Mở bài Vợ chồng A Phủ lớp 12 ngắn gọn bao gồm 98 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.
Đề bài: Mở bài Vợ chồng A Phủ
98 Bài mẫu Mở bài Vợ chồng A Phủ lớp 12 hay nhất đạt điểm 9, 10
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 1
Nếu ai đó đã từng một lần đặt chân đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những cảnh sắc tươi đẹp nơi núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những người con nơi núi rừng hẳn sẽ không nghĩ rằng, những con người nơi đây đã từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền nơi đây thời phong kiến xưa đã đè nặng lên đôi vai những số phận bất hạnh bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt và niềm khát khao có được tự do, có được. Và nhà văn Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, và được thể hiện rõ nét hơn qua ..….(dẫn dắt theo yêu cầu đề bài)……hình tượng nhân vật A Phủ (Mị).
Bạn đang xem: Mở bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, hay nhất (98 Mẫu)
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 2
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất được rút ra từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống và số phận bất hạnh của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của chế độ phong kiến miền núi, họ không chỉ bị áp bức, bóc lột, bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt sự tự do, hạnh phúc. Tô Hoài đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng….(tùy vào đề để dẫn dắt) …. nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng bị buộc trở thành “con dâu trừ nợ” cho gia đình thống lí Pá Tra. Qua hành trình đi từ đau khổ cùng cực đến tự do, hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mãnh liệt bên trong những con người nhỏ bé. ( đề – Phân tích nhân vật Mị).
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 3
Với trên 200 đầu sách được xuất bản, Tô Hoài là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào và có sức ảnh hưởng nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của các vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của ông là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con người vùng Tây Bắc, trong đó tiêu biểu nhất truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh sống động đầy chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới sự thống trị của phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống mãnh liệt và niềm tin, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua …. (tùy thuộc vào đề bài yêu cầu để dẫn dắt).
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 4
“Vợ chồng A Phủ” là tập truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài được in trong tập Truyện Tây Bắc (xuất bản năm 1953). Đây là một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận bất hạnh của hai nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đầy đau khổ, cuộc sống tối tăm không lối thoát của người dân miền núi trước Cách mạng và nói lên quá trình đến với cách mạng của họ. Tô Hoài đã vô cùng thành công trong việc xây dựng….(tùy vào đề để dẫn dắt)…. hình tượng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp. (Đề – Phân tích nhân vật Mị).
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 5
Tô Hoài là một cây bút thực lực đầy sáng tạo và phong phú của nền văn học Việt Nam cả trước và sau cách mạng tháng tám, viết văn từ khi tuổi đời còn rất trẻ, đồng thời sớm trở nên nổi tiếng với các bộ truyện dành cho thiếu nhi. Sau khi tham gia vào cách mạng, Tô Hoài bắt đầu chú ý đến những vấn đề hiện thực xã hội và cuộc sống của con người trong những năm tháng đất nước quằn quại đau thương nhất. Tuy cùng viết về đề tài người nông dân dưới chế độ cũ, thế nhưng giọng văn của Tô Hoài có một cái gì đó rất khác, ngập tràn yêu thương và dịu dàng. Đi đến đâu Tô Hoài cũng có một lòng gắn bó tha thiết với từng mảnh đất và con người của quê hương, ngoài Hà Nội thì có lẽ miền Tây Bắc là nơi mà ông gửi gắm lại nhiều tình cảm yêu thương nhất. Điều đó được bộc lộ rõ nét thông qua bộ 3 truyện Tây Bắc, trong đó Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được được biết đến nhiều hơn cả.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 6
Nằm trong tập “Truyện Tây Bắc’ được xuất bản năm 1953, có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những “đứa con tinh thần” ưu tú và tiêu biểu nhất của Tô Hoài trong chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc. Có thể nói đây là tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống, số phận bất hạnh và đầy éo le chân thực nhất của những người nông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến thời bấy giờ. Qua đó, ta đã thấy được khát vọng, niềm tin và nghị lực sống mãnh liệt của những người nghèo khổ đang ở dưới đáy của xã hội….(dẫn dắt tùy thuộc vào đề bài)…. Và bên cạnh nhân vật Mị thì A Phủ cũng chính là một nhân vật trung tâm, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về sự gan dạ, bản lĩnh vượt lên số phận ngặt nghèo và vượt lên chính mình. (Đề – phân tích nhân vật A Phủ).
