Phong trào flex là gì? Muôn kiểu Flex trên mạng xã hội
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Phong trào flex là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Phong trào Flex là gì?
Theo từ điển Cambridge, “Flex” là một từ lóng, để thể hiện việc bạn tự hào hay vui vẻ về những gì bạn đã làm được hoặc bạn sở hữu và thường khiến người khác khó chịu.
Ngoài ra, từ này được các rapper sử dụng nhiều, để chỉ hành động khoe khoang thứ gì đó. Điều này không lạ lẫm khi các rapper đời đầu ở Mĩ sống trong các khu ổ chuột, có cuộc sống khó khăn. Vì vậy, khi họ đạt được thành công, họ muốn thể hiện cho cả thế giới mình đã làm được, mình đã có tiền.
Bạn đang xem: Phong trào flex là gì? Muôn kiểu Flex trên mạng xã hội
Ngày nay, ở Việt Nam, rap được chú trọng hơn nhiều. Minh chứng là sự xuất hiện của các chương trình Rap như Rap Việt, King of Rap trên sóng truyền hình. Do đó, từ “Flex” trở nên thông dụng và được biến tấu một cách hài hước, thú vị.
Nguồn gốc của từ Flex
Flex bắt nguồn từ cộng đồng rap nhưng hiện tại, nó đã trở thành một xu hướng mới của giới trẻ Việt Nam. Ngày nay, để thấy được những nội dung liên quan đến Flex trên các trang mạng xã hội thì cực kỳ dễ bởi chúng xuất hiện tràn lan, chẳng hạn như: Khoe xe sang, khoe quần áo hàng hiệu, nhà đẹp,… Chẳng hạn như: “nhìn nè, chân tôi dài đến nỗi không mặc vừa trong cái quần Chanel này luôn”, hay “Tôi mới kiếm được ‘nhẹ nhàng’ cỡ vài tỷ trong dự án mới”,…
Tuy nhiên, cái gì khi đã trở thành xu hướng của Gen Z cũng trở nên “tấu hài” và đã tích cực hơn rất nhiều. Kiểu Flex khiến người người nhà nhà cảm thấy muốn “châm biếm” đã không còn nữa mà thay vào đó làm cảm giác “cực sốc” trước những pha flexing không đụng hàng và đầy hài hước.
Mới đây nhất, nhóm Facebook “Flex đến hơi thở cuối cùng” đã trình làng để tạo một sân chơi Flex thực thụ cho giới trẻ. Chỉ mới ra đời chưa đầy 2 tháng nhưng lượng thành viên của nhóm tăng nhanh khủng khiếp và con số này đang khoảng hơn 500k và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tại sao Flex lại trở nên phổ biến?
Flex đã lan rộng trong giới rap khi nhiều rapper nổi tiếng sử dụng từ này trong bài hát của họ. Điển hình như Ice Cube, người tiên phong đầu tiên trong phong trào này qua bài “It was a good day”. Tiếp đến là các rapper Mỹ cũng dùng trong các ca khúc của mình như: Cardi B, Drake,… Hay ở Việt Nam, rapper 16 Typh cũng đã sử dụng từ lóng này trong bài Don’t Waste My Time,…
Cũng nhờ sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook,… mà thuật ngữ trên càng trở nên viral hơn. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các video clip khoe mẽ về giá trị của bộ đồ họ đang mặc, hoặc về độ giàu có của gia đình, bạn bè, họ hàng,… Các trend như “Flex giá tiền của món đồ bạn đang sở hữu” hay “rich boy/rich girl check” đã thu hút hàng triệu lượt xem và comment.
Văn hóa Flex đã phần nào kích thích chủ nghĩa tiêu dùng cũng như là vật chất của con người. Đã có nhiều chỗ cung cấp dịch vụ cho thuê đồ hay địa điểm đẹp đang hot,… để bạn thỏa sức sống ảo trên mạng xã hội. Dù vậy, không phải ai cũng thích nghe hay nhìn người khác khoe khoang quá nhiều, vậy nên chúng còn có thêm cụm từ “no Flex zone”. Có nghĩa là mọi hoạt động có tính chất khoe khoang đều bị cấm.
Cùng với đó, một cụm từ khác cũng phổ biến không kém là “weird Flex but ok”. Chúng có nghĩa là khoe cái này có vẻ hơi kỳ nhưng vẫn tạm chấp nhận được.
