỉ XV – XVI. 

Vậy các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao?

Ngày 20/5/1489, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đặt chân đến Cali-cút (Ấn Độ)Trả lời:

– Các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện cuộc phát kiến địa lí của mình bằng đường hàng hải, tìm ra những châu lục mới và vùng đất mới, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.

– Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:

+ Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 2, bảng 2, hãy trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn.

Đọc thông tin và quan sát lược đồ 2, bảng 2 hãy trình bày những nét chính

Trả lời:

Những nét chính về hành chính của một cuộc phát kiến địa lớn.

– Cuộc phát kiến của B. Đi-a-xơ:

+ Năm 1487,  B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam châu Phi.

+ Địa điểm đó được B. Đi-a-xơ đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

– Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô:

+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô, dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây, đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

+ C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng vùng đất ông vừa phát hiện ra là miền “Đông Ấn Độ”, thực tế đó là châu lục mới – châu Mĩ.

– Cuộc phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma: năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma, rời cảng Lixbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

Cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan (1519 – 1522):

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

=> Ph. Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy trình bày những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Theo em hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy trình bày những hệ quả

Trả lời:

* Hệ quả tích cực của phát kiến địa lí

– Hệ quả tích cực:

+ Chứng minh một cách thuyết phục Trái đất có dạng hình cầu.

+ Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu.

+ Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

– Hệ quả tiêu cực: làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Hệ quả quan trọng nhất

-Hệ quả quan trong nhất là: đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

– Bởi vì: cuộc phát kiến địa lí đã đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu phát triển, quá trình tích lũy tư bản được đẩy mạnh, giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành, từ đó đẩy chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng trầm trọng, Tây Âu đang đứng ở đêm trước của các cuộc cách mạng tư sản.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 10 Lịch Sử lớp 7: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV – XVI).

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Giải Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 10 Lịch Sử lớp 7: Chọn và phân tích một hệ quả của cuộc phát kiến địa lí.

– Chọn phân tích hệ quả: Cuộc phát kiến địa lí làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

– Vì: thông qua phát kiến địa lí, các nước Tây Âu đã tìm ra những vùng đất mới, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, mà trình độ phát triển chưa cao => đáp ứng được nhu cầu về: tài nguyên và nhân công để thúc đẩy sản xuất. Do đó, giới thương nhân và quý tộc châu Âu ra sức bóc lột tài nguyên, nhân công ở thuộc địa, để thu lợi nhuận cao và trở nên giàu có.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng

Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Bài 7: Văn hóa Trung Quốc

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 7 Cánh Diều

5/5 - (7 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button