Tổng hợp

Ngũ hổ tướng gồm những ai? Chiến công của Ngũ hổ tướng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Ngũ hổ tướng gồm những ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Ngũ hổ tướng gồm những ai?

Ngũ hổ tướng (五虎將) là chức danh hư cấu để gọi 5 vị tướng của Thục Hán là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Trong sử sách không có bất kỳ ghi chép nào về việc Lưu Bị phong “ngũ hổ tướng”.

Theo chính sử, Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung được Lưu Bị phong chức ngang hàng nhau (lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân), còn Triệu Vân chỉ là Dực tướng quân, chức nhỏ hơn 4 người kia.

Bạn đang xem: Ngũ hổ tướng gồm những ai? Chiến công của Ngũ hổ tướng

Ngũ hổ tướng gồm những ai?
Ngũ hổ tướng gồm những ai?

Quan Vũ

Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, Tự là Vân Trường) là một võ quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc. Ông là một võ tướng được hiển thánh, là một tấm gương hào hiệp, nghĩa khí, trung thành của Lưu Bị.

Quan Vân Trường là đại tướng nhà Thục Hán, sống vào thế kỷ thứ 3, bị chém đầu bởi quân Tôn Quyền vào năm 58 tuổi.

Trương Phi

Trương Phi (? – Mất năm 221) là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Phi tự là Ích Đức, hay thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc).

Tuy nóng tính và dữ dằn, nhưng dân chúng lại rất yêu quý hình tượng Trương Phi, vì ông đại diện cho vị võ tướng trượng nghĩa, căm ghét cái ác, và hết lòng hết sức vì anh em.

Trương Phi là người sát cánh cùng Lưu Bị từ thuở hàn vi, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Trương Phi nổi tiếng với sức khỏe địch muôn người cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết.

Triệu Vân

Danh tướng Tam Quốc Triệu Vân, tự Tử Long, là người có danh vọng cao nhất trong “Ngũ Hổ Thượng Tướng” triều Thục Hán, hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Triệu Vân (168-229), tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Triệu Vân có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

Mã Siêu

Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một vị võ tướng của nhà Thục Hán vào cuối đời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện, đời Đông Hán. Mã Siêu nổi tiếng với tài bắn tên và có lối đánh thần tốc.

Mã Siêu là vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Sử sách đã ghi nhận, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu.

Đặc biệt, thông qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, ông được biết đến vì sức mạnh và sự anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu.

Hoàng Trung

Hoàng Trung (sinh ? – mất năm 220), tên tự Hán Thăng, người tỉnh Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc ngày nay.

Hoàng Trung là vị hổ tướng dũng mãnh, khí chất dẫn đầu tam quân, đặc biệt ông có tài bắn cung thiện nghệ và được Lưu Bị hết sức coi trọng.

Hoàng Trung được Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị

Nguồn gốc của Ngũ hổ tướng

Xuất phát từ cuốn sử Tam quốc chí của Trần Thọ dựa theo những cống hiến của các tướng lĩnh với nhà Thục Hán đã đặt 5 vị tướng ngang hàng và xếp vào cùng một quyển gọi là “Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện”, tác giả La Quán Trung đã hư cấu nên chức vị “Ngũ Hổ Tướng”.

Theo tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, tên gọi này do Lưu Bị ban cho do những đóng góp của họ cho nhà Thục Hán. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, cách đánh giá này có một số nhân vật không đồng tình, như Quan Vũ lại không thích Hoàng Trung ở ngang hàng với mình vì theo ông Trương Phi là em ông, Triệu Vân theo Lưu Bị đã lâu cũng như em, Mã Siêu là “dòng dõi thế gia” còn Hoàng Trung chỉ là một “tướng già”… Trên thực tế, Mã Siêu là người lai rợ Khương, cha Mã Đằng là tiều phu, ông bị đi đày, không phải dòng dõi thế gia. Hoàng Trung cũng không phải “già” vì không có ghi chép gì về năm sinh của ông.

Sau này một số người lại muốn đưa Ngụy Diên vào để thành lục hổ tướng.

Nguồn gốc của Ngũ hổ tướng
Nguồn gốc của Ngũ hổ tướng

Chiến công của Ngũ hổ tướng

Dưới đây là chiến công của ngũ hổ tướng được phản ánh trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa:

Quan Vũ

  • Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác
  • Chém Nhan Lương, Văn Xú, tướng của Viên Thiệu.
  • Vượt 5 ải, chém 6 tướng của Tào Tháo
  • Chiếm quận , thu phục được Hoàng Trung.
  • Bức hàng Vu Cấm, chém Bàng Đức.

Trương Phi

  • Dẹp giặc Khăn Vàng.
  • Chặn quân Tào Tháo ở trận Trường Bản.
  • Đánh Tây Xuyên, thu phục Nghiêm Nhan.
  • Giao tranh với Trương Cáp
  • Đánh nhau với Mã Siêu.
  • Đánh chiếm quận Võ Lăng ở Kinh châu.

Triệu Vân

  • Phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân
  • Cứu con trai Lưu Bị trong trận Trường Bản, chém hơn 50 tướng của Tào Tháo, cướp được thanh kiếm Thanh Công của Tào Tháo.
  • Đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy.

Mã Siêu

  • (công hạ Thành Đô).
  • Truy kích Tào Tháo ở Hán Trung
  • Phòng ngự Hán Trung, bảo vệ cửa ải Dương Bình

Hoàng Trung

  • Đánh Tây Xuyên
  • Chiếm núi Thiên Đãng là nơi cất giữ lương thảo của quân Tào.
  • Núi Định Quân, chém chết Hạ Hầu Uyên.

Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn?

Ngũ hổ tướng trong “Tam quốc diễn nghĩa” gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngũ hổ tướng trong “Thủy Hử” gồm: Quan Thắng, Lâm Sung, Tần Minh, Đổng Bình và Hô Diên Chước. Giả sử hai bên gặp nhau so tài, bên nào sẽ chiến thắng?

Thực ra kết luận rất rõ ràng, Ngũ hổ Thục Hán có thể hoàn toàn đánh bại Ngũ hổ Lương Sơn. Chúng ta cùng so sánh các màn đấu tay đôi.

Quan Vũ và Quan Thắng

Người đứng đầu Ngũ hổ Thục Hán là Quan Vũ, võ nghệ và chiến tích của ông có lẽ nhiều người đã rõ như lòng bàn tay, số người chết dưới Thanh long yến nguyệt đao của ông đếm không xuể, chẳng hạn như một số nhân vật khá lợi hại như Hoa Hùng, Quản Hợi, Nhan Lương, Văn Xú… Quan Vũ là mãnh tướng giết được nhiều danh tướng nhất thời kì Tam Quốc.

Thanh long đao của Quan Vũ nặng tám mươi hai cân, đao nặng lực lớn. Trong “Thủy hử truyện”, binh khí nặng nhất là của ai? Là của Lỗ Trí Thâm, Thủy ma thiền trượng của ông nặng sáu mươi hai cân. Sức của Quan Thắng không thể vượt qua Lỗ Trí Thâm, có lẽ nhiều nhất cũng chỉ bằng sức của Kỷ Linh.

Đao pháp của Quan Thắng nhất định là món nghề gia truyền. Hậu duệ của Quan Vũ, Quan Bình, Quan Hưng đều bị giết khi Thục Hán diệt vong. Vậy thì, Quan Thắng chỉ có thể tới từ nhánh Quan Sách, mà món nghề võ nghệ của Quan Sách lại khá bình thường, không đáng kể. Gia Cát Lượng lúc nam chinh, Quan Sách cũng theo xuất chinh, Gia Cát Lượng lệnh Quan Sách tiên phong, nhưng Quan Sách lại không lập được chiến tích nào, không bằng cả Trương Dực, Mã Trung, có thể thấy võ nghệ của Quan Sách khá bình thường. Vậy Quan Thắng có thể mạnh tới đâu?

Vì vậy, võ nghệ của Quan Thắng so với Quan Vũ có thể nói là một trời một vực, nếu hai người đấu tay đôi với nhau, dự là chỉ cần mười mấy hồi, Quan Vũ đã có thể dễ dàng đánh bại Quan Thắng.

Trương Phi và Lâm Xung

Binh khí của Trương Phi và Lâm Xung giống nhau, đều là Xà mâu, nhưng phong cách chiến đấu của hai người lại hoàn toàn trái ngược.

Trương Phi trước giờ tung hoành biên cương với sự uy phong dũng mãnh. Trương Phi cả đời chưa biết sợ ai bao giờ, toàn là người khác sợ ông. Ngay tới cả thiên hạ đệ nhất, Lã Bố còn phải đố kị với Trương Phi, bản thân Trương Phi ở Bái thành còn từng vượt qua cả Lã Bố; Trương Phi có thể ba lần đánh bại mãnh tướng nổi tiếng của Tào Ngụy, Hứa Chử , còn có thể đánh cho Trương Cáp không còn khí thế.

Xà mâu, loại binh khí này nếu không phải mãnh tướng, khó lòng có thể phát huy ra được quyền uy của nó. Đối với Lâm Xung mà nói, cá nhân người viết cho rằng Lâm Xung không hợp với loại binh khí này, Lâm Xung căn bản là không thể làm bộc phát ra được uy quyền của loại binh khí này. Có thể nói là không thể so sánh với Trương Phi. Trương Phi là nam tử hán đỉnh thiên lập địa, vô cùng quyết đoán. Còn Lâm Xung, tận sâu bên trong tiềm tàng một sự yếu đuối, nhu mì, cả đời nhẫn nhịn, khép nép, dè dặt, không hào sảng, quyết liệt một chút nào.

Chỉ mặt tính cách này của Lâm Xung đã không thể so sánh với Trương Phi. Nhiều nhất 10 hồi, Trương Phi đã có thể trấn áp Lâm Xung.

Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn?
Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn?

Triệu Vân và Tần Minh

Cuộc đối kháng này không cần đánh giá, bởi lẽ khác biệt là quá lớn.

Triệu Vân là mãnh tướng có chiến tích huy hoàng nhất “Tam Quốc diễn nghĩa”. Số lần tham gia chinh chiến nhiều nhất, chiến thắng nhiều đứng đầu, giết không biết bao tướng địch, số lượt đấu tay đôi với tướng địch cũng nhiều nhất, khả năng thoát khỏi vòng vây cũng đứng đầu, khả năng phòng thủ, Triệu Vân mà đứng thứ hai thì không ai dám đứng nhất.

Tần Minh có thể lấy gì ra để so sánh với Triệu Vân? Bản thân Tần Minh chỉ hai mươi hồi thôi đã bị Sử Văn Cung đánh bại hoàn toàn, vậy thì sao có thể so sánh chứ đừng nói tới việc đánh tay đôi với Triệu Vân.

Mã Siêu và Đổng Bình

Cặp này cũng không cần so sánh. Uy lực hai bên hiển nhiên không cùng một đẳng cấp.

“Tiền biểu Lã Bố, hậu biểu Mã Siêu”, Mã Siêu là một trong những mãnh tướng nổi bật nhất Tam Quốc, võ nghệ cao cường, thân phận cao quý, lại đẹp trai, ngựa trắng thương bạc. Trong trận Đồng Quan, 8,9 hồi thôi đã đánh lui được Vu Cấm, hai mươi hồi đánh bại Trương Cáp, vừa đánh đã thắng Lý Thông. Mã Siêu cả đời không biết thế nào là thất bại, có thể nói là bất khả chiến bại.

Đổng Bình thực ra là một người mặt người tâm thú, vì dục vọng của bản thân mà chuyện xấu gì cũng có thể làm ra. Luận võ nghệ còn không vượt qua Quan Thắng và Lâm Sung, trình độ này, nếu muốn đối kháng với Mã Siêu, kết cục chắc không hơn gì nổi Vu Cấm, nhiều nhất mười mấy hồi là đã bị Mã Siêu đánh bại.

Hoàng Trung và Hô Diên Chước

Hoàng Trung và Hô Diên Chước là hai lão tướng, tương đối mà nói, tuổi của Hoàng Trung lớn hơn.

Hoàng Trung ở Trường Sa thành từng đánh hơn trăm hồi với Quan Vũ mà vẫn không phân được thắng bại, thậm chí còn được Quan Vũ tán dương. Hoàng Trung có thể sử dụng thành thạo “nhị thạch lực cung”(một loại binh khí năm sao thời xưa), là một cung thủ bách phát bách trúng, vô cùng dũng mãnh.

Bản thân Hô Diên Chước trong cuộc đời chinh chiến của mình đã từng trải qua 9 lần “bất phân thắng bại”, có thể thấy “trọng thủ khinh công”, khả năng phòng thủ nổi bật hơn một bậc. Nếu giao đấu với Hoàng Trung, có lẽ Hô Diên Chước có thể trụ được khoảng hơn ba chục hồi. Nếu để Hoàng Trung dùng tên, ngay lập tức có thể triệt tiêu Hô Diên Chước.

Vì vậy, có thể nói, Ngũ hổ của Lương Sơn và Ngũ hổ của Thục Hán, hoàn toàn không phải là hai khái niệm ở cùng một tầng bậc.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ngũ hổ tướng gồm những ai. Mọi thông tin trong bài viết Ngũ hổ tướng gồm những ai? Chiến công của Ngũ hổ tướng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (15 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button