Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ lớp 12 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và 15 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.
Đề bài: Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ
Dàn ý Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ
1. Mở bài
Bạn đang xem: Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ (15 mẫu)
– Giới thiệu về vấn đề
2. Thân bài
– Giải thích: “Lười biếng”: là trạng thái chán nản, không muốn tập trung vào công việc hay bất cứ việc gì dù ở trong khả năng của mình, chần chừ, ngại khó, ngại khổ.
+ Lười biếng là thói quen và đôi khi trở thành một “căn bệnh” khó chữa, gây nên những tác hại vô cùng to lớn cho bản thân, gia đình và cả xã hội.
– Nguyên nhân:
- Bị chi phối bởi những thú tiêu khiển: Trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội, video thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người→ con người có xu hướng khép kín hơn, thích những trò chơi đó mà ngại ra ngoài, lười vận động, khiến chúng ta mất tập trung, lâu dần trở thành lười biếng.
- Do sự bảo bọc của cha mẹ, người lớn: Trẻ em sinh ra còn yếu ớt, cần được chăm sóc, bảo vệ nhưng một số cha mẹ lại bảo bọc con cái quá mức khiến chúng dần ỷ lại, không chịu hành động, suy nghĩ, ngại khó, ngại khổ.
+ Do sự chần chừ: Lười biếng đôi khi xuất phát từ những việc rất nhỏ, sau đó tạo thành thói quen, ví dụ khi ta chần chừ nghe điện thoại, chần chừ làm bài khóa, bài luận, lâu dần ta sẽ quy định cho bản thân mình có thể ỷ lại, có thể chần chừ, biến ta thành kẻ lười biếng.
Ngoài ra, lười biếng cũng di truyền: Một số người bị mắc chứng thiếu hormone dopamine thể di truyền, họ không cảm nhận được niềm hạnh phúc khi đạt được thành công nên lâu dần, họ trở nên lười biếng.
– Biểu hiện:
- Trong học tập: Không chịu ôn luyện, không chịu học tập mà luôn tìm cách gian lận trong cái kì thi, kiểm tra
- Trong công việc: Không chịu tìm tòi, ỷ lại vào đồng nghiệp
- Trong công việc nhà: Không chịu lau dọn nhà cửa, nơi ở sạch sẽ
– Hậu quả của việc lười biếng:
- Công việc và học hành bị trì trệ, không thể tiến bộ.
- Mắc các tệ nạn xã hội, như trộm cắp, cướp giật do không đủ tiền tiêu xài.
- Thất bại trong công việc, không thể vươn lên, đánh mất cơ hội
- Gây nên những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, trở thành gánh nặng cho đất nước.
– Liên hệ: Hiện nay, đại bộ phận thanh thiếu niên có cho mình một suy nghĩ tích cực, luôn chịu khó khám phá, tìm tòi. Nhưng còn số ít các bạn trẻ có lối sống lười biếng.
– Bài học và cách khắc phục sự lười biếng:
- Hãy lập một bản kế hoạch chi tiết, và thực hiện nó nghiêm túc
- Tìm cho mình người bạn đồng hành để cùng thực hiện
- Chăm chỉ sẽ giúp chúng ta vươn tới ước mơ của mình.
3. Kết bài
Khái quát chung
15 mẫu Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 1
Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta.
Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu. Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…
Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ. Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi. Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi. Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.
Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 2
“Cần cù bù thông minh” là một trong những bài học hay mà cha ông ta để lại. Có thể thấy được chính với mục đích đề cao sự chăm chỉ, cần mẫn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên thì chính sự lười biếng vẫn như đang ăn sâu, như đang hiện hữu trong cả những thời đại.
Đầu tiên thì bạn cũng cần phải hiểu được sự lười biếng là gì? Sự lười biếng nó được xem như là một trong những trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Đó cũng chính là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, dường như là kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.
Quả thực có rất nhiều nguyên nhân của sự lười biếng là gì? Có lẽ rằng lý do đầu tiên và quan trọng nhất đó là do bản thân con người. Ta như biết được chính trong con người ta luôn tồn tại phần “con” và phần “ người”. Và chắc chắn là đối với những người để phần “con” lấn át phần “người” dường như cũng sẽ dẫn đến việc chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc,. Lúc này đây ta như thấy được con người như chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Chẳng có một ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà phải ngồi dậy học bài khó nhọc. Nhưng ta vẫn thấy được ở những người có quyết tâm sẽ áp chế được sự lười biếng và chắc chắn sẽ dậy học bài. Còn dường như đối với những người lười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài không thuộc, bị điểm kém…
Và thêm một nguyên nhân tiếp theo phải kể đến sự phát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ta có thể thấy được máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, chính những sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Quả thực có sự tiến bộ là tốt, nhưng con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc nhanh chóng và tiện nghi. Và không phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Thật không khó thấy và tìm kiếm những bài văn mẫu nhan nhản khắp nơi khiến nhiều bạn chẳng buồn mất công suy nghĩ. Hay đó còn chính là những lời giải bài toán có sẵn làm chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm.