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 7
“Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một”. Đó là lời chia sẻ của Tô Hoài về chuyến đi thực tế lên Tây Bắc – nơi để lại cho ông nhiều điều để thương để nhớ. Những cảm xúc ấy kết tinh lại thành tập “Truyện Tây Bắc” mà linh hồn là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm là bức tranh sinh động về hiện thực của những năm tháng tối tăm trong cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao. Bằng lăng kính đầy tình yêu thương, lòng nhân ái, tác giả đã thể hiện được một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, tích cực – điều chứa từng có trên diễn đàn văn chương Việt Nam.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 8
“Vợ chồng A Phủ” là trái ngọt trong chuyến thâm nhập thực tế của nhà văn Tô Hoài lên vùng núi Tây Bắc và được ông sáng tác năm 1952. Qua những ngày tháng cùng ăn, cùng ngủ với các đồng đội, Tô Hoài đã có những am hiểu sâu sắc về phong tục cũng như tập quán của người dân miền núi nơi đây. Chính điều đó đã tạo nguồn cảm hứng để nhà văn viết lên tác phẩm này. Tô Hoài muốn tái hiện lại cuộc sống khổ cực đầy những bất công của người dân lao động nghèo đang chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến và của bọn cường quyền chúa đất thời bấy giờ. Qua đó ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất con người cũng như sức sống mãnh liệt luôn tiềm tàng trong mỗi con người, luôn khát khao hướng tới tự do và hạnh phúc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 9
Cùng sinh năm 1920 và đều là hai cây bút văn xuôi nổi tiếng, nhưng nếu Kim Lân là nhà văn “quý hồ tinh bất quý hồ đa” thì Tô Hoài lại có bút lực dồi dào không ngừng nghỉ. Đến năm 90 tuổi, ông vẫn không ngừng viết văn và để lại nhiều tác phẩm ấn tượng. Nổi bật trong số đó là “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm xoay quanh không khí và văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Cả tác phẩm là một cuộc trỗi dậy mạnh mẽ về tinh thần của người dân lao động khốn khổ chống lại áp bức bất công của giai cấp thống trị miền núi trước Cách mạng tháng Tám.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 10
Như vậy, bằng sự gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa, phong tục của vùng đất Tây Bắc, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài không chỉ phác họa lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, lối sống, phong tục tập quán và về cuộc sống khổ cực của những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người có số phận bất hạnh, khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền đại diện cho họ đó là Mị và A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến cùng cực như thế nhưng họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt, khát khao tự do để vươn lên khỏi cái bạo tàn, để giải phóng bản thân.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 11
Tô Hoài nhà văn của người dân miền núi, ông đã gắn bó và tìm hiểu kỹ lưỡng về những phong tục, tập quán và văn hóa của vùng đất Tây Bắc, bởi vậy mà Tây Bắc đã trở thành nỗi nhớ, niềm thương trong các sáng tác của ông. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về vùng đất, văn hóa và con người nơi đây là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Từ câu chuyện về cuộc sống khổ cực và số phận bất hạnh của một cặp vợ chồng người H’Mông là Mị và A Phủ, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hình ảnh hết sức chân thực về cuộc sống đầy những bất công của người nông dân lao động nghèo dưới sự cai trị hà khắc của cường quyền và thần quyền, đồng thời qua đó ta cũng thấy được sức sống mạnh mẽ luôn tiềm tàng và ẩn sâu bên trong tâm hồn họ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 12
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án tố cáo thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, cổ hủ và bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy người dân vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, truyện ngắn này cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị và A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận bất hạnh đầy đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc, qua đó ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt ẩn sâu bên trong những con người khốn khổ ấy.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 13
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc của Tô Hoài cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, tác phẩm phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” – truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 14
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như “Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 15
Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài không chỉ đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên vùng Tây Bắc, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, mà còn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc khác nhau khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của nhân vật Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi và những hủ tục lạc hậu, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc, trói chặt lại bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm, dù bị giam giữ trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt để rồi chính sức sống, niềm khát khao tự do ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát cho A Phủ khỏi cái chết, đồng thời cũng tự giải thoát cho chính bản thân mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 16
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” cùng tập Truyện Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã hoàn thành điều mong mỏi của mình là quay lại và trả niềm thương nỗi nhớ cho mảnh đất này. Những người lao động ham sống và khát sống đã vươn lên, tìm ra ánh sáng tương lai cho chính bản thân mình. Lòng ham sống trong Mị hay trong A Phủ vượt qua tất cả cường quyền, bạo quyền và thần quyền đã giúp Tô Hoài thể hiện trọn vẹn giá trị nhân đạo và thông điệp hướng tới tương lai của mình. Con người lao động trong bất cứ thời điểm nào, họ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và luôn sẵn sàng đấu tranh cho chính hạnh phúc của bản thân mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 17
Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là người có vốn hiểu biết sâu sắc về các phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước. Ông viết nhiều thể loại nhưng thành công nhất là thể loại truyện ngắn, tiêu biểu nhất cho thể loại này đó là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được rút ra từ tập “Tây Bắc”. Tác phẩm là bức tranh hiện thực nói về số phận bi thảm, bất hạnh của người dân lao động nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, đồng thời cũng là một bài ca ca ngợi sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 18
Tây Bắc hẳn là mảnh hồn thiêng của núi rừng, là miền đất hứa có khả năng sản sinh tạo ra những năng lượng dồi dào, tích cực cũng như truyền cảm hứng sáng tạo cho biết bao nhà văn, nhà thơ để rồi họ có thể viết lên những trang thơ, những trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào những vần thơ đẹp đẽ của Chế Lan Viên, hay đã lấp lánh rạng ngời ở cái “chất vàng mười” trong hình tượng người lái đò của Nguyễn Tuân và phả vào những trang viết của Tô Hoài một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động nơi đây. Đó hẳn là sức sống bền bỉ, mãnh liệt tiềm tàng của nhân vật Mị (hay A Phủ – tùy vào đề bài để dẫn dắt) trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại tâm trí ta mãi lưu luyến không thể nào quên được.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 19
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi bậc nhất trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm kể về số phận đáng thương và cuộc sống vô cùng khắc nghiệt của Mị và A Phủ ở nhà thống lí Pá Tra chốn Hồng Ngài. Dù bị đày đọa đến kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác nhưng nỗi khổ đau ở nhà thống lí không thể nào giết chết được sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống ấy có dịp trỗi dậy mạnh mẽ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 20
Nhà văn Tô Hoài qua tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” đã rất nổi tiếng trên diễn đàn văn học hiện đại Việt Nam, ông đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp văn học của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở chú “dế mèn” mà Tô Hoài còn đi xa hơn nữa. Ông đã ra đi ở tuổi 95, những ông đã để lại cho đời hơn 200 đầu sách có giá trị lớn lao. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy nghệ sĩ làm được như ông? Còn xét về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi vì khi nghĩ đến ông, chắc chắn người ta cũng nhớ ngay tới tuyệt phẩm “Vợ chồng A Phủ” – một truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu viết về đời sông hiện thực của dân tộc miền núi Tây Bắc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 21
Vợ Chồng A phủ là tác phẩm hay nhất nói về con người và đất nước vùng cao Tây Bắc. Qua ngòi bút của Tô Hoài ta thấy được nỗi khổ đau và tủi nhục của các cô gái khi bị “ ép duyên” và sự áp bức của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Có nhiều tuyến nhân vật chính và phụ trong tác phẩm như A Phủ, A Sử, thống lí Bá Tra… nhưng Mị vẫn là nhân vật trung tâm của tác phẩm và tâm trạng, hành động, suy nghĩ của Mị được bộc lộ rõ nét nhất qua cảnh Mị trong đêm tình mùa xuân.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 22
Tô Hoài được mệnh danh là “nhà văn của người miền núi” bởi ông có vốn hiểu biết phong phú và sự am hiểu sâu sắc về các phong tục, tập quán và văn hóa của nhiều vùng miền, đặc biệt là của người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ chính vì vậy mà Tô Hoài đã nói rằng: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông suốt đời đi tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không hề tầm thường, phản ánh sự thật chân thực ở đời cho dù có phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với Tô Hoài, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc để tìm kiếm cái thứ vàng mười đã qua thử lửa trong “Người lái đò sống Đà” thì Tô Hoài lại lên Tây Bắc với quan niệm văn chương và khao khát được đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó cùng ăn, cùng ở với bà con dân tộc miền núi phía Bắc, là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm nhận đời sống cùng tấm lòng nhân hậu của người dân nơi đây. Trước khi ra về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (có nghĩa là Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ thương da diết về con người nơi đây. Thành quả của chuyến đi ấy là tập truyện “Tây Bắc” và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn tiêu biểu xuất sắc nhất. Truyện ngắn viết về người phụ nữ tên Mị đã phải trải qua một cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu, chấp nhận số phận sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát tự do, khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền đang trói buộc cô để tìm lại tự do cùng với A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 23
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn được nhà văn Tô Hoài viết vào năm 1952 được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) được lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật khi chính nhà văn Tô Hoài đã được sống và chứng kiến chính cuộc sống của những người dân nghèo nơi vùng cao xa xôi này. Nhà văn Tô Hoài đã thấy được cảnh những số phận con người biến thành nô lệ bị chế độ địa chủ cường hào thống lí áp bức bóc lột khiến sống không bằng chết. Hệ thống nhân vật mà Tô Hoài xây dựng nên cũng là những số phận tiêu biểu cho những tầng lớp tiêu biểu trong xã hội xưa chính là thống lí Pá Tra – địa chủ giàu có nhưng tàn ác, Mị và A Phủ – những người nông dân lao động hiền lành nhưng phải chịu đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 24
Có những sở thích là nhất thời song cũng có những là sở thích đời đời không bao giờ thay đổi, có những nỗi chỉ đau thoáng qua và ngược lại cũng có những vết thương hằn sâu trường tồn theo năm tháng. Nếu giở lại những trang đời đẫm lệ của nàng Kiều ta sẽ phải bật khóc, nếu Chí Phèo chết ta cũng sẽ buồn sẽ thương thì khi đọc “Vợ Chồng A Phủ” ta cũng cho phép cảm xúc của mình rung lên theo tiếng lòng thổn thức của Mị. Một cô gái trẻ tràn đầy sức sống phải đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong nhà thống lý, một chàng trai gan trường, yêu tự do phải làm nô lệ trả nợ cam chịu bị trói vì mất một con bò. Khi đọc tác phẩm này, chúng ta có cảm tưởng rằng đây vừa là một bản cáo trạng đầy chân thực vừa đan xen là một khúc tình ca.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 25
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn qua diễn biến tâm trạng Mị và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này qua đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 26
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến. Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 27
Nguyễn Minh Châu từng có những nhận định sâu sắc về sứ mệnh của nhà văn: “Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Quả thực như vậy, một tác phẩm chân chính là hướng đến con người, một nhà văn chân chính là dùng tình thương và ngòi bút của mình để nâng đỡ, trân trọng con người. Ta có thể thấy được sứ mệnh thiêng liêng ấy của nghệ thuật, của người nghệ sĩ thông qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Qua câu chuyện về số phận, hành trình tìm đến tự do, hạnh phúc của đôi vợ chồng người H’Mông, Tô Hoài không chỉ tái hiện cuộc sống khổ đau, bị chèn ép bởi những bất công, bạo tàn của người nông dân nghèo mà còn ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp bên trong những con người cùng khổ ấy: đó chính là tình thương, là sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn tưởng như đã chai sạn vì đau khổ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 28
Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 29
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Tô Hoài cùng hình ảnh cô Mị xinh đẹp, đáng thương hay A Phủ tràn đầy sức sống, vô cùng mạnh mẽ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 30
Đề tài Tây Bắc in đậm trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài: “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”,”Họ Giàng ở Phìn Sa”… Truyện “Vợ chồng A mang ý nghĩa như một “chiến công” của nhà văn Hà Nội này khi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra và khi làm chiến sĩ du kích ở căn cứ Phiềng Sa. Qua đó, tác giả nói lên nỗi thống khổ sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm tham gia kháng chiến để giành lấy tự do, tình yêu và hạnh phúc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 31
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà văn Tô Hoài đã vô cùng thành công khi viết truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, qua hình ảnh cô Mị bất hạnh và chàng trai A Phủ mạnh mẽ, ta hiểu hơn về những hủ tục một thời ở vùng cao đã đày đọa con người khốn khổ thế nào.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 32
Một trong những thành công tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật. Đó là Mị – người phụ nữ tưởng chừng như đã cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Và cái gì đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra một kiếp người, chính là đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 33
Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật luôn là một thử thách đối với bất cứ tác giả nào. Không phải ai cũng có cái biệt tài đi miêu tả tâm lí nhân vật một cách tường tận và chân thực. Và Tô Hoài chính là một trong số ít những tác giả có biệt tài phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật với sự phát triển tâm lý hết sức logic, tự nhiên. Sự phát triển tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân chính là một ví dụ điển hình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 34
Nếu trước đây, ta từng ngỡ ngàng và rồi thấu hiểu, yêu thích nhân vật Thị Nở trong trang văn Nam Cao – người được nhà văn miêu tả với những đường nét thô kệch khác biệt, thậm chí mang một chút “lạ lẫm” so với của vẻ đẹp phụ nữ chuẩn mực thường thấy trong văn chương; thì đến trang viết của Tô Hoài, hình ảnh người con gái dân tộc Mèo của vùng Tây Bắc sương phủ hiện lên quá đỗi đặc biệt, với vẻ đẹp thật khiến người ta không khỏi đắm say. Nhưng người ta thường nói: “hồng nhan bạc phận”, có phải những người con gái tài sắc thường chịu chung một số phận đắng cay? Quả vậy ít nhiều, bởi trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Mị hiện lên với tài sắc vẹn toàn, nhưng số phận với muôn nỗi truân chuyên đã làm thổn thức bao tấm lòng độc giả.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 35
Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện loài vật mà ông còn được biết đến là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều hơn vào số phận của những người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự cần mẫn của mình ông đã tạo nên những tác phẩm để đời và một trong những số đó là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát khao hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 36
Văn học Việt Nam đánh dấu sự thành công của nhiều tác giả viết truyện ngắn như Kim Lân, Năm Cao, Vũ Trọng Phụng,.. Đặc biệt ,Tô Hoài là tác giả tiêu biểu với phòng cách viết độc đáo, mỗi tác phẩm của ông đều cho thấy tài năng bậc thầy trong việc khai thác tâm lý nhân vật. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là thành công rực rỡ của ông trong sự nghiệp sáng tác của đời mình, bằng ngòi bút điêu luyện ông đã đi sâu vào từng ngóc ngách của tâm hồn nhân vật. Đặc biệt, trong đêm tình mùa xuân, những diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị được thể hiện rất chi tiết, cụ thể giàu sức gợi.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 37
Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 38
Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 39
