Học TậpLớp 9

Phép liên kết là gì? Các phép liên kết thường sử dụng

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Phép liên kết là gì? Các phép liên kết thường sử dụng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Phép liên kết là gì?

Phép liên kết là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện tượng….để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.

Liên kết chính là sự kết nối các câu, các đoạn trong đoạn văn một cách tự nhiên hợp lý, llàmcho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu hơn. Lien kết có vai trò vô cùng quan trọng, nếu muốn có một đoạn văn hay mà mạch lạc thì người viết phải thể hiện được sự thống nhất của từng câu từng đoạn trong bài văn đó, khi đó mới có thể tạo ra cảm xúc cho bài viết. Phép liên kết giúp cho chúng ta có thể dẫn dắc người đọc đi từ nội dung này sang nội dung khác một cách hợp lý.

Bạn đang xem: Phép liên kết là gì? Các phép liên kết thường sử dụng

Phép liên kết là gì?
Phép liên kết là gì?

Các phép liên kết về nội dung

Liên kết chủ đề

Các đoạn văn trong văn bản phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.

Liên kết lô-gíc

Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Các phép liên kết về hình thức

Phép lặp

a. Khái niệm

Phép lặp lại ở câu sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

b. Tác dụng

Liên kết các bộ phận của văn bản lại với nhau, hoặc mang ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…

c. Phân loại

– Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp): lặp ngữ âm

Ví dụ:

Có cá đâu mà anh ngồi câu đó

Biết có không mà công khó anh ơi?

– Các từ ngữ: lặp từ ngữ

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

(Đoàn Thị Điểm)

– Các cấu tạo cú pháp: lặp cú pháp

Ví dụ: Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết… (Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)

Phép thế

a. Khái niệm

– Phép thế là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

b. Tác dụng:

Tránh lỗi lặp từ, tùy trường hợp còn có tác dụng tu từ.

c. Phân loại

– Dùng các chỉ từ (này, nọ, kia, ấy, đó, đây…) hoặc đại từ (nó, hắn, họ, chúng nó…)

Ví dụ: Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên.

(Chí Phèo, Nam Cao)

– Dùng tổ hợp “danh từ và chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó…

Ví dụ: Chúng ta đã giành chiến thắng. Điều đó là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực suốt thời gian qua.

Phép nối

a. Khái niệm

Phép nối là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

b. Tác dụng

Giúp cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ theo các quan hệ nhất định.

c. Ví dụ

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới. (Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)

Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

a. Khái niệm

– Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng là sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

b. Tác dụng: Giúp tạo ra tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong văn bản.

c. Phân loại

– Đồng nghĩa

Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… (Nguyễn Ðình Thi)

– Trái nghĩa

Ví dụ:

Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Chí Phèo, Nam Cao)

– Liên trưởng

  • Liên tưởng cùng chất

Ví dụ:

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!

(Khóc Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương)

  • Liên tưởng khác chất

Ví dụ:

Nhân dân là bể

Văn nghệ là thuyền

(Tố Hữu)

Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Tác dụng của phép liên kết trong văn bản

Phép liên kết trong văn bản có nhiều tác dụng như sau:

  • Xây dựng mối quan hệ giữa các ý nghĩa: Phép liên kết giúp xây dựng mối quan hệ giữa các ý nghĩa trong văn bản, giúp cho đọc giả cảm nhận rõ ràng sự liên kết giữa các ý nghĩa.
  • Tăng độ tin cậy và chất lượng văn bản: Phép liên kết giúp tăng sức mạnh và chất lượng văn bản, giúp cho đọc giả hiểu rõ hơn ý nghĩa và mối quan hệ giữa các ý nghĩa trong văn bản.
  • Tạo sự đồng tình và liên tục trong văn bản: Phép liên kết giúp tạo sự đồng tình và liên tục trong văn bản, giúp cho đọc giả dễ dàng tiếp cận văn bản và trải nghiệm văn học tốt hơn.
  • Tăng sự thu hút và tính chất lượng: Phép liên kết giúp tăng sự thu hút và tính chất lượng của văn bản, giúp cho đọc giả dễ dàng truyền tải ý nghĩa và đạt được mục đích tác giả muốn truyền tải.
  • Xây dựng cấu trúc văn bản: Phép liên kết giúp xây dựng cấu trúc văn bản, tạo ra một sự kết nối giữa các đoạn văn bản và giúp cho đọc giả dễ dàng tiếp cận và hiểu được văn bản.
  • Tăng tính chuyên nghiệp và chuyên sâu của văn bản: Phép liên kết giúp tăng tính chuyên nghiệp và chuyên sâu của văn bản, giúp cho đọc giả dễ dàng hiểu và tìm hiểu thêm về văn bản.
  • Tạo sự đồng nhất và trải nghiệm văn học tốt hơn: Phép liên kết giúp tạo sự đồng nhất và trải nghiệm văn học tốt hơn, giúp cho đọc giả cảm nhận được sự kết nối giữa các ý nghĩa và trải nghiệm văn học một cách tổng thể.

Phương tiện liên kết là gì?

Phương tiện liên kết là gì? Phương tiện liên kết (linking device) là các từ hoặc cụm từ được sử dụng để liên kết các ý tưởng, cấu trúc hoặc thông tin trong một văn bản. Những phương tiện liên kết này giúp tạo ra một cấu trúc văn bản tốt, giúp đọc giả dễ dàng theo dõi và hiểu các ý tưởng trong văn bản.

Ví dụ của phương tiện liên kết bao gồm: từ chỉ quan hệ (như “còn”, “và”, “nhưng”), cụm từ chỉ quan hệ (như “trong khi”, “bởi vì”), cụm từ liên tục (như “không chỉ”, “hay còn gọi là”), vv.

