Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.

      Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Bạn đang xem: Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Theo TIẾNG VIỆT 2, 1988

1. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.


2. Xác định chủ ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.


3. Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.

Trả lời:

Trong câu kể “Ai làm gì?” chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,…) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.


4. Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.

Trả lời:

–  Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

II. Luyện tập

1. Đọc đoạn văn sau:

      Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.

a)  Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên là:

Trong rừng, chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn

Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

b) Xác định chủ ngữ của các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Chim chóc, Thanh niên, Phụ nữ , Em nhỏ, Các cụ già

 

2. Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

a)  Các chú công nhân

b)  Mẹ em

c)  Chim sơn ca

Gợi ý:

Con suy nghĩ để đặt câu sao cho phù hợp với nội dung và đúng ngữ pháp.

Trả lời:

a)  Đúng bảy giờ sáng, các chú công nhân bắt đầu làm việc trong nhà máy.

b)  Mẹ em ra đồng cấy lúa.

c)  Chim sơn ca hót véo von trên ngọn cây cao.

 

3. Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật trong bức tranh đã cho.

 

Gợi ý:

Con quan sát tranh để xem các nhân vật đang làm gì để đặt câu.

Trả lời:

Các câu cần đặt:

–   Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi rặng tre làng.

–   Đàn sếu mải miết bay về phương Nam.

–  Các em nhỏ hớn hở tới trường.

–  Các chú công nhân lái máy cày ra đồng.

–  Những người phụ nữ nhanh tay gặt lúa.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button