Trên cánh đồng văn chương Việt Nam, có nhà văn độc canh bằng một loại thể. Tiêu biểu cho khuynh hướng này phải kể đến nhà văn Kim Lân – nhà văn cả đời đi về với đất, với người, với cuộc sống nông thôn thuần hậu (nói như Nguyên Hồng) lại có nhà văn thâm canh tăng vụ bằng nhiều loại thể. Tiêu biểu ta phải kể đến nhà văn Tô Hoài. Tính đến nay sự nghiệp của Tô Hoài đã già nửa thế kỉ. Ông là tác giả của khoảng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại phong phú và đa dạng. Nhưng nhắc đến Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám, người yêu văn không thể không nhắc tới “Dế mèn phiêu lưu kí”; sau Cách mạng tháng Tám với tập “Truyện Tây Bắc” gồm ba truyện ngắn: “Cứu đất cứu Mường”, “Mường Giơn giải phóng” và “Vợ chồng A Phủ”. Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhắc đến ông với “Cát bụi chân ai” và tiểu thuyết “Ba người khác”. Đến nay “Vợ chồng A Phủ” vẫn là cái mốc thách thức của nhà văn Tô Hoài. Truyện được giải thưởng văn nghệ 1954-1955 là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài miền núi Tây Bắc. Tác phẩm được đưa vào trong chương trình giảng dạy như một kiệt tác của Tô Hoài. Truyện xoay quanh cuộc đời của người con gái Mèo nghèo khổ, xinh đẹp nết na được Tô Hoài phát hiện và thể hiện với sức sống tiềm tàng bất diệt. Đó là Mị – nhân vật chính trong tác phẩm này. Thông qua sức sống tiềm tàng của Mị, Tô Hoài bộc lộ là một nhà văn nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả. Văn hào Nga Shê-khốp đã từng nói: “Một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Và Tô Hoài là một nhà văn như thế.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 40
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” – truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 41
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 42
Người con gái trong xã hội cũ cường quyền phải chịu nhiều những áp bức bất công. Họ không được lựa chọn số phận, cuộc đời cho chính mình. Nếu Vũ Nương tròn Chuyện người con gái Nam Xương phải chọn cái chết để giải thoát bản thân thì cô Mị trong Vợ chồng A Phủ tuy phải sống trong đau khổ, tủi nhục nhưng cuối cùng cô đã tìm được lối thoát cho chính mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 43
Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà . Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 44
Tô Hoài gắn bó và có vốn am hiểu sâu sắc về con người, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, bởi vậy Tây Bắc cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương trong các sáng tác của ông. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất Tô Hoài viết về vùng đất, văn hóa và con người Tây Bắc là “Vợ chồng A Phủ”, từ câu chuyện về cuộc sống và số phận của một cặp vợ chồng người H’Mông Mị và A Phủ, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực về cuộc sống đau khổ, nhiều bất công của người nông dân nghèo dưới sự cai trị hà khắc của cường quyền và thần quyền, đồng thời cũng cho thấy được sức sống mạnh mẽ tiềm tàng bên trong tâm hồn họ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 45
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. “Vợ chồng A Phủ” đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành “con dâu trừ nợ” cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 46
Xinh đẹp, đa tài, hiếu thảo, yêu tự do là những tính từ chính xác nhất để miêu tả cô Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Tô Hoài thật khéo léo khi khắc họa thành công một nhân vật “không thể lẫn vào đâu được” để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 47
Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 48
Nhà văn Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, trong đó Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất. Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm nên bức tranh hai màu sáng tối, mà đứng đầu hai thái cực ấy chính là cha con thống lý Pá Tra và vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 49
Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 50
Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 51
Người ta thường nói: “Hồng nhan bạc phận”. Xưa, những cô gái xinh đẹp, tài hoa ắt sẽ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống, khó có được hạnh phúc. Chính câu nói ấy đã vận vào cuộc đời Mị khiến cô chịu không ít đau khổ, tổn thương. Nhà văn Tô Hoài vô cùng tài tình khi khắc họa thành công hình ảnh cô gái xinh đẹp nhưng số phận đầy đau khổ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 52
“Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những quy luật về sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đê-rin). Có thể coi Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như thế. Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, chất vàng mười trong nó vẫn còn vẹn nguyên. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của đồng bào dân tộc vùng cao dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Từ nỗi thống khổ ấy, Tô Hoài đã bằng một trái tim nhân đạo bao la, một giác quan cách mạng nhạy bén mà tìm thấy một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt bên dưới cái vỏ câm lặng, cam chịu của người dân vùng cao.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 53
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 54
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như “Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 55
Tô Hoài là nhà văn rất thành công trong những nhà văn thuộc nền văn xuôi hiện đại. Tác phẩm của ông thường viết về những vấn đề gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm Vợ chồng A phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị, một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và có sức sống mãnh liệt, dám đứng lên đấu tranh tìm lại hạnh phúc cho mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 56
Tâm hồn con người như một khu rừng. Có khu rừng xanh tươi, rộn tiếng chim, muôn loài sinh sống vô cùng trù phú, tràn đầy sức sống; ấy cũng là những con người vui tươi, hạnh phúc. Có những khu rừng lại xơ xác, không tiếng ca, không cây cỏ xanh tốt, đó tượng trưng cho những con người cằn cỗi, sống trong đau khổ, bất hạnh, không tình yêu thương. Cô Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cũng không ngoại lệ. Trước khi về làm dâu, tâm hồn cô đầy vui tươi như khu rừng xanh tốt; nhưng sự đau khổ, bất hạnh nhà thống lí đã làm khu rừng ấy trở nên cằn cỗi, biến cô gái vui vẻ thành một con người buồn rầu không buồn cũng chẳng vui.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 57
Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm 1945, tập “Truyện Tây Bắc” đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 58
Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài (xuất bản năm 1953). Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi trước Cách mạng và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ. Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 59
