Tổng hợp

Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn? Sự thật thú vị về hành tinh lùn

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn?

Câu hỏi: Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn?

Trả lời: Sao Diêm Vương bị hạ cấp thành hành tinh lùn vào năm 2006.

Bạn đang xem: Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn? Sự thật thú vị về hành tinh lùn

Giải thích:

Kể từ khi được phát hiện vào năm 1930, sao Diêm Vương đã có một chút rắc rối. So với những hành tinh khác, sao Diêm Vương không chỉ nhỏ hơn mà còn nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái đất. Nó cũng có lực hấp dẫn cực thấp.

Đồng thời, bề mặt của Sao Diêm Vương giống bề mặt của các hành tinh trên cạn như Sao Hỏa, Sao Kim hoặc Trái Đất, nhưng lại khác các hành tinh gần nó là các hành tinh khí Jovian như Sao Thiên Vương hoặc Sao Hải Vương. Trên thực tế, quỹ đạo của Sao Diêm Vương rất thất thường khiến nhiều nhà khoa học ban đầu tin rằng nó có nguồn gốc từ một nơi khác trong không gian và lực hấp dẫn của Mặt trời đã kéo nó vào.

Những tính chất này đã thách thức quan điểm khoa học về trong việc xem xét sao Diêm Vương có được xếp hạng là một hành tinh không trong nhiều năm. Cho đến khi phát hiện ra Eris vào năm 2005, thì Liên minh Thiên văn Quốc tế ( IAU ) mới xác định tiêu chí phân loại với Eris và các vật thể khác có cùng đặc điểm với Sao Diêm Vương. Từ đó, định nghĩa cho các hành tinh lùn đã được tạo ra và Sao Diêm Vương bị hạ cấp vào năm 2006.

Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn?
Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn?

Lý do sao Diêm Vương bị giáng cấp trong Hệ Mặt trời

Sao Diêm Vương (Pluto) từng được coi là một hành tinh. Tuy nhiên, 15 năm trước, nhóm nhà khoa học trong Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế đã bỏ phiếu để làm rõ định nghĩa về hành tinh và sao Diêm Vương không còn vị thế này nữa.

Sao Diêm Vương ở rìa Hệ Mặt trời, có đường kính chỉ bằng 18,5% Trái đất. Theo Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế, về mặt kỹ thuật, sao Diêm Vương là một “hành tinh lùn” bởi chưa “dọn sạch các vật thể khác khỏi vùng lân cận quỹ đạo”.

Điều này có nghĩa là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời vẫn còn rất nhiều tiểu hành tinh và các thiên thể khác dọc theo đường di chuyển thay vì hấp thụ những thiên thể này như các hành tinh lớn hơn đã làm.

Bởi thế, mỗi năm vào ngày 24.8, cộng đồng quốc tế kỷ niệm công nhận việc hạ cấp lịch sử với sao Diêm Vương với tên gọi Ngày sao Diêm Vương giáng cấp.

Sao Diêm Vương mất trạng thái hành tinh năm 2006 không đồng nghĩa với việc mất đi sự thu hút, nhà khoa học hành tinh Cathy Olkin tại Viện Nghiên cứu Tây Nam, Mỹ, cho biết.

Sao Diêm Vương có thể cách Trái đất hơn 6,4 tỉ km, tùy thuộc vào vị trí của hành tinh lùn này trong quỹ đạo. Nhiệt độ trung bình của sao Diêm Vương cũng giảm xuống tới -232 độ C. Những điều này khiến sao Diêm Vương trở nên kỳ lạ.

“Sao Diêm Vương có sông băng khổng lồ trên bề mặt nhưng sông băng này được tạo thành từ loại băng kỳ lạ. Chúng không phải băng nước như trên Trái đất mà là băng được tạo ra từ nitơ và mêtan, những thứ ở dạng khí trong bầu khí quyển của chúng ta” –  Olkin, nhà khoa học cũng thuộc sứ mệnh New Horizons tới sao Diêm Vương của NASA, chia sẻ.

Sao Diêm Vương cũng thực sự tối vì ở xa Mặt trời hơn nhiều so với Trái đất. Trên thực tế, NASA có một trang web để những người yêu thiên văn xem “Giờ sao Diêm Vương”. Chỉ cần nhập vị trí, trang web sẽ cho cá nhân đó biết thời điểm ánh sáng trên Trái đất trông giống hệt như trên sao Diêm Vương.

