Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 20: Bến Tre đồng khởi
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 20: Bến Tre đồng khởi
Lịch sử lớp 5 trang 44 Câu hỏi 1: Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam ?
Bạn đang xem: Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 20: Bến Tre đồng khởi
Trả lời
Khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam vô cùng quyết liệt, đông đảo nhân dân hăng hái tham gia vào cuộc nổi dậy. Người người đều đồng lòng đứng lên bảo vệ đất nước.
Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 1: Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Trả lời
Trước sự tàn sát bởi chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng khởi”. Bến Tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất.
Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 2: Thuật lại sự kiện ngày 17 – 1 – 1960 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre
Trả lời
Ngày 17 – 1 – 1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác,… nhân dân nhất loạt vùng dậy. Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng súng,… hoà cùng tiếng hò reo vang dội của hàng vạn người đã làm cho quân địch khiếp đảm. Nhân dân cùng với các chiến sĩ tự vệ phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ – Diệm ở các xã, ấp.
Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh ra các huyện khác. Chỉ trong một tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 28 xã khác đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
Lịch sử lớp 5 trang 44 Bài 3: Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam ?
Trả lời
Ý nghĩa Phong trào “Đồng khởi”:
– Đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng.
– Bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
– Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 5 hay, chi tiết khác:
Lịch sử lớp 5 trang 46 Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
Lịch sử lớp 5 trang 48, 49 Bài 22: Đường Trường Sơn
Lịch sử lớp 5 trang 50, 51 Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
Lịch sử lớp 5 trang 51, 52, 53 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Lịch sử lớp 5 trang 54, 55 Bài 25: Lễ kí Hiệp định Pa-ri
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử lớp 5
- Lịch sử lớp 5 trang 64 Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
- Lịch sử lớp 5 trang 60, 61, 62 Bài 28: Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình
- Lịch sử lớp 5 trang 58, 59, 60 Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
- Lịch sử lớp 5 trang 56, 57 Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập
- Lịch sử lớp 5 trang 54, 55 Bài 25: Lễ kí Hiệp định Pa-ri
- Lịch sử lớp 5 trang 51, 52, 53 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
- Lịch sử lớp 5 trang 33, 34, 35 Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
- Lịch sử lớp 5 trang 36, 37 Bài 16: Hậu phương sau những năm sau chiến dịch Biên giới
- Lịch sử lớp 5 trang 38, 39, 40 Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- Lịch sử lớp 5 trang 40 Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)
- Lịch sử lớp 5 trang 42, 43 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt