Nguyên quán là gì? Phân biệt quê quán và nguyên quán

Nguyên quán là gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu [từ khóa] trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Nguyên quán là gì?

Nguyên quán là cụm từ xuất hiện trên thẻ giấy CMND hoặc trong sổ hộ khẩu giấy,… dùng để xác định nguồn gốc của một người. 

Nguyên quán thường được xác định dựa trên căn cứ như: Nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).

Theo quy định trước đây tại Thông tư 36/2014/TT-BCA, Bộ Công an quy định nội dung ghi trong biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, sổ hộ khẩu là nguyên quán (ghi theo giấy khai sinh).

Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2022, không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy nên theo Thông tư 55/2021/TT-BCA thì cụm từ nguyên quán không còn được nhắc đến.

Nguyên quán là gì?
Nguyên quán là gì?

Phân biệt quê quán và nguyên quán

Nguyên quán và quê quán hiện nay được hiểu như sau:

– Nguyên quán được xác định dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.

Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì mới ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.

Lưu ý: Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

CSPL: Trên tinh thần của điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA.

– Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

CSPL: Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014.

Như vậy, có thể hiểu quê quán và nguyên quán đều được hiểu là “quê”, nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Nguyên quán được xác định là nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà. Còn quê quán được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.

Phân biệt theo tên gọi

Quê quán và nguyên quán đều có thể hiểu là “quê”, nguồn gốc, xuất xứ của một người công dân. Tuy nhân 2 thuật ngữ này vẫn có những điểm không giống nhau hoàn toàn. Hiểu đơn giản, nguyên quán của một người được xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Còn quê quán của một người được xác định theo nguồn gốc xuất xứ của cha mẹ. Có thể thấy, nguyên quán được xác định sâu xa hơn so với quê quán.

Phân biệt theo giấy tờ

Có thể phân biệt quê quán và nguyên quán là gì theo định nghĩa trên giấy tờ:

Nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Trong trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có khoản mục này, có thể ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Nếu không xác định được ông bà nội, ngoại, có thể ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ. Lưu ý, cần ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Nếu địa danh hành chính đã thay đổi có thể ghi theo địa danh hành chính mới của hiện tại.

Đối với quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc của mẹ theo thỏa thuận của cả hai hoặc theo tập quán được ghi trong giấy tờ khai khi đăng ký khai sinh

Căn cứ pháp lý để phân biệt

Căn cứ theo pháp lý, nguyên quán được Bộ Công an sử dụng trong các loại giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Căn cước công dân, Giấy chuyển hộ khẩu. Đối với quê quán thường được Bộ Tư pháp sử dụng trong giấy khai sinh.

Mặc dù sử dụng cả nguyên quán và quê quán nhưng tất cả những cơ quan áp dụng sử dụng thuật ngữ này cũng chưa có sự đồng nhất với trước đây. Tại thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực, sổ hộ khẩu tại mục nguyên quán sẽ được thay đổi bằng quê quán nhưng sau khi Thông tư 36/2014/TT-BCA có hiệu lực thì quê quán lại được đổi thành nguyên quán.

Ngoài ra còn có sự thay đổi với căn cước công dân như sau:

Tại Nghị định 170/2007/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, trên mẫu chứng minh thư 9 số mới có thay đổi chuyển về quê quán thay cho phần nguyên quán.

Sau khi thay đổi chứng minh thư lên 12 số và chuyển sang thẻ Căn cước công dân vào năm 2016 thì lại chuyển sang đều dùng là quê quán.

Và đến nay đã khiến nguyên quán và quê quán vẫn được dùng song song, trong các loại biểu mẫu theo quy định về cư trú vẫn sử dụng mục nguyên quán, riêng  đối với thẻ Căn cước công dân và giấy khai sinh thì dùng quê quán.

Phân biệt quê quán và nguyên quán
Phân biệt quê quán và nguyên quán

Ghi quê quán và nguyên quán thế nào cho đúng?

Hiện nay, cụm từ nguyên quán không còn được sử dụng trong các giấy tờ hộ tịch.

Dựa trên tinh thần của điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA, theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nguyên quán và quê quán được ghi theo giấy khai sinh của cá nhân.

– Đối với nguyên quán: Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.

– Đối với quê quán: Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về quê quán phải phù hợp với Giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) của người đó.

Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Thông tin quê quán trên giấy khai sinh bị sai xử lý thế nào?

Theo khoản 1 Điều 6, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, trong trường hợp thông tin về quê quán trên giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) được xác định là có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì mới được cải chính, sửa đổi giấy khai sinh.

Đôi lời tâm sự về nguyên quán và quê quán

Bố chú Thịnh quê ở Nam Định. Ông bị bắt đi lính lê dương cho Pháp, tham chiến nhiều nơi. Giải ngũ, ông ở lại Pháp, lập gia đình và sinh chú Thịnh tại Pháp.

Sau này, chú Thịnh về Việt Nam phục vụ cách mạng. Khi đất nước thống nhất, chú kết hôn với người vợ quê ở Đồng Nai và chuyển tới Vũng Tàu làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước theo diện của bộ đội xuất ngũ.Cơ quan hướng dẫn chú khai hồ sơ nguyên quán theo địa chỉ của vợ để tiện làm hộ khẩu và cho các con đi học. Sự việc chỉ rối rắm khi chú được cơ quan cấp nhà và con gái chú được yêu cầu hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm.

