Lịch sử lớp 5 trang 42, 43 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Lịch sử lớp 5 trang 42, 43 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt
Lịch sử lớp 5 trang 42 Câu hỏi 1: Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Bạn đang xem: Lịch sử lớp 5 trang 42, 43 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt
Trả lời
Dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
– Từ chối Hiệp thương Tổng tuyển cử
– Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Diệm
=> Vì sự phá hoại đó của Mỹ- Diệm khiến nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với chế độ chính trị, xã hội.
Lịch sử lớp 5 trang 43 Bài 1: Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Trả lời
1. Âm mưu của Mĩ
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải (thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7 – 1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
2. Chính quyền tay sai tại Việt Nam
Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”. Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị),… Đặc biệt, ngày 1 – 12 – 1958, chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn, đầu độc 6000 người ở nhà tù Phú Lợi (nay thuộc tỉnh Bình Dương), làm hơn 1000 người bị chết.
Lịch sử lớp 5 trang 43 Bài 2: Hãy nêu tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai đối với đồng bào miền Nam.
Trả lời
Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”. Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị),… Đặc biệt, ngày 1 – 12 – 1958, chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn, đầu độc 6000 người ở nhà tù Phú Lợi (nay thuộc tỉnh Bình Dương), làm hơn 1000 người bị chết.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 5 hay, chi tiết khác:
Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 20: Bến Tre đồng khởi
Lịch sử lớp 5 trang 46 Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
Lịch sử lớp 5 trang 48, 49 Bài 22: Đường Trường Sơn
Lịch sử lớp 5 trang 50, 51 Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
Lịch sử lớp 5 trang 51, 52, 53 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử lớp 5
- Lịch sử lớp 5 trang 64 Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
- Lịch sử lớp 5 trang 60, 61, 62 Bài 28: Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình
- Lịch sử lớp 5 trang 58, 59, 60 Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
- Lịch sử lớp 5 trang 56, 57 Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập
- Lịch sử lớp 5 trang 54, 55 Bài 25: Lễ kí Hiệp định Pa-ri
- Lịch sử lớp 5 trang 51, 52, 53 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
- Lịch sử lớp 5 trang 32 Bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
- Lịch sử lớp 5 trang 33, 34, 35 Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
- Lịch sử lớp 5 trang 36, 37 Bài 16: Hậu phương sau những năm sau chiến dịch Biên giới
- Lịch sử lớp 5 trang 38, 39, 40 Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- Lịch sử lớp 5 trang 40 Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)