Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế có đặc điểm gì?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Quy luật kinh tế có đặc điểm gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Quy luật là gì?
Theo cách hiểu thông thường, thì quy luật là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày. Dưới góc nhìn của triết học, quy luật lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Tức là quy luật là các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể. Mà Lỗ Tấn đã từng có câu nói rất nổi tiếng rằng “trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì quy luật luôn có tính khách quan. Tức chúng vẫn luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng ngày dù không có sự nhận thức, phản ánh của tư duy con người. Tức là, con người không thể tạo ra hay làm biến mất các quy luật mà chỉ có thể nhận thức, chấp nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.
Bạn đang xem: Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế có đặc điểm gì?
Còn theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, vì quy luật là sự phản ảnh của tư duy não bộ mỗi người, do đó, nó lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.
Tuy nhiên, ngày nay, đa phần mọi người nhìn nhận quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.
Quy luật kinh tế là gì?
Quy luật kinh tế là sự phản ánh mối quan hệ nhân quả, tất yếu, khách quan, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để bán, để trao đổi trên thị trường, nó vận động chịu sự tác động các quy luật kinh tế riêng có của nó: Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu,Quy luật lưu thông tiền tệ.
Các quy luật kinh tế
Quy luật cung – cầu
Nguyên lý cung – cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung).
Ví dụ thực tế về quy luật cung cầu: Với mức giá 30.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng A sẵn sàng mua 2 kg cam cho gia đình ăn một ngày trong các tháng hè nóng nực năm 2021 tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi giá lên tới 60.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng đó chỉ có mong muốn mua và chỉ có khả năng mua 1 kg cam mà thôi.
Khi giá cam là 30.000 VNĐ/kg thì hàng ngày trên thị trường TP Hồ Chí Minh lượng cam được bán ra đến 10 tấn cam. Nhưng khi giá lên tới 60.000 VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra có 4 tấn cam một ngày.
Ví dụ quy luật cung cầu
Như vậy, với mỗi một mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ có mong muốn và có khả năng mua được một lượng hàng hóa khác nhau. Qua đó chúng ta thấy lượng cầu cam của người tiêu dùng Cầu về trái cây A sống tại TP Hồ Chí Minh bằng 2 kg/ngày trong khi cầu thị trường TP Hồ Chí Minh là 10 tấn cam/ngày khi giá là 30.000 VNĐ/kg vào mùa hè năm 2021.
Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa
Nội dung của quy luật giá trị là:Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc sản xuất ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất.
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. quy luật này được thể hiện như sau:
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.
i trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản…
Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và lượng tiền mua (bán) hàng hóa chịu đã đến kỳ thanh toán.
Công thức M= P xQ/V
Trong đó:
- MD: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
- P: mức giá cả.
- Q: khối lượng hàng hóa và dịch vụ đem ra lưu thông.
- V: số vòng lưu thông trung bình của tiền tệ
Trong tính tổng giá cả (P*Q) phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản.
Quy luật về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa, là “một trong những quy luật kinh tế quan trọng có ý nghĩa phổ biến” (Mac). Theo học thuyết của Mac, QLLTTT được biểu hiện: với tốc độ chu chuyển nhất định của tổng phương tiện thanh toán, tổng số tiền đang nằm trong lưu thông trong một thời gian bằng tổng số giá cả hàng hóa và dịch vụ cần thực hiện, cộng với tổng số các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi các khoản thanh toán đã bù trừ lẫn nhau, và cuối cùng chia cho tổng số vòng quay (hay tốc độ lưu thông của đồng tiền), trong khi đó cùng những đồng tiền ấy, lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện lưu thông, khi thì làm chức năng phương tiện thanh toán.
Yêu cầu của quy luật kinh tế là khối lượng tiền thực tế trong lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tùy theo loại hình lưu thông tiền tệ (lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền tín dụng ngân hàng), QLLTTT chứa đựng các biểu thị khác nhau: quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông; quy luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa; quy luật lưu thông tiền tín dụng – giấy bạc ngân hàng. Lạm phát là biểu hiện sự vi phạm các yêu cầu của QLLTTT trong thời kì nhất định của sự phát triển kinh tế – xã hội ở các nước.
Quy luật kinh tế có đặc điểm gì?
Bên cạnh nghiên cứu về khái niệm quy luật kinh tế thì Đặc điểm của quy luật kinh tế là gì cũng là vấn đề quan trọng.
Về tính chất của quy luật kinh tế mang tính khách quan, Quy luật kinh tế là quy luật xã hội và phần lớn các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.
- Thứ nhất: Tính khách quan của quy luật kinh tế: Cũng như các quy luật khác, quy luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn. Nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người.
- Thứ hai: Quy luật kinh tế là quy luật xã hội. Có thể thấy quy luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. Nếu nhận thức và hành động đúng theo quy luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.
- Thứ ba: Phần lớn các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.
Đặc điểm của quy luật kinh tế chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Quy luật kinh tế có đặc điểm gì? Mọi thông tin trong bài viết Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế có đặc điểm gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp