Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long lớp 9 ngắn gọn bao gồm dàn ý chi tiết cùng 2 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình
Đề bài: Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long.
Dàn ý Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long lớp 9
Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long – Số 1
1. Mở bài
Bạn đang xem: Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long ngắn gọn, hay nhất (2 Mẫu)
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Khái quát sơ lược về triết lí sống trong tác phẩm.
2. Thân bài
a. Triết lí sống trong tác phẩm được thể hiện qua hình tượng các nhân vật sống và làm việc trong sự cống hiến lặng lẽ
– Triết lí sống được thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật anh thanh niên
- Sống trên đỉnh núi cao cùng công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất”
- Vượt lên thời tiết khắc nghiệt, giá rét, dù mưa tuyết giá lạnh vẫn “trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định”.
- Vượt qua sự cô đơn bằng lòng yêu nghề và say mê công việc, gắn bó công việc với sinh mệnh của bản thân: “[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”
- Tâm niệm những việc làm của bản thân sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Bên cạnh nhân vật anh thanh niên, trong tác phẩm còn xuất hiện những con người làm việc với lòng nhiệt huyết, say mê.
- Ông kĩ sư vườn rau “ngày này qua ngày khác” quan sát cách ong lấy phấn và sau đó tự mình thụ phấn cho cây su hào.
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét luôn ở trong tư thế sẵn sàng chờ sét để có thể tìm ra “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất.
b. Ý nghĩa của triết lí sống trong tác phẩm
- Là một quan điểm sống cao đẹp về lòng nhiệt thành, cống hiến trong lao động.
- Gợi ra những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc về tinh thần tự giác trong lao động và mục đích lao động chân chính của con người.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị của triết lí sống trong tác phẩm
Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long – Số 2
1. Mở bài:
– Tác giả: – Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
– Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
– Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên. ’Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
b. Thân bài:
– Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
– Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
– Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
– Ý thức công việc và lòng yêu nghề của mình. Thấy được công việc lặng thầm này là có ích cho cuộc sống và cho mọi người (cụ thể khi ấy là phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ; Góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh thấy cuộc sống và công việc của mình thật có ý nghĩa, thật hạnh phúc.
– Yêu sách và rất ham đọc sách – những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh.
– Anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, ngoài công việc anh còn chăm hoa, nuôi gà, nhà cửa và nơi làm việc nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
– Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
– Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực. Cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
– Anh còn là người rất ân cần chu đáo, hiếu khách: Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí…
c. Kết bài:
Chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, qua cảm nhận của các nhân vật khác, chân dung tinh thần của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước.
2 Bài mẫu Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long lớp 9 hay nhất đạt điểm 9, 10
Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long – Mẫu 1
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”. Câu nói nổi tiếng của nhà khoa học Albert Einstein đã thể hiện một quan điểm sống cống hiến tích cực. Nhà văn Nguyễn Thành Long cũng đã từng trăn trở, suy nghĩ và gửi gắm những chiêm nghiệm về bổn phận của mỗi một con người qua thiên truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Trong tác phẩm, chúng ta có thể thấy được triết lí sống cao đẹp của sự cống hiến, hi sinh tự nguyện, âm thầm: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng dựa trên một cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ba nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 3000 mét. Tuy cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra ngắn ngủi và anh thanh niên cũng chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc trong tâm hồn người họa sĩ và cô kĩ sư trẻ và tạo nên một bức “kí họa chân dung” về chàng trai cởi mở, nhiệt thành, thể hiện rõ triết lí: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Tác giả đã tái hiện không gian nên thơ, lãng mạn của thiên nhiên Sa Pa với những rặng đào, những cánh đồng cỏ trong thung lũng , những tia nắng đốt cháy rừng cây,… Tất cả đã tạo nên một bức tranh đậm chất hội họa làm say đắm lòng người.
Tuy nhiên, bên trong vẻ đẹp lặng lẽ khiến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi” là cuộc sống không ngừng nghỉ của những con người lao động. Dù sống trên đỉnh núi cao với những công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu” nhưng anh vẫn vượt lên thời tiết khắc nghiệt, giá rét, dù mưa tuyết giá lạnh vẫn “trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định”. Tuy nhiên, điều đáng trân trọng nhất ở nhân vật này là anh đã vượt qua sự cô đơn của việc “quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người”. Anh đã chống chọi với giá lạnh, cô đơn bằng lòng yêu nghề và say mê công việc, gắn bó công việc với sinh mệnh của bản thân: “[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Đồng thời, anh luôn tâm niệm những việc làm của bản thân sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bởi vậy, anh thấy mình “thật hạnh phúc” khi một lần phát hiện kịp thời một đám mây khô để góp phần vào “chiến thắng của quân ta trong việc bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng”. Động cơ làm việc vì nhân dân, vì Tổ quốc đã khiến bức chân dung về anh thanh niên hiện lên thật cao cả và đẹp đẽ. Ngoài ra, để đối chọi với những gian nan, thử thách, anh còn rèn luyện phương châm và thói quen sống tích cực như trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn và giao lưu với thế giới bên ngoài. Dù trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, chôn vùi tuổi xuân trên đỉnh núi Yên Sơn cao 3000 mét nhưng anh vẫn giữ thái độ khiêm tốn và coi những đóng góp của mình là nhỏ bé. Như vậy, anh thanh niên chính là hình tượng trung tâm thể hiện triết lí sống cao đẹp của sự cống hiến chân thành, tự nguyện.