Đọc “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta không thể quên được hoàn cảnh cuộc đời của chị Dậu- cuộc đời của kẻ khốn khó cùng yêu thương… cho đến khi đọc truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài ta mới nhận thấy rõ hơn, sâu sắc hơn nỗi khổ của người miền núi nói chung và điển hình là nhân vật Mị. Một cô gái xinh đẹp hiếu thảo nhưng lại là nạn nhân của chế độ phong kiến bất công tàn ác. Xã hội ấy đã biến Mị trở thành một con người câm nặng, vô cảm, lầm lũi, nhưng cuối cùng con người ấy không chịu số phận tự vùng lên cứu người và giải thoát chính bản thân mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 60
Người con gái xinh đẹp nhất là người con gái hạnh phúc và có một tâm hồn phong phú. Tâm hồn là sức sống của con người. Mị vốn là cô gái có tâm hồn đẹp, tha thiết yêu đời, nhưng tâm hồn ấy dường như bị chôn vùi khi cô làm dâu gạt nợ. Và chất xúc tác là đêm tình mùa xuân đã đánh thức và làm tâm hồn ấy trỗi dậy mạnh mẽ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 61
Con người sinh ra vốn đã được tạo hóa ban tặng cho quyền được sống, được làm người và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Ý thức được điều đó, khao khát được hòa mình vào cuộc sống, con người đã vượt qua mọi trở ngại khó khăn, thử thách để hướng tới một điều thật ý nghĩa: sự sống. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài cũng đã phần nào biểu hiện điều đó. Bằng sức sống mãnh liệt, lòng khát khao được sống, Mị đã can đảm và tìm thấy sự sống cho chính mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 62
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài, được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó trăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Đọc “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ – một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và, đúng như ai đó đã từng nói, khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông lí Pá Tra.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 63
Tô Hoài là cây bút đầy sức sáng tạo của nền văn học Việt Nam với phong cách viết gần gũi với đời sống của con người. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Tây Bắc” là câu chuyện giàu giá trị nhân văn khẳng định sức sống phi thường của con người khi bị áp bức, bóc lột. Đặc biệt, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mị có sức ám ảnh đối với người đọc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 64
Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông viết trên nhiều mảng đề tài và ở mảng nào Tô Hoài cũng chứng tỏ mình là bậc thầy trong miêu tả phong tục và nếp sinh hoạt của con người. Đằng sau những phong tục tập quán đó chúng ta còn thấy được số phận, điệu hồn, tính cách của mỗi người dân Việt Nam. Vợ chồng A Phủ có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Đằng sau những trang văn phong tục là cuộc đời đầy bất hạnh, đau khổ của Mị, nhưng đồng thời trong cô còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 65
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Bởi Nam Cao đã từng nói “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Trăng Sáng). Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm được kết tinh bước phát triển của chặng đường văn học này, trong đó xuất sắc nhất vẫn phải kể đến “ Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tổ Hoài.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 66
Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX thì đề tài miền núi khá là được chú ý. Dù chủ đề cũ nhưng nhà văn luôn có cách khai thác vấn đề rất sâu, làm bật lên hình ảnh nhân vật. Mỗi nhà văn sẽ có những cái nhìn khác nhau và Tổ Hoài đã thể hiện Sự đồng cảm trước thân phận khổ đau của người dân miền núi, đặc biệt là phụ nữ điển hình trong tác phẩm này là Mị của Tô Hoài sẽ khác với những nhà văn khác, đó là một điểm riêng ở Tô Hoài.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 67
“Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những bằng chứng tố cáo đanh thép tội ác của chế độ phong kiến cũ nát đè lên vai người phụ nữ nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm đã được Tô Hoài khắc họa rất thành công cả về hình thức lẫn tâm hồn.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 68
Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, sáng tạo, cách miêu tả đậm chất tạo hình lay động lòng người. Ông đã viết thành công tác phẩm Truyện Tây Bắc, trong đó có truyện Vợ chồng A Phủ. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm này
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 69
Trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ đều có một không gian nghệ thuật của riêng mình. Nếu nhà thơ Hoàng Cẩm, cả một đời đắm đuối trong không gian Kinh Bắc đầy thơ và mộng, nếu Nguyễn Ngọc Nguyễn Trung Thành luôn trải lòng cùng bạn đọc qua không gian Tây Nguyên đậm chất sử thi, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn Huế và viết về Huế bằng tất cả tình cảm, tình yêu của mình thì Tô Hoài – nhà văn một thời của trẻ thơ lại chọn cho mình không gian nơi dẻo cao Tây Bắc để đến, để sáng tác. Một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nằm trong không gian nghệ thuật này không thể không kể tới đó là “Vợ chồng A Phủ”.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 70
“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 71
Nằm trong tập “Truyện Tây Bắc’ có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những “đứa con tinh thần” ưu tú nhất của chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.Có thể nói đây là tác phẩm phản ánh đậm nét cuộc sống và số phận bất hạnh và đầy éo le của những người nông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Qua đó, dường như ta đã thấy được tác giả cũng làm nổi bật lên khát vọng và nghị lực sống mãnh liệt của những người nghèo khổ. Và bên cạnh nhân vật Mị thì nhân A Phủ chính là một nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về sự bản lĩnh vượt lên số phận và vượt lên chính mình.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 72
Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952. Đây là truyện hay nhất in trong tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài (1953) và đạt giải nhất của Hội văn hóa nghệ thuật 1954 – 1955. Nhà văn muốn làm hiển hiện lại cuộc sống của người dân tộc trung thực, chí tình quý trọng tình cảm cho dù gian nan đến đâu cũng mong đợi ngày mai tươi sáng, tiêu biểu là nhân vật A Phủ. Đây là nhân vật được nhà văn xây dựng với hình tượng thật đặc biệt.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 73