Khi xác minh lý lịch, chú Thịnh và con gái không được cán bộ địa phương ở Đồng Nai chứng thực có nguyên quán ở đây. Chú được khuyên tìm giấy tờ gốc là giấy khai sinh. Theo điều 6 Nghị định 123/2015, “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”.

Chú bay sang Pháp nhưng giờ bố mẹ đã mất, hồ sơ lưu không còn.

Nhận được tư vấn khác – xác nhận theo nguyên quán – chú quay về Nam Định. Nhưng những người biết ông cụ thân sinh từ thời chế độ cũ đều đã mất, ủy ban không có cơ sở để xác nhận.

Chú Thịnh bế tắc. Sau 5 năm chạy đi chạy lại làm thủ tục không thành, cuối cùng chú cũng được cấp nhà bằng phương thức “lót tay”.

Con gái chú không đến mức bế tắc nhưng cô cũng phải làm lại giấy tờ rất nhiều lần do nhầm lẫn về các khái niệm nơi sinh, quê quán và nguyên quán.

Nơi sinh được xác định là địa chỉ của bệnh viện, cơ sở y tế, địa bàn hành chính gồm ba cấp của nơi một cá nhân được sinh ra. Trong nhiều trường hợp, nơi sinh trùng với quê quán và nguyên quán.

Quê quán được hiểu là nơi sinh ra của bố hoặc mẹ người đó. Trong khi nguyên quán là quê gốc, nơi sinh ra của ông bà. Theo tập quán, ban đầu con gái chú khai quê quán và nguyên quán theo bố và ông bà nội. Nhưng do hồ sơ của chú Thịnh có nhiều điểm khó xác minh, sau nhiều lần làm đi làm lại, con gái chú được khuyên có thể khai theo quê mẹ và ông bà ngoại.

Thực tế cả quê quán, nguyên quán, và nơi sinh đều quan trọng, có thể cung cấp những thông tin hữu ích về môi trường sống, nền tảng giáo dục và sự ảnh hưởng của gia đình lên một cá nhân. Điều này giúp ích cho việc quản lý nhà nước nhưng trong nhiều trường hợp, các quy định, biểu mẫu không rõ ràng gây trở ngại, khó khăn cho công dân.

Xã hội ngày càng hiện đại và biến động thì mỗi con người có thể thay đổi nơi cư trú nhiều lần trong đời. Dù một số giấy tờ đã lược bớt yêu cầu khai “nguyên quán”, hai khái niệm “nguyên quán” và “quê quán” vẫn tồn tại trong rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên, hai khái niệm này chưa được định nghĩa thống nhất trong một văn bản pháp luật nào, sinh ra cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc sử dụng không thống nhất giữa nơi này và nơi khác, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức cho cả người dân lẫn nhà chức trách khi cần chứng thực.

Tôi thực hiện một khảo sát nhỏ trong số sinh viên ngành Luật của mình. Có đến 87 trên tổng số 94, tương đương 92,6% sinh viên được hỏi ngẫu nhiên không phân biệt được nguyên quán khác quê quán ở điểm nào. Phần lớn đều biết rằng có sự khác biệt, nhưng khác biệt ở đâu thì họ không chỉ ra được.

Quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân thực tế phát sinh chủ yếu căn cứ vào nơi sinh, nơi cư trú của công dân đó. Thông tin về quê quán hay nguyên quán, thường trú trở nên không có ý nghĩa nhiều trên các giấy tờ tùy thân hay hồ sơ thông thường, chủ yếu liên quan đến hồ sơ tư pháp của cá nhân.

Best Citizenships, một công ty chuyên về quy hoạch và cư trú toàn cầu, cho rằng những thông tin quan trọng để quản lý một con người cũng như xác định xác suất thành công, thất bại do người đó mang lại là nơi sinh (Place of Birth – POB) và ngày tháng năm sinh (Date of Birth – DOB) và thông tin từ sinh trắc học (dấu vân tay, nhóm máu, đặc điểm nhận dạng). Những dữ liệu này cho phép phân biệt người này và người khác cũng như kiểm tra, phân biệt một cá nhân bình thường và những kẻ tình nghi, khủng bố nằm trong danh sách đen của mọi quốc gia.

Thông tin về quê quán, nguyên quán có ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp mỗi người nhớ về quê cha đất tổ. Nhưng thông tin đó mỗi gia đình đều có cách lưu giữ riêng, theo nếp nhà hoặc trong gia phả.

Thông tin trên giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu có thể tuân theo chuẩn tắc chung của thế giới; chỉ cần thông tin cơ bản về ngày tháng năm sinh và nơi sinh thay vì ghi cả quê quán hay nguyên quán.

Việc lưu trữ và truy xuất thông tin cá nhân và hình thành mã định danh công dân đang được Bộ Công an hoàn thiện. Ở góc độ quản lý nhà nước, những yêu cầu xác thực thông tin không cần thiết trên hồ sơ, sơ yếu lý lịch cá nhân nên được loại bỏ, nhằm giảm chi phí xã hội.

Nguyên quán hay quê quán
Nguyên quán hay quê quán

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về [từ khóa]. Mọi thông tin trong bài viết [tiêu đề bài viết] đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *