Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 73 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Câu 1

Tìm các từ có cùng nghĩa với “dũng cảm” trong số các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm

Bạn đang xem: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 73 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Hướng dẫn giải:

Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm.

Lời giải:

Các từ đồng nghĩa với dũng cảm là: Gan dạ; anh hùng; anh dũng; can đảm; can trường; gan góc; gan lì, bạo gan, quả cảm.

Câu 2

Ghép từ “dũng cảm” vào trước hoặc sau các từ dưới đây tạo nên các cụm từ có nghĩa.

Tinh thần, hành động, xông lên, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật.

Hướng dẫn giải:

Con ghép từ “dũng cảm” vào trong các trường hợp để xem trường hợp nào hợp lí.

Lời giải:

Cần ghép như sau:

– Tinh thần dũng cảm

– Hành động dũng cảm

– Dũng cảm xông lên

– Người chiến sĩ dũng cảm

– Nữ du kích dũng cảm

– Em bé liên lạc dũng cảm

– Dũng cảm nhận khuyết điểm

– Dũng cảm cứu bạn

– Dũng cảm chống lại cường quyền

– Dũng cảm trước kẻ thù

– Dũng cảm nói lên sự thật.

Câu 3

Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B.

A

B

Gan dạ

(chống chọi) kiên cường, không lùi bước

Gan góc

Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì

Gan lì

Không sợ nguy hiểm

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ và ghép nối cho phù hợp.

Lời giải:

Cần tìm như sau:

Gan dạ: không sợ nguy hiểm 

Gan góc: chống chọi kiên cường, không lùi bước

Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.

Câu 4

Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một ………… rất …………… Tuy không chiến đấu ở ………., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ………… Anh đã hi sinh, nhưng ………… sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Hướng dẫn giải:

– Can đảm: có dũng khí để không sợ nguy hiểm, đau khổ.

– Người liên lạc: Người làm nhiệm vụ truyền tin để giữ các mối liên hệ.

– Hiểm nghèo: Rất nguy hiểm, khó lòng thoát khỏi tai hoạ.

– Mặt trận: Nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, các trận đánh lớn.

Lời giải:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button