Lịch Sử 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo
Bạn đang xem: Lịch Sử 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
Bài giảng bài tập Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo
Câu hỏi mở đầu trang 18 Bài 3 Lịch sử 7: Theo em “cuộc cách mạng” đó là sự kiện nào? Vì sao sự kiện đó lại được đánh giá như vậy?
Trả lời:
– Cuộc cách mạng đó là phong trào Văn hóa Phục hưng.
– Ý nghĩa Phong trào văn hóa Phục hưng.
+ Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội.
=> Phong trào Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
+ Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu trong những thế kỉ sau đó; làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
– Phong trào văn hóa Phục hưng: đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến.
1. Những biến đổi về kinh tế – xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII
Câu hỏi trang 19 Lịch sử 7: Hãy chỉ ra những biến đồi quan trọng nhất về kinh tế – xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
Trả lời:
– Biến đổi về kinh tế:
+ Các công trường thủ công, các công ty thương mại, các đồn điền lớn,…lần lượt ra đời, có quy mô ngày càng lớn.
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
– Biến đổi về xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
+ Những giáo lí lỗi thời của Giáo hội Thiên Chúa là chỗ dựa của chế độ phong kiến chuyên chế, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Giai cấp tư sản ngày càng có thế lực lớn về kinh tế nhưng chưa có quyền luwch chính trị tương xứng và bị các lực lượng phong kiến kìm hãm sự phát triển.
2. Phong trào Văn hoá Phục hưng
Câu hỏi 1 trang 20 Lịch sử 7: Hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng?
Trả lời:
Phong trào văn hóa Phục Hưng đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
– Văn học có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết nổi tiếng, như:
+ Thần khúc của nhà thơ Đan-tê.
+ Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.
+ Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc.
+ Quyển thơ tình thứ nhất, Quyển thơ tình thứ hai của nhà thơ Pi-e Giôn-sát…
– Nghệ thuật đạt được những thành tựu lớn về hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tiêu biểu với các tác phẩm như:
+ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn cuối cùng của danh họa Lê-ô-na-đơ-vanh-xi.
+ Sự sáng tạo của A-đam, Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ…
– Khoa học – kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học, thiên văn học với những đóng góp của các nhà khoa học như: Cô-péc-ních; Bru-nô; Ga-li-lê…
Câu hỏi 2 trang 20 Lịch sử 7: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Em ấn tượng với tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của nhà văn Xéc-van-tét.
– Vì:
+ Tác phẩm phản ánh rõ nét những tàn dư của phong kiến (thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời Đôn-ki-hô-tê). Báo hiệu sự xuất hiện của thời đại Phục hưng với những con người mới, tính cách và nghị lực mới.
+ Tác phẩm đề cao tình yêu thương nhân loại, yêu quý tự do, bình đẳng.
+ “Đôn Ki-hô-tê” sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng. Tác phẩm này đã được dịch ra hầu hết các thuws tiếng và được xếp vào hàng kiệt tác văn học.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử 7: Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề gì?
Trả lời:
– Đoạn tư liệu 1 và 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa phục hưng về: giá trị của con người và tinh thần dân tộc. Cụ thể:
+ Đoạn tư liệu 1 cho thấy, các nhà văn hóa phục hưng đã đề cao vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân; theo đó, con người trở nên cao quý khi họ có những phẩm chất đạo đức cao đẹp.
+ Đoạn tư liệu 2 cho thấy, các nhà văn hóa phục hưng đã đề cao tinh thần dân tộc. Theo đó: nghĩa vụ cao quý và thiêng liêng nhất của con người là cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc, cho đất nước.
Câu hỏi 2 trang 21 Lịch sử 7: Phong trào văn hóa Phục hưng có ý nghĩa và tác động đến xã hội như thế nào?
Trả lời:
– Ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.
+ Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
– Tác động phong trào Văn hóa Phục hưng
+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến
+ Là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
3. Phong trào cải cách Tôn giáo
Câu hỏi 3 trang 21 Lịch sử 7: Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo.
Trả lời:
– Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo.
+ Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
+ Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển văn hóa-khoa học và cản trợ sự phát triển của giai cấp tư sản.
+ Giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.
Câu hỏi 4 trang 21 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo.
Trả lời:
– Nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo:
+ Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo Hoàng.
+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lý giả dối của Giáo hội.
+ Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
+ Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
Câu hỏi 1 trang 22 Lịch sử lớp 7: Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu…
Trả lời:
– Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:
+ Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
+ Khiến Thiên chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo cải cách.
+ Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập – Vận dụng 1 trang 22 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:.
Các nhà văn hóa phục hưng |
Lĩnh vực |
Tác phẩm/ Công trình tiêu biểu |
M. Xéc-van-tét |
|
|
W. Sếch-xpia |
|
|
Lê-ô-na đơ Vanh-xi |
|
|
N. Cô-péc-ních |
|
|
G. Ga-li-ê |
|
|
Trả lời:
Các nhà Văn hóa phục hưng |
Lĩnh vực |
Tác phẩm/ Công trình tiêu biểu |
M. Xéc-van-tét |
Văn học |
– Tiểu thuyết: Đôn Ki-hô-tê |
W. Sếch-xpia |
Văn học |
– Vở kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét |
Lê-ô-na đơ Vanh-xi |
Hội họa |
– Bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng; – Bức tranh: Nàng La Giô-công-đơ |
N. Cô-péc-ních |
Thiên văn học |
– Thuyết Nhật tâm |
G. Ga-li-ê |
Thiên văn học |
– Sách: Sứ giả các vì sao |
Luyện tập – Vận dụng 2 trang 22 Lịch sử 7: Vẽ sơ đồ tư duy (hoặc lập bảng hệ thống) thể hiện những nét chính của Phong trào Cải cách tôn giáo (nguyên nhân, nội dung, tác động).
Trả lời:
Tiêu chí |
Phong trào cải cách tôn giáo |
Nguyên nhân |
– Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu. – Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển văn hóa-khoa học và cản trợ sự phát triển của giai cấp tư sản. – Giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện. |
Nội dung |
– Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng. – Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội. – Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái. – Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản. |
Tác động |
– Khiến Thiên Chúa giáo bị phân hóa thành 2 giáo phái là: Cựu giáo và Tân giáo. – Làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức. – Góp phần mở đầu cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn. |
Luyện tập – Vận dụng 3 trang 22 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu (theo cách của em) về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất.
Trả lời:
(*) Tư liệu về: danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi
– Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452 – 1519) là một thiên tài toàn năng người Ý trong nhiều lĩnh vực: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, khoa học, âm nhạc, toán học, văn học, giải phẫu học, thiên văn học, lịch sử…
– Ông được coi là một trong những họa sỹ vĩ đại nhất mọi thời đại. Các kiệt tác nổi tiếng nhất của ông như: Bữa ăn tối cuối cùng, Mona Lisa, Sự tôn thờ của các vị thần, Người đàn bà và con chồn…..
– Không chỉ là một họa sỹ đa tài, ông còn là một nhà sáng chế vĩ đại trong lịch sử nhân loại, là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài 7: Vương quốc Lào
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Lịch Sử 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 7 Kết nối tri thức: Vương quốc Lào | Soạn Sử 7