Có thể nói được chính những sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Và đó là mỗi khi ngồi vào bàn học, chúng ta lại có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng, lướt facebook và chơi điện tử những trò chơi đặc sắc trên điện thoại, máy tính,…Đáng buồn có rất nhiều người trong chúng ta tặc lưỡi: “chỉ chơi một chút thôi rồi học”. Cuối cùng thì bạn biết rồi đó, chỉ là “một chút” ấy là cả buổi học tối và chúng ta lại tự nhủ mình tiếp rằng “Thôi sáng mai dậy học’, và cứ như vậy nó như lại trở thành một thói quen không tốt, ăn sâu vào chính chúng ta.
Tóm lại chính trong mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng, đồng thời chính chúng ta cũng phải có những biện pháp của riêng mình để hạn chế sự lười biếng ấy. Hãy lập thời gian biểu một cách khoa học và phải có ý chí quyết tâm cao độ để có thể hoàn thành đúng tiến trình kế hoạch mình đặt ra.
Tác hại của lười biếng không thể nhìn thấy ngay được nhưng chắc chắn nó sẽ là một hậu quả lớn không lường trước được. Thói bỏ bê, ỷ lại sẽ làm bạn khó có thể thực hiện ước mơ của mình. Hãy cố gắng chăm chỉ bởi có ai đó đã nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 3
Lựa chọn con đường đi là điều đầu tiên mà mỗi người khi trưởng thành cần phải xác định rõ. Thế nhưng để có thể đi hết con đường ấy bằng chính đôi chân, bằng nghị lực của bản thân mình thì cần cả một quá trình. Nếu như chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ đạt được; nhưng nếu như lười biếng thì chúng ta sẽ không có gì hết.
Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.
Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.
Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.
Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.
Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.
Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.
Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 4
Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu: “Cần cù bù thông minh”, với mục đích đề cao sự chăm chỉ, cần mẫn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, ở xã hội nào cũng luôn tồn tại sự lười biếng. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể hạn chế được sự lười biếng này?
Trước hết, chúng ta cần đi tìm hiểu: Sự lười biếng là gì? Đó là trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Đó là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.
Vậy, nguyên nhân của sự lười biếng là gì? Theo tôi, lí do đầu tiên và quan trọng nhất đó là do bản thân con người. Trong con người ta luôn tồn tại phần “con” và phần “ người”. Đối với những người để phần “con” lấn át phần “người” sẽ dẫn đến việc chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc, chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Có ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà phải ngồi dậy học bài đâu cơ chứ? Nhưng những người có quyết tâm sẽ áp chế được sự lười biếng và ngồi dậy học bài. Còn những người lười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài, bị điểm kém…
Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến sự phát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Tiến bộ là tốt, nhưng con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc, chứ không phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Những bài văn mẫu nhan nhản khắp nơi khiến nhiều bạn chẳng buồn mất công suy nghĩ. Những lời giải bài toán có sẵn làm chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm.
Sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Mỗi khi ngồi vào bàn học, chúng ta lại có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng, lướt facebook và chơi điện tử, chúng ta tặc lưỡi: “chỉ chơi một chút thôi rồi học”. Cuối cùng thì “một chút” ấy là cả buổi học tối và chúng ta lại tự nhủ: “Thôi sáng mai dậy học.”. Tất nhiên, đa số câu “sáng mai dậy học” sẽ bằng với không học. Dần dà, sự lười biếng cứ ăn sâu, len lỏi và trở thành thói quen khó bỏ, trở thành bản chất. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khiến cho chúng ta không thể có được những thành công mà chúng ta mong muốn, dần dà nó sẽ khiến cho mỗi cá nhân ngừng trệ, không phát triển, dẫn đến hậu quả xấu cho toàn xã hội.
Như vậy, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng, đồng thời có những biện pháp của riêng mình để hạn chế sự lười biếng ấy. Chúng ta cần lập thời gian biểu cho mình và thực hiện một cách nghiêm ngặt, tích cực rèn luyện khả năng tự làm – tự suy nghĩ, không quá phụ thuộc vào một thứ gì đó, một ai đó trợ giúp. Và quan trọng nhất là chúng ta phải có sự quyết tâm cao độ, quyết tâm chăm chỉ, quyết tâm loại bỏ sự lười biếng, quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực.