Một số ý nghĩa khác của thuật ngữ Flex
Không những vậy, thuật ngữ Flex còn là cụm viết tắt tiếng Anh mang ý nghĩa khác mà có thể bạn chưa biết:
Cách viết khác | Ý nghĩa |
---|---|
Future Leaders Exchange | Lãnh đạo trao đổi tương lai |
Federation Licensing Examination | Liên đoàn kiểm tra cấp phép |
Flame Extinguishment Experiment | Ngọn lửa Extinguishment thử nghiệm |
Flexible Spending Account | Tài khoản linh hoạt chi tiêu |
Fast Lexical Analyzer | Phân tích từ vựng nhanh |
File Exchange System | Hệ thống trao đổi tập tin |
Muôn kiểu Flex trên mạng xã hội
Trong nhóm “Flex đến hơi thở cuối cùng” trên Facebook đã có hơn 1 triệu người tham gia, số lượng bài viết ngày càng nhiều. Giống như tên gọi, các bài viết là sự chia sẻ, kể về hành trình của bản thân và khiến độc giả cảm thấy ấn tượng nhưng không kém phần hài hước.
Các câu chuyện trong nhóm có thể kể về thành tích học tập, sự phấn đấu không ngừng, câu chuyện về những bức ảnh triệu like, video triệu người xem hay khoe dòng dõi…từ những người nổi tiếng đến những người bình thường.
Trang fanpage của Huỳnh Như – “Cầu thủ Huỳnh Như” cũng nhanh chóng bắt trend và có bài viết “Được 5 Qủa bóng vàng mẹ bảo nhà chật hết chỗ để rồi con ơi”. Bên cạnh đó, cô gái vàng trong làng bóng đá cũng không quên kêu gọi cộng đồng mạng ủng hộ đội tuyển nữ Việt Nam trong hành trình World Cup sắp tới.
Chị Vũ Anh Phương, đang làm việc tại một công ty lớn về công nghệ sinh học ở Mỹ, sau khi được bạn bè tag vào group bảo “Flex đi” cũng đã hưởng ứng. Chị chia sẻ “Ngày xưa, chị học dốt nhất lớp chuyên Sinh trường Ams, cuối kỳ tiếng Anh được 6.5 điểm, toàn thích thầm người khác” nhưng giờ đây chị đang làm cho một công ty lớn tại Mỹ, thu nhập vài tỷ/ năm, đưa bố mẹ sang Mỹ du lịch 1 tháng bằng tiền mình làm ra.
Ngoài những chia sẻ trên, nhiều thành viên trong nhóm cũng không khỏi bật cười bởi bài viết của bạn Hồ Phi Việt, khi khoe về dòng họ của mình hay bài viết khoe tô mì 4 triệu views trên Tiktok của nick facebook Tran Thanh Luong.
Bạn Kiên (sinh viên trường Đại học Xây dựng) cho biết “Những ngày đầu tiên khi xuất hiện trào lưu “Flex” thì mình cảm thấy vui. Nhưng gần đây, đi khắp các fanpage, group đâu đâu cũng thấy các bài Flex khoe mẽ quá đà. Mình biết là công sức, thành quả từ sự cố gắng của các bạn nhưng việc đem nó khoe mẽ lên trên mạng và xem nhẹ những thành quá thấp hơn là không được. Ví dụ như việc coi thường việc trúng tuyển vào NEU rồi khoe mình được tuyển thẳng vào trường A trường B. Chính những điều đấy làm mình thấy trào lưu này không còn vui. Việc bạn đạt được kết quả cao không có nghĩa là bạn được quyền coi thường kết quả kì vọng của người khác”.
Đối với Tuấn, sinh viên trường Bách Khoa cho hay “Khi đọc những bài viết ấy, ban đầu mình thấy vui, ngưỡng mộ họ. Sau đó, mình thấy có chút quan ngại vì một trong năm điều Bác dạy là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Mình hy vọng đó chỉ là những giây phút vui vẻ của họ trên mạng thôi”.
Khi được hỏi về xu hướng này, chị Anh Phương bày tỏ “Chị cảm thấy có nhiều bạn rất giỏi và nghị lực, rất muốn được làm quen để học hỏi. Chị không đọc để so với bản thân vì mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, và luôn luôn có người giỏi hơn mình, cố gắng nhiều hơn mình”.
Mỗi người chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ cần có cách nhìn nhận tích cực về trào lưu “Flex” này để có thể học hỏi, cố gắng phấn đấu, không cảm thấy tự ti hay lãng quên điểm tốt của mình. Nếu là người đăng bài, bạn cũng cần cẩn trọng với các thông tin cá nhân và đừng “ngủ quên trong chiến thắng”.
Sao Việt đua nhau Flex đến hơi thở cuối cùng?
“Flex” đang là trào lưu được nhiều cư dân mạng và người nổi tiếng theo đuổi trên mạng xã hội.