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường. A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 74
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận. Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là hình tượng A Phủ, mang những vẻ đẹp của người Tây Bắc và bản lĩnh dám vượt lên số phận.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 75
Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh “chất vàng mười” trong hình tượng người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó là phẩm chất, khí phách và tâm hồn của một chàng trai hoang dại A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 76
Trong một tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là chiếc chìa khóa để giải mã ý nghĩa ẩn sâu bên trong mỗi tác phẩm, và cũng là nơi tác giả nhắn nhủ cảm xúc, tâm tư, trăn trở của bản thân. Nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một nhân vật như thế, một nhân vật có số phận nhỏ bé, khổ đau; nhưng ẩn trong đó là nghị lực sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 77
Tôi đã từng đọc ở đâu đó “Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người”. Và tôi biết một người nghệ sĩ như thế – một nhà văn viết về Tây Bắc bằng cả tấm lòng của mình, cả niềm thương nỗi nhớ luôn thường trực trong trái tim – Tô Hoài! Trong số những thành công của ông, không thể không nhắc đến “Vợ chồng A Phủ”- truyện ngắn mang giá trị sâu sắc, đặc biệt là hình ảnh nhân vật A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 78
Vợ chồng A phủ nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong xã hội lúc bấy giờ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Tác giả đã khắc họa chi tiết cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, khát vọng được tự do của người dân vùng núi miền Tây Bắc, qua đó thể tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với người dân.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 79
Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng: Đó là biểu hiện của lòng yêu nước thương nòi, lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đồng thời, khẳng định đề cao phẩm chất, tài năng, những khát vọng chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, công lý và chính nghĩa, đề cao đạo lý tốt đẹp giữa người với người.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 80
Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 81
Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Có được thành công như vậy là vì truyện ngắn không chỉ mang giá trị hiện thực sâu sắc mà còn thể hiện rõ giá trị nhân đạo cao cả.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 82
Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, ông lại nổi lên với tập Truyện Tây Bắc với 3 truyện tiêu biểu đó là Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu Mường và Mường Giơn giải phóng. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là linh hồn của cả tập truyện.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 83
Tô Hoài được biết đến là một trong số những nhà văn thành công nhất khi viết về cuộc sống và con người nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ mà kiên cường, bất khuất của dân tộc. Với lối trần thuật sinh động, ngôn ngữ gợi cảm cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, những trang viết của Tô Hoài luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một trong số những tác phẩm đó. Đọc “Vợ chồng A Phủ” người đọc không thể nào quên được hình ảnh nhân vật Mị – một cô gái sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 84
Cuộc đời của Mị được tính từ khi cô về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Thường thì khi người con gái lấy chồng giàu thì sướng, nhàn hạ. Nhưng đây, Mị chỉ lùi lũi một mình, câm lặng. Xưa kia Mị cũng đã có một thời con gái hạnh phúc (trong đói nghèo). Những đêm tình mùa xuân, con trai đến thổi sáo đứng “chật cả chân vách đầu buồng Mị”. Và Mị đã có một tình yêu, có hiệu gõ vách hẹn hò. Tâm hồn cô gái xinh đẹp và loài hoa ấy luôn mở rộng để đón nhận hương hoa của cuộc đời. Nhưng rồi tất cả đều chấm dứt trong cái đêm Mị bị bắt cóc về nhà thống lí Pá Tra. “Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”. Mị bị bắt cóc để rồi trở thành con dâu thống lí là trả cái món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ Mị.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 85
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỷ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta ko thể quên được tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí”- tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại nổi lên với tập truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 86
Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Trước cách mạng, các sáng tác của ông nghiêng về mảng truyện loài vật và cuộc sống của những người dân nghèo. Sau cách mạng, các sáng tác của ông vẫn tiếp tục đi khai thác cuộc sống của người dân, song ông đi sâu vào quá trình đổi đời của họ, đi từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật tiêu biểu cho quá trình vận động ấy. Quá trình vận động từ khổ đau đến hạnh phúc đó đã cho thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật này.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 87
Vợ chồng A Phủ (1953), Miền Tây (1967), Vừ A Dính (1962)… là những tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về phong tục, cảnh sắc và con người miền Tây của Tổ quốc ta. Tô Hoài đã từng nói: “Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi…” (Văn nghệ số 14/10/1995). Tập truyện Tây Bắc là một nét son chói lọi đầu tiên của sự nghiệp văn chương Tô Hoài viết về đề tại miền Tây. Một chuyến đi dài, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ông đã viết thành công tác phẩm “Truyện Tây Bắc”, trong đó có truyện “Vợ chồng A Phủ”. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Những trang viết về Mị – một trong hai nhân vật chính của truyện là vô cùng cảm động. Mị tuy bị chà đạp, bị giày xéo trong bể khổ cuộc đời, nhưng cô đã có một sức sống tiềm tàng kỳ lạ!