Thi thoảng lười biếng sau những ngày học tập, làm việc thì không xấu, nhưng để lười biếng trở thành căn bệnh thì mọi chuyện sẽ rất tồi tệ. Mỗi người trong chúng ta cần phải nhận biết tác hại của sự lười biếng, cần luôn luôn tự nhắc nhở bản thân biết vượt qua sự lười biếng, hoàn thiện bản thân và phấn đấu để đạt được ước mơ của mình.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 5
“Lười biếng” nó đã trở thành một căn bệnh trong xã hội hiện nay. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ. Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,… Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,… nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay.
Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc,… Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được “điều trị” một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ.
Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 6
Từng có câu: “Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ”, việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời.
Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu.
Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình. Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học này không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.
Xã hội: cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ.
Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hòa hợp. Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém. Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp với học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình. Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao…
Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 7
Người ta thường nói “trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng. Đúng vậy, chẳng thành công nào, đích đến nào lại dễ dàng mà không trải qua chông gai. Và để làm được điều đó, phải trả giá bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi. Lười biếng sẽ đánh mất của ta nhiều cơ hội, và đôi khi biến đổi cuộc đời của ta theo một hướng đi tiêu cực.
Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp luôn tự ỷ lại, không chịu vận động, không chịu suy nghĩ tìm tòi, đó là lười biếng. Lười biếng trở thành một căn bệnh mà rất nhiều người đang mắc phải. Vậy định nghĩa của lười biếng ở đây là gì? Lười biếng – đó là trạng thái chán nản, không muốn tập trung vào làm bất cứ việc gì, dù việc đó ở trong khả năng của mình, ngại khó, ngại khổ, chần chừ trong mọi việc. Lười biếng đôi khi trở thành một thói quen khó bỏ của rất nhiều người, và đôi khi nó trở thành một căn bệnh nan y ăn sâu vào tâm trí con người ta khiến con người ta trở nên thụt lùi với thời đại, biến ta trở thành những kẻ vô ích cho xã hội này. Nó còn khiến cho chúng ta trở thành những gánh nặng mà xã hội và những người khác phải mang vác và đối với thanh thiếu niên, nó trở thành một lỗ hổng lớn trong nhân cách làm người của các em.
Vậy do đâu mà căn bệnh lười biếng này lại có thể diễn ra và ăn sâu vào con người ta như vậy? Nguyên nhân trực tiếp của việc lười biếng này là gì đây? Có thể nói rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự lười biếng của một cá nhân nào đó, nhưng tổng hợp lại, chúng ta thấy rõ ràng có những nguyên nhân cụ thể dẫn tới sự lười biếng trong xã hội. Đó là sự mất tập trung trong bất cứ công việc nào. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu tạo nên những con người lười biếng trong một tập thể hay xã hội. Sự mất tập trung này gây nên bởi những thứ hấp dẫn khác đối với cá nhân khi đang thực hiện một hành động nào đó. Chúng ta có thể thấy, lớp thanh thiếu niên ngày nay bị hấp dẫn bới rất nhiều thú vui như các trò chơi điện tử hay những video trên các mạng xã hội, chính điều này đã hướng các em vào một sự chú ý khác khiến các em xa rời, mất tập trung trong công việc hay trong học tập. Ngoài ra, nó còn lôi kéo sự chú ý của các em khiến các em dần lười vận động, lười ra ngoài, và dần biến thành một kẻ lười biếng. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở lớp thanh thiếu niên mà nó là tình trạng diễn ra ở hầu hết các lứa tuổi, biến mọi người trở thành những con người ỷ lại, thụ động, lười biếng, mất tập trung.
Nguyên nhân thứ hai mà chúng ta có thể kể đến đó là sự bao bọc quá mức của các bậc phụ huynh, người lớn đối với trẻ nhỏ, dần hình thành trong chúng sự ỷ lại, không chịu hành động, tìm tòi và khi lớn lên, chúng mang theo những điều đó, biến thành những kẻ lười biếng của xã hội. Chúng ta đều biết rằng trẻ nhỏ còn yếu ớt, cần được chăm sóc, cần được quan tâm, thế nhưng, có những bậc cha mẹ lại kéo dài sự quan tâm đó đến tận khi đứa trẻ trưởng thành vẫn không hề muốn buông bỏ. Điều này vô tình hình thành lên tâm lý ỷ lại vào bố mẹ, vào người khác của đứa trẻ ấy và khi lớn lên, chúng vẫn giữ thái độ đó để bước vào đời, biến chúng thành những kẻ lười biếng, luôn ngại khó, ngại khổ, không hề muốn làm gì, cũng không muốn đối mặt với bất kì vấn đề nào của cuộc sống.
Lười biếng không chỉ là do tự bản thân con người hình thành lên, nó còn phụ thuộc vào cả môi trường xung quanh, vào các bậc phụ huynh nữa. Không chỉ thế, lười biếng còn bị tạo nên bởi sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, thiếu những kĩ năng giao tiếp, tìm tòi.
Như chúng ta biết, trong bất cứ công việc nào cũng cần có sự đầu tư kĩ lưỡng, về mặt tinh thần, tâm lý cũng như về thể chất. Việc tìm tòi, sáng tạo các nguồn kiến thức sẽ mang lại cho chúng ta sự hiểu biết về mọi mặt, giúp ích cho ta trong các công việc của mình. Thế nhưng lại có những người không những thiếu kiến thức trong công việc mà lại còn không chịu tìm tòi, ngại suy nghĩ, ngại tháo gỡ vấn đề, dần dần, họ cho rằng như vậy là được, như vậy là đủ, khiến cho công việc của mình ngày càng thụt lùi so với người khác. Đó là lười biếng! Sự lười biếng này đến từ sự thiếu kiến thức, thiếu những kĩ năng quan trọng để tạo nên một thói quen tốt. Nếu như cả xã hội đều ỷ lại như vậy, liệu rằng xã hội chúng ta có thể phát triển được hay không?
Nguyên nhân của sự lười biếng còn do thói quen chần chừ khi bắt tay vào bất kì công việc nào. Sự chần chừ bắt nguồn từ sự vô tư, vô tâm, thế nhưng, dần dà, nó lại đi sâu, ăn sâu vào tâm trí của người ta, biến con người ta trở thành những con người lười biếng. Chỉ đơn giản, bạn chần chừ nghe một cuộc gọi, chần chừ chậm một bài tập được giao mà không bị phạt, và cứ như vậy, bạn nghĩ rằng, lúc nào mình cũng sẽ được ưu tiên, được phép lười biếng như thế. Và cuối cùng, kết quả là bạn đã biến thành một kẻ lười biếng từ bao giờ mà chính bạn cũng chẳng nhận ra. Có thể nói rằng. lười biếng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân từ bản thân mình mới chính là điều mà ta cần bàn tới.
Ngoài ra, lười biếng đôi khi còn xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Nghe có vẻ khá vô lý, thế nhưng, theo nghiên cứu khoa học, một số người bị hiện tượng thiếu hormone dopamine thể di truyền khiến họ không cảm thấy hạnh phúc, vui mừng khi đạt được điều gì đó. Điều này đã vô tình dẫn họ trở thành những kẻ lười biếng trong xã hội này.
Nguyên nhân về sự lười biếng thì không hề ít, nó quá nhiều, và mỗi con người luôn có cách biện hộ cho sự lười biếng của chính mình. Thế nhưng, phải đến khi nhìn thấy tác hại, nhìn thấy những hậu quả mà lười biếng để lại cho mình, người ta mới chợt nhận ra và hối hận. Có một câu danh ngôn thế này “trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”, phải, lười biếng thì sao mà có thể thực hiện được ước mơ của mình, dù rằng ước mơ đó có to lớn hay nhỏ bé ra sao!
Sự lười biếng của mỗi con người thể hiện ở mỗi lớp khía cạnh, mỗi các biểu hiện khác nhau. Đối với lớp trẻ thanh thiếu niên còn đang đi học, sự lười biếng biểu hiện ở sự lười nhác trong học tập, trong việc hoàn thành các bài tập về nhà, trong việc phụ giúp cha mẹ. Thay vì tìm tòi, chăm chỉ học tập, hoàn thành bài vở, các em lại tìm cách gian lận, tìm cách được điểm cao trong các kì thi mà không phải bỏ ra công sức học hành, bằng những chiếc “phao” cứu sinh, … Hãy thử nhìn lại kì thi tuyển sinh đại học cách đây hai năm, hãy nhìn lại xem có phải chúng ta đang bắt gặp những kẻ lười biếng, chỉ muốn có được thành tích mà không phải bỏ ra điều gì? Hơn bốn mươi bốn học sinh tại một vài nơi trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia đã được “mua bán” điểm số để có thể trở thành những tân sinh viên với những điểm số cao ngất ngưởng. Điển hình như bạn N.D.A, điểm thi thực tế khi được phúc khảo của bạn, tổng ba môn chỉ là 15,8 điểm, thế nhưng, bằng sự “mua bán”, giao dịch của những bậc phụ huynh, số điểm của bạn đã được nâng lên con số là 27,8 điểm. Đây là một số điểm mà một học sinh phải gắng sức, miệt mài cả mười hai năm có khi còn chưa đạt tới. Với số điểm này, N.D.A đã đăng ký nguyện vọng vào đại học Y Hà Nội – một ngôi trường thuộc top những trường học khó nhất cả nước. Sự lười biếng đã biến một thí sinh trở thành tâm điểm của cả nước khi sự việc bị phanh phui, nếu chăm chỉ hơn, thì số điểm 27.8 không phải là một số điểm vượt ngoài sức tưởng tượng hay khó có thể đạt được. Thế nhưng, nếu không bị phanh phui, liệu một thí sinh như N.D.A, khi bước vào ngôi trường được dạy để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho con người, với sự lười biếng, ăn sẵn, chờ sắp xếp của cha mẹ, có trở thành một người bác sĩ có tâm, có tài và có đức hay không?