Những ngày gần đây trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu Flex thu hút một lượng lớn người quan tâm, “đu trend”. Thậm chí, một nhóm trên Facebook mang tên “Flex đến hơi thở cuối cùng” đã đạt hơn 1 triệu người tham gia với mỗi bài đăng đạt hàng chục nghìn lượt người like và bình luận.
Trong số những người “phát cuồng” vì trào lưu Flex có không ít sao Việt như: Hoa hậu Lương Thùy Linh, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, ca sĩ Hoàng Dũng, người đẹp Midu…
Vậy Flex là gì mà “hot” đến thế? Đầu tiên, từ “Flex” xuất phát là từ lóng của tiếng Anh để chỉ sự phô diễn cơ bắp và sức mạnh của bản thân. Sau đó, từ này được nhiều rapper sử dụng trong các tác phẩm của mình để chỉ hành động khoe khoang quá đà gây khó chịu cho những người xung quanh.
Có thể xem rapper Ice Cube là người tiên phong trong việc sử dụng từ Flex trong bản rap Was A Good Day. Sau đó, từ này được nhiều rappder nổi tiếng khác sử dụng như Cardi B, Drake, Travis Scott, A$AP Rocky,… Từ đó, từ Flex và trào lưu flexing trở nên phổ biến trên thế giới.
Ở Việt Nam, trào lưu sử dụng từ Flex được bắt đầu cũng từ việc các rapper sử dụng từ này trong bài hát của họ. Cụ thể, rapper 16 Typh đã khiến từ Flex nổi lên sau khi đưa nó vào ca khúc Don’t Waste My Time để tham dự cuộc thi Rap Việt mùa 1.
Những ngày gần đây khi từ Flex tiếp tục xuất hiện ở Rap Việt mùa 3, khán giả thế hệ Gen Z lập tức xôn xao và biến nó thành trào lưu flexing.
Điều thú vị là nếu nguyên gốc nghĩa của từ Flex là sự khoe khoang quá đà gây khó chịu thì trào lưu flexing xuất hiện những ngày gần đây lại mang ý nghĩa hài hước, vui vẻ nhiều hơn.
Trong giới sao Việt, có không ít người tham gia vào nhóm “Flex đến hơi thở cuối cùng” trên Facebook như ca sĩ Hoàng Dũng. Anh “khoe khoang” đêm nhạc của mình:
“Ở đây chưa có ai Flex concert đúng không ạ? Flex nhẹ với các bạn 4 đêm concert cá nhân mà mình tổ chức trong hai năm vừa qua (2021-2022). Trong đó, có 2 đêm 3.000, 1 đêm 4.000 và 1 đêm 6.000 khán giả. Vì group mình Flex đến hơi thở cuối nên mình Flex luôn là trong 2 năm đấy mình lần lượt đạt top 6 và top 5 nghệ sỹ Việt Nam có lượt stream nhiều nhất Spotify”.
Còn trên trang cá nhân, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung “Flex nhẹ” gia tài hơn 300 bài hát thiếu nhi là sáng tác của mình.
Hoa hậu Lương Thùy Linh cũng không bỏ qua trào lưu flexing với dòng trạng thái: “19 tuổi múa mâm giữa hơn 100 quốc gia. Ai ngờ lọt top 12 Miss World 2019. Flex vô tư, just for fun nhé cả nhà”.
Người đẹp Midu mới đây chia sẻ dòng trạng thái “sặc mùi Flex” về những thành tích của mình: “Thật ngại khi phải Flex về việc mình đã từng 12 năm liền học sinh giỏi, nhiều lần được học sinh giỏi quận, học sinh giỏi thành phố, giải nhì Văn cấp thành phố, á khoa Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, thủ khoa Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, giảng viên Đại học HUTECH.
Và dù mình chọn lựa con đường theo đuổi học thuật, nhưng cuộc đời lại xô đẩy tham gia nghệ thuật và trao cho cho mình những giải thưởng tuyệt vời như Cánh Diều Vàng, Ngôi Sao Xanh, Diễn viên châu Á xuất sắc tại Hàn Quốc. Còn gì nữa không nhỉ mình cũng không nhớ hết, ai nhớ thì giúp mình Flex thêm cho ngầu nha”.
Có thể thấy trào lưu flexing đang ngày càng phổ biến và trở nên hài hước, dí dỏm hơn trên mạng xã hội Việt Nam. Nhìn một cách tích cực, đây cũng là trào lưu giúp giới trẻ nhìn nhận thần tượng theo chiều hướng tốt lên. Tuy nhiên, cũng không phải là không có mặt “quá đà” của xu hướng này, đặc biệt khi “trend” chỉ mới bắt đầu và chưa đến cao trào.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phong trào flex là gì. Mọi thông tin trong bài viết Phong trào flex là gì? Muôn kiểu Flex trên mạng xã hội đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp