Quan sát và đọc phần mô tả trong Hình 46.1
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức tốt hơn.
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
Câu hỏi 2 trang 163 Bài 46 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát và đọc phần mô tả trong Hình 46.1, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý:
– Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
Bạn đang xem: Quan sát và đọc phần mô tả trong Hình 46.1
– Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
Gió nhẹ làm quay chong chóng, gió mạnh làm quay cánh quạt của tua – bin gió, lốc xoáy phá hủy các công trình. Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài thì chong chóng, tua – bin gió còn quay, các công trình xây dựng còn bị phá hủy.
Lời giải:
– Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
+ Để tạo nên gió nhẹ và gió mạnh là sự khác nhau về mức năng lượng: gió mạnh có nhiều năng lượng hơn gió nhẹ.
+ Gió nhẹ làm quay chong chóng tức là gió đã tác dụng lực vào chong chóng và làm nó quay.
+ Gió mạnh làm quay cánh quạt của tua – bin gió tức là gió đã tác dụng lực vào cánh quạt của tua – bin gió và làm nó quay.
+ Lốc xoáy phá hủy công trình, tức là lốc xoáy đã tác dụng vào các công trình một lực và làm cho nó bị đổ vỡ.
+ Mà cánh quạt tua – bin nặng hơn cánh chong chóng nhiều, các công trình lại rất kiên cố và nặng hơn cánh quạt tua bin rất nhiều.
+ Cho nên, lực tác dụng của gió mạnh cũng lớn hơn lực tác dụng của gió nhẹ và lực của lốc xoáy lớn hơn rất nhiều lực tác dụng của gió mạnh.
Vậy nên ta có thể thấy, khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
– Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
+ Ta đã biết rằng gió nhẹ, gió mạnh và lốc xoáy có thể hình thành là nhờ năng lượng, và khi hết năng lượng thì các hiện tượng đó cũng sẽ biến mất. Vậy nên còn có gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy là còn có năng lượng.
+ Và ta cũng biết rằng, năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng càng mạnh, sau một thời gian ta thấy các công trình bị phá hủy nhiều. Chứng tỏ, đã có lực tác dụng lên các vật trong trong suốt thời gian xảy ra hiện tượng đó.
Vậy nên khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức
- Nhận biết được sự truyền năng lượng
- Trình bày được việc sử dụng năng lượng trong hoạt động hằng ngày của em
- Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn
- Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực
- Thổi xe đồ chơi
- Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó
- Trong hình trên có những năng lượng nào mà em đã biết
- Lập kế hoạch các công việc em mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí
- Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau
- Phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn
- Nêu được ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng
- Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chín
- Biết tận dụng những lợi ích của cây xanh để chăm sóc sức khỏe