Không chỉ trong khía cạnh học tập mà tính lười biếng, bệnh lười biếng còn thể hiện trong cách bạn sắp xếp không gian ở, thu dọn gian nhà, phòng ở của chính mình. Các cụ từ xưa đã dạy chúng ta rằng “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, nơi ở sạch sẽ thì con người mới thơm tho, mới mát mẻ được, ấy thế nhưng, khi lười biếng xuất hiện, liệu có thể có những căn nhà sạch sẽ đến vậy được hay không? Hay là vịn vào cái cớ lười biếng, học tập, làm việc mệt mỏi mà biến nơi ở của mình thành một bãi rác? Hẳn các bạn chưa quên, gần đây, trên mạng xã hội Facebook, một chủ tài khoản được cho là chủ một phòng trọ đã lên tiếng bức xúc về việc căn phòng của mình cho thuê đã biến thành một bãi rác, khiến chủ nhà phải mất cả ngày để dọn dẹp với hai xe tải chở rác đi? Theo thông tin từ người chủ cùng những bức ảnh trên mạng xã hội chụp lại căn phòng, chủ nhà đã cho môt cô gái xinh đẹp, thậm chí lọt top mười nữ sinh thanh lịch của trường đại học thuê, và sau một tháng bùng tiền phòng, cô gái đã biến mất và để lại cho anh cả một căn phòng ngập tràn rác rưởi. Đó chẳng phải là sự lười biếng đó sao? Và sự lười biếng ấy đã đem đến cho cô gái kia cái danh xưng chẳng hề dễ chịu và khi mọi người nhìn vào cô gái ấy, liệu có ai còn thiện cảm với cô gái xinh đẹp ấy nữa chăng?
Ngoài ra, trong công việc, cũng có những người không chịu tìm tòi, không chịu sáng tạo, luôn đi theo lối mòn hoặc ỷ lại vào đồng nghiệp. Đây là một trong những biểu hiện của sự lười biếng, như vậy liệu có thể tiếp cận tới ước mơ của mình hay chăng?
Lười biếng mang lại những hậu quả vô cùng tai hại trong đời sống. Lười biếng ăn sâu vào tâm hồn chúng ta, mài mòn tâm hồn đó, biến chúng trở thành những tâm hồn khô kiệt, trì trệ, không thể tiến bộ được. Lười biếng còn khiến con người mắc vào những tệ nạn xã hội như trộm cắp, ăn cắp, ăn trộm, bởi con người cần phải sống, nếu không muốn lao động, chỉ còn con đường sa vào các tệ nạn xã hội. Và điều đó sẽ biến chúng ta trở thành những con người bị cả xã hội khinh thường. Nếu kể ra những tác hại của lười biếng thì hẳn còn vô số, như sự thất bại trong công việc, không thể đạt được thành công, bị gia đình xã hội xa lánh, gây nên những hậu quả xấu cho sự phát triển của đất nước. Ở Nhật Bản có một phần nhỏ người được gọi là những Hikikomori, họ là những người không hề ra ngoài, cũng không chịu làm việc, không giao tiếp với ai trừ gia đình, phần lớn thời gian họ đều dành ở trong phòng. Đây có chăng là tác hại của lười biếng, biến con người trở thành những kẻ cô độc, không muốn vận động, những con người khép kín? Thử hỏi cả một xã hội toàn những con người như vậy thì có thể phát triển được hay không?
Thế nhưng, xã hội chúng ta chỉ có một lớp nhỏ phần những con người lười biếng ấy mà thôi. Số còn lại luôn luôn chăm chỉ, nỗ lực để phát triển bản thân, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Đừng biến mình trở thành kẻ lười biếng, ngày hôm nay, hãy tạo cho mình những bản kế hoạch chi tiết và nghiêm túc thực hiện, hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành để thúc giục nhau hành động. Bạn đang mơ ước điều gì vậy? Hãy bắt tay và hành động ngay, biết đâu chỉ một thời gian nữa, bạn sẽ là chủ của ước mơ ấy thì sao? Như Bill Gates, ông đã làm chủ được ước mơ của mình – tạo ra những phần mềm hữu ích cho con người, và ông đã thực hiện được điều đó rồi đấy!