Bên cạnh nhân vật anh thanh niên, trong tác phẩm, chúng ta có thể thấy được dưới lớp lớp mây mù bao phủ, ở Sa Pa còn có những con người làm việc với lòng nhiệt huyết, say mê. Đó là những nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời giới thiệu của anh thanh niên: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét. Cũng như anh thanh niên, dù phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần kiên trì, bền bỉ với công việc: ông kĩ sư vườn rau “ngày này qua ngày khác” quan sát cách ong lấy phấn và sau đó tự mình thụ phấn cho cây su hào để tạo ra năng suất cao hơn, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét luôn ở trong tư thế sẵn sàng chờ sét để có thể tìm ra “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất.
Như vậy, bằng tài năng trong việc xây dựng tình huống truyện và xây dựng chân dung nhân vật, nhà văn Nguyễn Thành Long đã gửi gắm vào tác phẩm của mình một triết lí sống cao đẹp về lòng nhiệt thành, cống hiến trong lao động. Triết lí này còn gợi ra những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc về tinh thần tự giác trong lao động và mục đích lao động chân chính của con người. Điều này đã góp phần làm cho tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” trở thành một thiên truyện ngợi ca những con người lao động trong cuộc sống mới.
Để thể hiện triết lí sống sâu sắc, tác giả Nguyễn Thành Long đã phác họa một bức tranh thiên nhiên nên thơ, trữ tình trong chiếc vỏ bọc của sự lặng lẽ để tô đậm sự cống hiến, lao động miệt mài không ngừng nghỉ của con người. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” vì thế đã tạo ra những dư âm êm ái về cuộc sống con người.
Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long – Mẫu 2
Tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo léo tạo nên một vẻ đẹp nghệ thuật không nằm trong những điểm nhấn táo bạo, mâu thuẫn, mà chính ở tính xây dựng, lời thơ nhẹ nhàng, trong trẻo, im lặng, kín đáo nhưng vẫn vô cùng mạnh mẽ. Trong số những tác phẩm thể hiện phong cách đó, “Lặng lẽ Sa Pa” là một ví dụ điển hình. Tác phẩm tạo dựng một bức tranh về một vùng đất yên bình Sa Pa, nhưng đồng thời cũng tôn vinh sự lao động không ngừng nghỉ, tận tụy của những con người đang góp phần xây dựng quê hương.
Mặc dù chỉ là một truyện ngắn, “Lặng lẽ Sa Pa” mang đậm sắc thái của một tác phẩm nghệ thuật tinh tế và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm này ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống đơn giản mà tràn đầy tình thân. Cuộc gặp gỡ giữa bốn nhân vật, trong khoảng thời gian ngắn không đầy ba mươi phút, nhưng mang trong mình sự đa dạng và đầy thú vị. Từ cuộc gặp này, mọi người có thể cảm nhận được ý nghĩa lớn lao: lòng nhân ái, tình yêu với công việc và đất nước luôn là sức mạnh đáng tin cậy.
Tại đỉnh núi độc đáo, anh thanh niên làm công việc quan sát khí tượng sống một cuộc sống cô đơn, đóng góp bằng cách cung cấp thông tin quan trọng cho toàn bộ khu vực. Với lòng yêu nghề và trách nhiệm vượt qua cả những khó khăn, anh tạo nên những số liệu chính xác và đáng tin cậy, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an toàn cho mọi người.
Cảnh vườn hoa của cậu bé với nhiều bông hoa đa dạng không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp của tâm hồn. Anh thanh niên không chỉ tận hưởng niềm vui từ công việc của mình, mà còn biết chia sẻ và tạo niềm vui cho người khác.
Mỗi nhân vật trong truyện đều có những đặc điểm độc đáo, nhưng họ đều chung tâm hồn tốt và khả năng đồng cảm cao. Cuộc gặp gỡ này là một sự kiện ngắn ngủi nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của mỗi người. Truyện thể hiện rằng sự tương tác, tình cảm, và lòng nhân ái luôn có thể kết nối mọi người lại với nhau.
Cuối cùng, “Lặng lẽ Sa Pa” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật dẫn chúng ta vào thế giới đẹp và tĩnh lặng của Sa Pa, mà còn là một thông điệp về cuộc sống ý nghĩa, về lòng nhân ái và tình yêu với công việc, đất nước, và nhau.
****
Trên đây là 2 Bài mẫu Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long lớp 9 ngắn gọn hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (25 mẫu)
- Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (5 mẫu)
- Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (51 mẫu)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (25 mẫu)
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình (9 mẫu)
- Phân tích Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất (17 mẫu)