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 88
Sau cách mạng tháng 8, ngòi bút của Tô Hoài đi sâu khám phá sức sống mạnh mẽ của những người dân tộc thiểu số miền núi. Trong chuyến đi lên vùng núi phía Bắc của mình, ông đã cho ra đời tác phẩm Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, mang trong mình sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 89
Theo Tô Hoài “Nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải chuẩn bị nhân vật trước tiên”. Từ quan điểm ấy, Tô Hoài đã xây dựng được một số nhân vật để lại ấn tượng thẩm mĩ trong lòng người đọc. Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đến với chúng ta đầu tiên trong cái dáng “lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”, suốt ngày làm lụng, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Tưởng đâu như sức sống đã lụi tàn trong tâm hồn cô gái. Nhưng không, từ tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói những tia lửa sống chỉ chờ dịp mà bùng lên mạnh mẽ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 90
“Đất nước và con người miền Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” (Tô Hoài). Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạch được sau chuyến đi bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng, tập truyện “truyện Tây Bắc” là nỗi nhớ niềm thương bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ. Là truyện ngắn đặc sắc hơn cả của tập truyện, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, tủi nhục và sức mạnh vùng lên vươn tới chân trời tự do hạnh phúc của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Giá trị của tác phẩm được kết tinh ở hình tượng nhân vật Mị.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 91
“Cây ngay không sợ chết đứng” là thành ngữ diễn tả chính xác nhất tính cách của A Phủ. A Phủ là hình ảnh đại diện cho chính nghĩa của xã hội bấy giờ. Không nhún nhường trước áp bức, cường quyền. Bằng tài hoa của mình, nhà văn Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật này khiến chúng ta yêu quý và khâm phục.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 92
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó chăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Đọc Vợ chồng A Phủ, ta không thể quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ – một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và đúng như ai đó đã từng nói, khi cắt dây cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông lí Pá Tra.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 93
Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật của một cây bút tài hoa. Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 94
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại với gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện… và “Vợ chồng A Phủ” được xem là truyện ngắn đặc sắc nhất trích từ tập Truyện Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” đã khắc họa thành công bức tranh hiện thực của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn thực dân nửa phong kiến. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi mở đường giải thoát cho thân phận hai kẻ nô lệ bất đắc dĩ – Mị và A Phủ. Trong đó, diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm nhất.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 95
Đọc Vợ chồng A Phủ, ta thật sự ấn tượng với cô Mị hiền lành, hiếu thảo nhưng đầy bất hạnh. Một cô gái nhỏ bé nhưng phải chịu áp bức cùng cực. Mình phải trải qua bao nhiêu khổ sở, thiệt thòi, Mị vẫn cam chịu nhưng khi nhìn thấy A Phủ – người có hoàn cảnh giống mình bị đàn áp, Mị không thể nào làm ngơ và đã giải cứu anh. Nội tâm sâu sắc của Mị trong đêm đó để lại cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 96
Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, thông qua câu chuyện về đôi vợ chồng người H’ Mông, tác giả Tô Hoài đã khắc họa thành công bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa. Dưới sự áp bức của cường quyền, con người không chỉ bị chà đạp về nhân phẩm mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ gần cuối tác phẩm là chi tiết đắt giá khi không chỉ thức tỉnh sức sống, sự phản kháng trong Mị mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 97
Nhà văn Tô hoài đã thực sự thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Tuy nhiên, để làm nên thành công vang dội cho tác phẩm không thể không nhắc đến nhân vật A Phủ. Qua đoạn trích, ta càng thêm yêu mến nhân vật này.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 98
Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài sau cách mạng tháng tám có rất nhiều. Ông được xem là người có số lượng tác phẩm đồ sộ đạt kỉ lục nhất trong kho tàng văn học Việt Nam. “Vợ Chồng A Phủ” đã khắc họa thành công tấn bi kịch cuộc sống của người nông dân miền Tây Bắc xa xôi. Chi tiết “giọt nước mắt a Phủ” đã để lại cho ta những suy nghĩ.
****
Trên đây là 98 bài mẫu Mở bài Vợ chồng A Phủ lớp 12 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)