Con người chúng ta phải luôn luôn nỗ lực từng ngày, phấn đấu và chăm chỉ. Bởi lẽ, không thành công nào mà được tạo dựng nên từ sự lười biếng cả. Chăm chỉ, siêng năng, không sợ thất bại mới có thể trở thành người mà bạn mong muốn!
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 8
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, thì đất nước ta sẽ ngày một giàu mạnh hơn và kéo theo đó con người chúng ta cũng có nhiều thời gian rảnh hơn để dành cho gia đình,người thân và bạn bè của mình. Những tưởng như thế thì cuộc sống của mọi người, mọi nhà sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng không, dường như tất cả đang diễn ra ngược lại. Thời gian đó họ không dành cho gia đình, bạn bè hay người thân của họ, mà họ lại dành để dán mắt vào điện thoại, Internet, game hay facebook… Và hệ lụy ở đây là căn bệnh ung thư “lười biếng” xuất hiện.
Hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đã từng được nghe từ lười biếng rồi nhỉ, nhưng có phải ai cũng hiểu từ lười biếng có nghĩa là gì không? Theo tôi, sự lười biếng được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là sự ỷ lại vào ngày mai, các bạn cho rằng hôm nay mình đang mệt, không muốn làm một việc gì đó mà nghĩ rằng, “thôi để mai làm cũng được”. Các bạn không thích hoạt động, không muốn động chân, động tay hay động não để suy nghĩ, để làm một việc gì hết. Các bạn chỉ thích hưởng thụ, rồi lại trông chờ vào ngày mai.
Vậy thì nguyên nhân của sự lười biếng trên là sao, do đâu mà có? Trước hết, nguyên nhân đầu tiên là do chính bản thân chúng ta, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất. Với những bạn học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sự lười biếng thể hiện trong học tập, trong các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ ở trường và trong các công việc ở nhà nữa. Sự lười biếng xuất hiện khi chúng ta ỷ lại vào ngày mai, vào giờ học bài, các bạn tự thưởng cho bản thân nghỉ ngơi ít phút bằng cách chơi game, vào facebook đọc tin tức hay chát chít với các bạn khác, có bạn lại lướt Internet,… rồi cứ thế, thời gian trôi đi, các bạn tự nhủ là chỉ thêm một xíu nữa thôi, một xíu tới khuya luôn. Cách cứu nguy lúc này là, “ôi dào, giờ mệt rồi, ngủ đã, mai lên mượn vở của con A, thằng B chép đại cũng được”. Rồi lên lớp, các bạn cuống cuồng giật vở của bạn này bạn kia chép đại để qua mắt thầy cô. Hay khi trường tổ chức các hoạt động giao lưu để hoàn thiện kỹ năng mềm cho các bạn, thì chính các bạn lại từ chối, lại than đi học cả ngày đã mệt rồi còn lên trường làm gì nữa, ở nhà ngủ cho khỏe. Đây chính là lúc những con vi rút “lười biếng” đang dần dần xâm nhập vào cơ thể bạn, và từ từ nhen nhóm lên cái mầm mống lười biếng trong bạn. Và rồi theo thời gian, cái mầm mống đó sẽ bắt đầu lớn nhanh hơn, lan rộng hơn, không chỉ trong học tập, mà trong các công việc khác nữa. Về nhà, bố mẹ nhờ quét nhà, nhờ nhặt rau hay nhờ rửa chén, thì các bạn lấy cớ bận học rồi đi thẳng lên phòng, không quan tâm gì đến bố mẹ đã vất vả, cực nhọc đến bao nhiêu. Mà lên phòng, các bạn cũng có học bài đâu, mà chỉ chúi mũi vào facebook, vào game, ….rồi cứ thể ngủ luôn chẳng thèm nhìn đến bài vở gì hết. Những việc nhỏ nhặt ban đầu có thể chúng ta không để ý, nhưng lâu dần, tích lại sẽ tạo thành một thói quen khó bỏ, đợi đến lúc “nước đến chân mới nhảy”. Ví dụ như, chủ nhật tuần sau thi, chúng ta thường ỷ lại, thôi thì nghỉ chơi thứ hai, thứ ba, để thứ tư hay thứ năm học cũng được, rồi cứ lần lữa mãi, tới thứ sáu, thứ bảy cũng chưa học được, để đến hôm thi lại quay tài liệu, quay bài của bạn này, bạn kia. Và hậu quả thì không ai nói trước được, bị thầy cô bắt được lập biên bản và bị kỷ luật, nghiêm trọng hơn nữa là trong đầu chúng ta chẳng có gì, để khi ra trường chúng ta lại trách ngược lại thầy cô.
Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là do sự phát triển của xã hội, của công nghệ thông tin, của những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Ngày trước, ông bà, cha mẹ chúng ta làm ruộng, cấy lúa tất cả đều bằng sức người, nhưng ngày nay thì ngược lại. chúng ta đã có máy cấy lúa, máy gieo mạ, đã có máy cày xới đất, tất cả đều nhờ công nghệ, những bác nông dân nay đã có nhiều thời gian hơn, cuộc sống thoải mái hơn. Những người phụ nữ nội trợ cũng vậy, nấu cơm nay đã có nồi cơm điện, giặt giũ thì có máy giặt, … Người người nhà nhà đều sắm sửa cho mình những loại trang thiết bị tốt nhất, hiện đại nhất. Những tưởng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, nhưng không. Mấy bác nông dân kia thay vì về nhà ăn cơm với vợ con thì thích la cà, nhậu nhẹt, mùa vụ tới cũng mặc, cậy có máy móc rồi nên xuống giống trễ một chút cũng không sao, kết quả là có khi gặp thời tiết xấu, mưa gió, bão lụt, hạn hán và mất trắng là điều không thể tránh khỏi. Người vợ hiền, người mẹ đảm ngày nào đang dần biết mất, thay vào đó là những cô vợ, những bà mẹ thích làm đẹp, ăn diện chụp hình để khoe khoang với người khác. Và những bạn học sinh sinh viên chăm chỉ ngày trước luôn miệt mài lên thư viện học bài để chuẩn bị cho mùa thi sắp đến cũng dần thưa thớt đi. Các bạn chỉ việc ngồi nhà, cái gì không biết hay không hiểu thì gõ google là ra ngay. Tính ỷ lại xuất hiện vào những lúc như thế, công nghệ thông tin phát triển làm cho chúng ta thoải mái tiện lợi hơn, nhưng cũng là lúc làm cho chúng ta lười hơn.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 9
Từ thời xa xưa, câu “Cần cù bù thông minh” đã được ông cha ta lưu truyền để tôn vinh phẩm chất chăm chỉ, cần mẫn trong học tập và công việc. Tuy nhiên, trong mọi xã hội, luôn có sự tồn tại của sự lười biếng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ sự lười biếng là gì. Đó là trạng thái không hoạt động và có sự kháng cự nội tâm, khiến ta không cố gắng và không hành động. Đó là sự thụ động và để mọi thứ diễn ra theo cách của chúng nó, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện.
Nguyên nhân chính của sự lười biếng là do bản thân con người. Trong chúng ta luôn có phần “con” và phần “người”. Những người để phần “con” chiếm ưu thế sẽ có xu hướng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc, trốn tránh việc phải làm. Tuy nhiên, những người có quyết tâm sẽ khống chế được sự lười biếng và làm việc, học tập. Ngược lại, những người lười biếng sẽ tiếp tục nằm trong chăn ấm và không bận tâm về hậu quả của việc không làm việc.
Sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển của các thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người trở nên lười biếng, trì trệ và không linh hoạt. Chúng ta cần tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc, không chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Ngoài ra, sự phát triển của các thiết bị công nghệ, Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Chúng ta cần cẩn trọng để không bị lôi cuốn bởi các trò chơi điện tử, mạng xã hội khi ngồi vào bàn học, và tránh việc trì hoãn học tập. Sự lười biếng không chỉ là thói quen khó bỏ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và gây hậu quả xấu cho toàn xã hội. Chúng ta cần phải cố gắng tự đánh thức và khuyến khích sự sáng tạo của chúng ta để đạt được những thành công mà chúng ta mong muốn.
Để đạt được thành công và đáp ứng được các mục tiêu trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng và cần có những biện pháp để hạn chế nó. Điều này bao gồm việc lập thời gian biểu cho bản thân, tập trung rèn luyện khả năng tự làm và suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là chúng ta phải có quyết tâm cao độ để loại bỏ sự lười biếng và biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù lười biếng đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng nếu nó trở thành thói quen thì sẽ gây tổn hại cho sự phát triển của bản thân và dẫn đến hậu quả không tốt cho cuộc sống. Do đó, chúng ta cần luôn luôn nhắc nhở bản thân vượt qua sự lười biếng và hoàn thiện bản thân để đạt được những thành công trong cuộc sống.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 10
Cần cù bù thông minh” là một bài học quan trọng về tầm quan trọng của sự chăm chỉ và cần mẫn trong công việc và học tập. Tuy nhiên, sự lười biếng vẫn còn hiện hữu và gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta.