Một thông tin thú vị khác là sao Diêm Vương có 5 mặt trăng. Một mặt trăng được gọi là Charon có kích thước bằng một nửa sao Diêm Vương. Mặt trăng của Trái đất chỉ có kích thước bằng 1/4 Trái đất. Charon lớn đến mức lực hấp dẫn của mặt trăng này thực sự khiến sao Diêm Vương chao đảo trong quỹ đạo.

Washington Post lưu ý, một số nhà khoa học không đồng ý với việc “ruồng rẫy” sao Diêm Vương. Họ lập luận rằng, trong vũ trụ chứa đầy các thiên thể và mỗi hành tinh đều có các thiên thể ở vùng lân cận.

“Có nhiều cách khác nhau để quyết định đâu là hành tinh. Sao Diêm Vương có bầu khí quyển, có mặt trăng và quay quanh mặt trời” – nhà khoa học hành tinh Olkin nói.

Lý do sao Diêm Vương bị giáng cấp trong Hệ Mặt trời
Lý do sao Diêm Vương bị giáng cấp trong Hệ Mặt trời

Lịch sử của các hành tinh lùn

Hành tinh lùn là một thiên thể gần như đáp ứng định nghĩa của một hành tinh “thật”. Theo IAU, tổ chức đặt ra các định nghĩa cho khoa học hành tinh, một hành tinh phải:

  • Quỹ đạo Mặt trời.
  • Có đủ khối lượng để đạt được trạng thái cân bằng để tạo ra hình cầu.
  • Chi phối quỹ đạo của nó và không chia sẻ nó với các đối tượng khác.

Các hành tinh lùn không hề có quỹ đạo riêng. Đây là lý do chính khiến sao Diêm Vương mất vị thế, vì nó chia sẻ một phần quỹ đạo với vành đai Kuiper, một vùng dày đặc các thiên thể không gian băng giá.

Dựa trên định nghĩa này, IAU đã công nhận 5 hành tinh lùn: Pluto, Eris, Makemake, Haumea và Ceres. Có bốn thiên thể hành tinh nữa, đó là Orcus, Sedna, Gonggong và Quaoar, được đa số cộng đồng khoa học công nhận là hành tinh lùn.

Có thể ghi nhận thêm sáu hành tinh nữa trong những năm tới và dự đoán có tới hơn 200 hành tinh lùn khác tồn tại trong Hệ Mặt trời, nằm bên ngoài trong vành đai Kuiper.

Ceres là hành tinh lùn được biết đến sớm nhất và nhỏ nhất trong danh mục hành tinh lùn hiện nay. Trước đây được phân loại là một tiểu hành tinh vào năm 1801, nó được xác nhận là một hành tinh lùn vào năm 2006. Ceres nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc trong vành đai tiểu hành tinh và nó là hành tinh lùn gần Trái đất nhất.

Sự thật thú vị về hành tinh lùn

Dưới đây là một vài sự thật thú vị về các hành tinh lùn được phát hiện trong hệ mặt trời của chúng ta:

Ceres mất 6kg khối lượng hơi nước mỗi giây

Kính viễn vọng Không gian Herschel quan sát thấy những chùm hơi nước bốc lên từ bề mặt của Ceres. Điều này xảy ra khi một phần bề mặt băng giá của Ceres nóng lên và biến thành hơi nước

Một ngày ở Haumea kéo dài 3,9 giờ

Haumea có vẻ ngoài độc đáo do chuyển động quay nhanh đến mức nén hành tinh này thành hình dạng giống quả trứng. Tốc độ quay và nguồn gốc va chạm của nó cũng khiến Haumea trở thành một trong những hành tinh lùn có vật chất dày đặc nhất được phát hiện cho đến nay.

Eris đã từng được coi là vị trí của hành tinh thứ 10

Eris là hành tinh lùn nặng nhất trong hệ mặt trời, vượt quá 28% khối lượng của sao Diêm Vương . Do đó, nó là một ứng cử viên nặng ký để trở thành hành tinh thứ mười nhưng không đáp ứng được các tiêu chí do IAU đề ra

Sao Diêm Vương được phủ 1/3 là băng

Thành phần của hành tinh này gồm 2/3 đá và 1/3 băng, chủ yếu là hỗn hợp khí mêtan và carbon dioxide. Một ngày trên Sao Diêm Vương là 153,6 giờ , xấp xỉ 6,4 ngày Trái Đất, khiến nó trở thành một trong những hành tinh lùn quay chậm nhất.

Sự thật thú vị về hành tinh lùn
Sự thật thú vị về hành tinh lùn

Sau nhiều năm sao Diêm Vương lại một lần nữa khiến người ta muốn gọi nó là hành tinh

Thực ra, vấn đề vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Theo bạn, sao Diêm Vương có xứng đáng để được gọi là một hành tinh?