Sử dụng phương tiện liên kết tốt sẽ giúp tạo ra một văn bản chất lượng, rõ ràng và dễ đọc, giúp tăng sức mạnh và hiệu quả của văn bản.

Một số ví dụ về phép liên kết

Một số ví dụ về phép liên kết thường gặp trong văn nói cũng như văn bản

  • Từ chỉ quan hệ: “và”, “hoặc”, “nhưng”, “còn”. Ví dụ: “Tôi muốn ăn tôm hoặc cá, nhưng tôi không muốn ăn thịt.”
  • Cụm từ chỉ quan hệ: “bởi vì”, “vì thế”, “do đó”. Ví dụ: “Tôi không muốn ăn thịt bởi vì tôi muốn giữ sức khỏe.”
  • Cụm từ liên tiếp: “không chỉ”, “hay còn gọi là”. Ví dụ: “Tôi muốn ăn tôm, không chỉ vì nó ngon mà còn vì nó tốt cho sức khỏe.”
  • Từ chỉ vị trí: “ở”, “trên”, “dưới”. Ví dụ: “Bánh mì nằm trên bàn.”
  • Từ chỉ thời gian: “trước”, “sau”, “vào”. Ví dụ: “Tôi sẽ ăn tối vào lúc 7 giờ tối.”
  • Từ chỉ mức độ: “rất”, “hơi”, “khá”. Ví dụ: “Tôi rất thích ăn tôm.”
  • Từ chỉ số lượng: “ít”, “nhiều”, “một vài”. Ví dụ: “Tôi chỉ ăn một vài miếng tôm.”
  • Từ chỉ mục đích: “để”, “vì”, “afin”. Ví dụ: “Tôi ăn tôm để giảm cân.”
  • Từ chỉ cách: “bằng cách”, “thông qua”, “bằng”. Ví dụ: “Tôi giảm cân bằng cách ăn tôm hàng ngày.”
  • Từ chỉ quan điểm: “theo”, “dựa trên”. Ví dụ: “Theo tôi, ăn tôm là một cách tốt để giảm cân.”

Ý nghĩa của phép liên kết trong văn bản

Phép liên kết là một yếu tố quan trọng trong việc trình bày văn bản, giúp tạo sự liên hệ giữa các ý tưởng và các đoạn văn bản, tăng tính trình bày và tính suy luận của văn bản. Vậy ý nghĩa của phép liên kết trong văn bản là gì.

Phép liên kết trong văn bản có nhiều ý nghĩa, bao gồm:

  • Kết nối các đoạn văn bản: Phép liên kết giúp kết nối các đoạn văn bản lại với nhau, tạo ra một sự liên hệ giữa các đoạn văn bản và giữ nguyên sự liên tục của văn bản.
  • Tạo sự liên hệ giữa ý tưởng: Phép liên kết giúp tạo sự liên hệ giữa các ý tưởng trong văn bản, giúp cho đọc giả dễ dàng hiểu và nắm bắt các ý tưởng liên quan.
  • Tăng tính trình bày: Phép liên kết giúp tăng tính trình bày của văn bản, giúp cho đọc giả dễ dàng nắm bắt các ý tưởng và các đoạn văn bản.
  • Tạo sự đồng nhất: Phép liên kết giúp tạo sự đồng nhất trong văn bản, giúp cho đọc giả cảm nhận được sự liên hệ giữa các ý tưởng và các đoạn văn bản.
  • Tăng tính suy luận và sự liên hệ: Phép liên kết giúp tăng tính suy luận trong văn bản, giúp cho đọc giả nắm bắt các quan hệ giữa các ý tưởng và các đoạn văn bản.
  • Tạo sự chuyển động trong văn bản: Phép liên kết cũng có thể tạo sự chuyển động trong văn bản, giúp cho đọc giả theo dõi được sự tiến triển của văn bản.

Trong văn bản, phép liên kết là một kỹ thuật sử dụng để nối các từ, câu hoặc đoạn văn với nhau một cách có nghĩa. Việc sử dụng phép liên kết giúp cho văn bản trở nên dễ đọc hơn, tạo cấu trúc cho văn bản và giúp nối các đoạn văn với nhau một cách rõ ràng và liên tục.

Bài tập vận dụng về phép liên kết 
Bài tập vận dụng về phép liên kết

Bài tập vận dụng về phép liên kết

Bài 1: Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:

Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo……

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “ Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh ! ”

Hướng dẫn: Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết phép lặp và phép thay thế. Cụ thể như sau:

– Phép lặp: Lặp từ ” ông”  “cô bé”, ” bản đồ hoàn chỉnh “

– Phép thế:

+ ” ông “, ” ông ta “, ” cha ” thay thế cho ” ông bố “

+ ” cô bé ” thay thế cho ” cô con gái nhỏ “

+ ” nó “, ” chúng ” thay thế cho ” trang in bản đồ thế giới “.

Phép nối: ” nhưng”

Bài 2:  Xác định phép liên kết trong các câu sau:

a. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thân Nước đành rút quân.

Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b. Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

– Chị ơi, em… em – Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngại ngần.

– Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? – Nó nhìn tôi không chớp mắt.

(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Hướng dẫn:

a.

– Nội dung: Các câu văn kể về kết quả của sự việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

– Hình thức:

  • Phép thế: Thần Nước – Thủy Tinh
  • Phép nối: Từ đó

b.

– Nội dung: Các câu văn đều xoay quanh cuộc trò chuyện của nhân vật tôi và Nguyên.

– Hình thức: Phép thế: Nguyên – nó.

***

Trên đây là nội dung bài học Phép liên kết là gì? Các phép liên kết thường sử dụng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (8 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button