Sự lười biếng được định nghĩa là trạng thái không hoạt động và kháng cự nội tâm, không cố gắng và không hành động. Đây là một trạng thái thụ động và để mọi thứ diễn ra theo ý muốn của nó, kể cả trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự lười biếng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do chính bản thân con người. Con người có phần “con” và phần “người”, và khi phần “con” lấn át phần “người”, người ta có xu hướng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc. Khi đó, con người trở nên trốn tránh và không muốn bắt tay vào thực hiện các việc cần làm. Tuy không ai thích phải làm việc khi đang nằm trong chăn ấm, nhưng những người có quyết tâm sẽ kiềm chế được sự lười biếng và thực hiện công việc cần làm, trong khi những người lười biếng sẽ tiếp tục nằm ngủ và chấp nhận những hậu quả không mong muốn như điểm kém trong bài kiểm tra.
Một nguyên nhân khác gây ra sự lười biếng của con người là do sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Máy móc hiện đại đã giúp con người giảm bớt hoạt động về cả tay chân lẫn trí óc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ dần dần khiến con người trở nên lười biếng và không linh hoạt. Điều này đòi hỏi con người phải hoàn thiện bản thân để sử dụng máy móc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào máy móc để trở nên ngày càng thụ động. Sự phát triển của các thiết bị công nghệ và Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người, đặc biệt là học sinh, khi họ bị lôi cuốn vào việc lướt mạng và chơi game trên điện thoại hoặc máy tính thay vì học bài. Thói quen này có thể trở thành một thói quen không tốt nếu không được kiểm soát và sửa đổi.
Mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tác hại của lười biếng và cần có biện pháp cụ thể để kiểm soát nó. Để đạt được điều này, cần lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt, đồng thời giữ ý chí quyết tâm cao độ. Tuy nhiên, tác hại của lười biếng không phải lúc nào cũng dễ thấy. Nếu chúng ta không chủ động đẩy mạnh sự nỗ lực và cố gắng hết sức, sẽ rất khó để đạt được thành công trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ rằng “trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 11
“Lười biếng” nó đã trở thành một căn bệnh trong xã hội hiện nay. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ.
Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,… Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,… nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay.
Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc,… Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được “điều trị” một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ.
Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 12
Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.
Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.
Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói “Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công.
Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 13
Căn bệnh lười biếng là một căn bệnh vô cùng nguy hại và ngày càng trở nên phổ biến trong mỗi con người của thế kỉ XXI hiện nay. Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ.
Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,…Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,… nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay.
Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc… Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội.
Căn bệnh này nếu không được “điều trị” một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 14
Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng.
Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,…
Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười “Há miệng chờ sung” với nhân vật anh lười “không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng.
Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: “Người đâu mà lại lười thế!”. Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi.
Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.
Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ- Mẫu 15
“Cần cù bù thông minh” là một trong những bài học hay mà cha ông ta để lại. Tuy nhiên ngược lại sự lười biếng vẫn như đang ăn sâu, như đang hiện hữu trong cả những thời đại. Lười biếng là gì? Sự lười biếng nó được xem như là một trong những trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Đó cũng chính là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, dường như là kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.
Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất đó là do bản thân con người. Lúc này đây ta như thấy được con người như chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Chẳng có một ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà phải ngồi dậy học bài khó nhọc. Đối với những người lười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài không thuộc, bị điểm kém…
Nguyên nhân tiếp theo kể đến sự phát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ta có thể thấy được máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, chính những sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Quả thực có sự tiến bộ là tốt, nhưng con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc nhanh chóng và tiện nghi. Và không phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động.
Những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Thật không khó thấy và tìm kiếm những bài văn mẫu nhan nhản khắp nơi khiến nhiều bạn chẳng buồn mất công suy nghĩ. Hay đó còn chính là những lời giải bài toán có sẵn làm chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm. Có thể nói được chính những sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng.
Và đó là mỗi khi ngồi vào bàn học, chúng ta lại có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng, lướt facebook và chơi điện tử những trò chơi đặc sắc trên điện thoại, máy tính,… Tóm lại chính trong mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng, đồng thời chính chúng ta cũng phải có những biện pháp của riêng mình để hạn chế sự lười biếng ấy. Hãy lập thời gian biểu một cách khoa học và phải có ý chí quyết tâm cao độ để có thể hoàn thành đúng tiến trình kế hoạch mình đặt ra.
Tác hại của lười biếng không thể nhìn thấy ngay được nhưng chắc chắn nó sẽ là một hậu quả lớn không lường trước được. Thói bỏ bê, ỷ lại sẽ làm bạn khó có thể thực hiện ước mơ của mình. Hãy cố gắng chăm chỉ bởi có ai đó đã nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Trên đây là nội dung bài học Nghị luận về bệnh lười biếng của giới trẻ (15 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)