Trước năm 2006 thì sao Diêm Vương (hay Pluto) vẫn luôn được xem là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt trời. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học đã tìm được ngày càng nhiều vật thể có khối lượng tương tự với Pluto.

Hệ quả, Liên minh thiên văn Quốc tế (IAU) đã đặt ra một định nghĩa mới, trong đó những thiên thể muốn được coi là hành tinh thì cần phải đạt được một số quy chuẩn nhất định. Và cũng kể từ đây, Thái Dương hệ chỉ còn 8 hành tinh, vì sao Diêm Vương bị “giáng cấp” xuống thành hành tinh lùn.

Nhưng dù bị ruồng bỏ, Pluto cũng không hề cô đơn khi thu hút được một lượng lớn các nhà khoa học ủng hộ và tìm cách đòi lại “danh tính” cho nó.

Như mới đây, Alan Stern và David Grinspoon – 2 chuyên gia thiên văn trong dự án New Horizons đã đưa ra một bài viết trên Washington Post, trong đó có những luận điểm hết sức xác đáng về việc đòi hỏi công bằng lại cho Pluto.

Được biết năm 2006, định nghĩa hành tinh của IAU phải đảm bảo 3 tiêu chí.

1. Phải có quỹ đạo quanh Mặt trời.

2. Phải có lực hấp dẫn đủ mạnh để tạo thành một hình cầu – hoặc gần cầu.

3. Các vùng lân cận quỹ đạo của hành tinh phải được dọn sạch trong quá trình hình thành.

Vì vùng lân cận của Pluto là vành đai Kuiper với quá nhiều thiên thể – thậm chí có những thiên thể mang khối lượng lớn hơn nó – nên không còn được gọi là hành tinh nữa.

Nhưng theo Stern và Grinspoon, định nghĩa này đã không còn hợp với thời đại. Đầu tiên, nếu xét trên cả 3 tiêu chí thì có khi Trái đất cũng không được coi là một hành tinh nữa, vì vùng lân cận của chúng ta vẫn còn quá nhiều thiên thể bí ẩn vẫn chưa được dọn hết.

Hơn nữa, định nghĩa này lại không áp dụng được cho các ngoại hành tinh (exoplanet) – những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời. Qua thời gian, ngày càng nhiều exoplanet được tìm ra, cũng như ngày càng có nhiều tiêu chuẩn lạ dành cho các hành tinh cần được bổ sung.

Và cuối cùng, cả 2 đều cho rằng Pluto hoàn toàn đủ tiêu chuẩn là một hành tinh. Lý do đơn giản là vì thuật ngữ “hành tinh” nên được dùng để mô tả một thế giới với những đặc điểm địa lý nhất định, thay vì chỉ chăm chăm chú ý đến quỹ đạo của nó.

“Chúng ta nên dùng từ “hành tinh” để mô tả các hành tinh với tính chất nhất định” – Stern cho biết.

“Khi nhìn thấy một hành tinh có các đặc điểm như: những rặng núi băng, sông băng từ nitrogen, một bầu trời xanh với một lớp khí quyển bao bọc, chúng ta sẽ chỉ gọi nó là hành tinh thôi. Và Pluto thì hoàn toàn giống như thế.”

Năm 2017, Stern và Grinspoon từng đưa ra đề nghị thêm vào một tiêu chí về định nghĩa hành tinh, đó là “Những thiên thể hình cầu nhỏ hơn một ngôi sao.”

Nhưng rất tiếc, không nhiều nhà khoa học ủng hộ định nghĩa này, bởi vì nếu như vậy thì Mặt trăng của chúng ta cũng có thể coi là một hành tinh.

Một số chuyên gia thiên văn đầu ngành như Neil deGrasse cũng không cho rằng Pluto là hành tinh, với một lời khẳng định chắc nịch vào cuối năm 2017.

Nhìn chung, Pluto có được quay về làm một hành tinh nữa hay không chỉ chưa rõ, chỉ biết rằng tranh luận xung quanh nó sẽ còn dai dẳng rất lâu trong tương lai. Dù sao thì cũng chúc mừng Pluto, vì “cậu nhóc” đã bị ruồng bỏ nhưng không hề cô đơn.

Còn theo bạn, sao Diêm Vương có xứng đáng để được công nhận là một hành tinh?

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn. Mọi thông tin trong bài viết Ngôi sao nào bị giáng cấp thành hành tinh lùn? Sự thật thú vị về hành tinh lùn đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button