Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1

Tìm các từ ngữ:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

Bạn đang xem: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

M : lòng thương người

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M: độc ác

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.

M: cưu mang

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.

M: ức hiếp

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ để tìm từ thích hợp.

Lời giải:

Tìm các từ ngữ

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung…

b) Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn…

c) Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: giúp, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu…

d) Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột…

Câu 2

Cho các từ sau : nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Hãy cho biết:

a) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “người” ?

b) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người” ?

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ các từ đã cho để sắp xếp vào các nhóm thích hợp.

Lời giải:

a) Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.

b) Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.

Câu 3

Đặt câu với một từ ở bài tập 2.

Hướng dẫn giải:

Con lựa chọn rồi đặt câu sao cho phù hợp.

Lời giải:

– Đặt câu (nhóm a):

Nhân dân ta rất yêu nước, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong, lao động.

Chú em là công nhân ngành điện lực.

Ai chẳng mong muốn trở thành một nhân tài của đất nước.

In-tơ-nét đã làm thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại.

– Đặt câu (nhóm b):

Lòng nhân ái bao la của Bác Hồ khiến nhân dân ta và cả nhân loại kính phục.

Ai cũng quý con người có lòng nhân hậu

Ông ấy là người ăn ở hiền lương, nhân đức.

Hải Thượng Lãn Ông là một vị thầy thuốc nhân từ.

Câu 4

Các tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì ?

a) Ở hiền gặp lành.

b) Trâu buộc ghét trâu ăn.

c) Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hướng dẫn giải:

Từ nghĩa đen được giải thích sau đây hãy suy ra nghĩa bóng, lời khuyên của câu tục ngữ:

– Ở hiền gặp lành: Sống hiền lành sẽ gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

– Trâu buộc ghét trâu ăn: Con trâu bị buộc lại thường ghen ghét, đố kị với con trâu được thả, ăn uống thoải mái. 

– Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: Chỉ có một cái cây thì không làm nên được hòn núi, nhưng ba cái cây chụm lại thì sẽ hình thành một hòn núi.

Lời giải:

a) Câu Ở hiền gặp lành khuyên ta nên ở hiền vì ờ hiền sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

b) Câu Trâu buộc ghét trâu ăn chê kẻ xấu bụng, hay ghen tị khi thấy người khác may mắn, hạnh phúc.

c) Câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khuyên mọi người nên đoàn kết vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Loigiahay.com

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button