Tổng hợp

Shahzada Dawood là ai? Toàn cảnh vụ tàu ngầm mất tích mà Shahzada Dawood cùng con trai tham gia

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Shahzada Dawood là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Shahzada Dawood là ai?

Ông Shahzada là Phó Chủ tịch của Engro, một trong những tập đoàn lớn nhất Pakistan, với các khoản đầu tư vào phân bón, sản xuất xe, năng lượng và công nghệ số.

Ông Shahzada Khurram Nayyar Khan là một chuyên gia kinh doanh và lãnh đạo giàu kinh nghiệm của Pakistan. Ông đã học tại Đại học Harvard và Đại học London trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình tại tập đoàn Engro.

Bạn đang xem: Shahzada Dawood là ai? Toàn cảnh vụ tàu ngầm mất tích mà Shahzada Dawood cùng con trai tham gia

Ông đã làm việc tại Engro từ năm 1997 và đã giữ nhiều vị trí quan trọng trong công ty, bao gồm Giám đốc điều hành và Phó Chủ tịch. Trong vai trò của m ông đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của Engro, tập đoàn đa ngành với các hoạt động trong các lĩnh vực như thực phẩm, năng lượng và sản xuất phân bón.

Ngoài vai trò của mình tại Engro, ông Shahzada cũng đóng vai trò tích cực trong các tổ chức kinh doanh khác, bao gồm Hiệp hội Công nghiệp Pakistan (PIA) và Hiệp hội Công nghiệp Dệt may Pakistan (APTMA).

Shahzada Dawood là ai?
Shahzada Dawood là ai?

Với kinh nghiệm và tầm nhìn của mình, ông Shahzada đã được coi là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Pakistan và đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Pakistan.

Theo trang web của SETI, viện nghiên cứu có trụ sở tại California mà ông Shahzada là người được ủy thác, ông Shahzada sống ở Anh với vợ và hai con.

Theo một tuyên bố từ Tập đoàn Dawood, sở thích của ông Shahzada gồm chụp ảnh động vật hoang dã, làm vườn và khám phá môi trường sống tự nhiên, trong khi con trai Suleman là người yêu thích văn học khoa học viễn tưởng.

Trong đó, Engro đầu tư vào các dự án năng lượng, nông nghiệp, hóa dầu và viễn thông, đạt doanh thu 350 tỷ rupee (1,2 tỷ USD) năm 2022.

Dù giá trị tài sản ròng của ông chưa được xác nhận cụ thể nhưng với việc điều hành nhiều doanh nghiệp hàng đầu quốc gia, Shahzada Dawood cùng cô vợ Christine và hai con được cho là sở hữu khối tài sản lớn nhất nhì Pakistan.

Bên cạnh những tập đoàn kinh doanh, Shahzada Dawood cũng cho thấy đam mê của mình trong việc khám phá môi trường sống khi ông nằm trong hội đồng quản trị của Viện SETI ở California (Mỹ), nơi nghiên cứu chủ yếu về sự sống ngoài trái đất.

Shahzada và gia đình được mến mộ vì các hoạt động từ thiện, đặc biệt là tạo ra các cơ hội kinh doanh và giáo dục cho những người trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Shahzada còn thuộc hội đồng quản trị của Prince’s Trust International ở Anh, tổ chức từ thiện giúp những người trẻ tuổi tiếp cận giáo dục, đào tạo và việc làm.

Toàn cảnh vụ tàu ngầm mất tích mà Shahzada Dawood cùng con trai tham gia thám hiểm xác tàu Titanic

Theo BBC, tàu nghiên cứu Polar Prince đã mất liên lạc với thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Titan sau khi con tàu này bắt đầu lặn được một giờ 45 phút. Tính đến 17h (giờ địa phương) hôm 19/6, lực lượng tuần duyên Mỹ ước tính con tàu còn lượng oxy dự trữ đủ dùng cho khoảng 70-96 giờ.

Công ty vận hành tàu OceanGate cho biết đang xem xét mọi lựa chọn để đưa các hành khách trở về an toàn. Các cơ quan chính phủ Mỹ và Canada cũng tham gia chiến dịch tìm kiếm.

Toàn cảnh vụ tàu ngầm mất tích mà Shahzada Dawood cùng con trai tham gia
Toàn cảnh vụ tàu ngầm mất tích mà Shahzada Dawood cùng con trai tham gia

Thông tin mới nhất về quá trình tìm kiếm tàu Titan

Tàu Polar Prince đã tiếp cận khu vực gần xác tàu Titanic ở Đại Tây Dương vào sáng 18/6. Một tuyên bố trên mạng xã hội Facebook của tỷ phú Hamish Harding, một trong 5 hành khách, cho biết quá trình lặn của tàu ngầm Titan bắt đầu vào lúc 4h (giờ địa phương).

“Con tàu bắt đầu lặn vào sáng 18/6, Thủy thủ đoàn của tàu mẹ Polar Prince đã mất liên lạc với hành khách trên tàu Titan khoảng một giờ 45 phút sau khi quá trình này bắt đầu”, lực lượng tuần duyên thành phố Boston – đang dẫn đầu chiến dịch tìm kiếm – thông tin trên mạng xã hội Twitter.

Con tàu Titan được cho là đang cách bờ biển của bán đảo Cape Cod khoảng 1.450 km ở thời điểm mất liên lạc.

Chuẩn đô đốc lực lượng tuần duyên Mỹ John Mauger vào hôm 19/6 (theo giờ địa phương) nhận định chiến dịch giải cứu gặp phải nhiều thách thức do đây là một khu vực cách xa bờ.

Theo ông, chiến dịch tìm kiếm có hai khía cạnh chính. Đầu tiên là cuộc tìm kiếm trên mặt nước, trong trường hợp tàu Titan đã nổi lên nhưng bị mất liên lạc. Khía cạnh thứ 2 là cuộc tìm kiếm dưới lòng biển sử dụng công nghệ định vị sóng âm.

Lực lượng tuần duyên Mỹ đã điều 2 máy bay C-130 Hercules tham gia chiến dịch tìm kiếm trên mặt biển. Trong khi đó, một chiếc C-130 của Canada và một máy bay trinh sát P8, được trang bị hệ thống định vị sóng âm, tiến hành tìm kiếm con tàu ở dưới lòng biển.

Chuẩn đô đốc Mauger cho biết lực lượng cứu hộ sẽ cần thêm nhân lực có chuyên môn, bao gồm từ hải quân Mỹ, để giải cứu Titan nếu con tàu ngầm này được phát hiện ở dưới lòng biển và đang cầu cứu.

Theo Bộ Quốc phòng Canada, ngoài chiếc máy bay C-130, tàu tuần duyên Kopit Hopson của nước này cũng đang hỗ trợ công tác tìm kiếm.

Horizon Maritime, đồng sở hữu tàu Polar Prince, xác nhận với BBC rằng phương tiện này cùng một tàu thứ 2 có tên Horizon Arctic đã được điều đến địa điểm tàu Titan mất tích.

Con tàu Titan đang làm gì khi mất liên lạc

Công ty OceanGate Expeditions bán các chuyến thám hiểm xác tàu Titanic kéo dài 8 ngày với giá 250.000 USD mỗi người. Con tàu chở khách nổi tiếng bị chìm trong chuyến đi đầu tiên vào năm 1912 sau khi va vào một tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.

Địa điểm con tàu này bị chìm cách bờ biển Newfoundland của Canada khoảng 600 km và nằm ở độ sâu 3.800 m. Con tàu bị gãy làm 2 phần, cách nhau khoảng 800 m. Xung quanh xác của Titanic là rất nhiều mảnh vỡ và vật dụng trên tàu.

Quá trình lặn và nổi lên khi đi thăm xác tàu Titanic kéo dài khoảng 8 giờ. Theo OceanGate, mỗi chuyến thám hiểm kéo dài 8 ngày với một mục tiêu khoa học cụ thể như đánh giá mức độ phân rã của con tàu. Công ty này thực hiện chuyến hành trình đầu tiên vào năm 2021.

Danh tính 3 người mất tích cùng Shahzada Dawood và con trai khi tham quan xác tàu Titanic

Tàu ngầm Titan của công ty du lịch OceanGate bị mất tích tại Bắc Đại Tây Dương khi đang chở nhóm du khách tham quan xác tàu Titanic. Hiện tại, đội cứu hộ đang chạy đua với thời gian để xác định vị trí con tàu trước khi lượng ôxy của thuỷ thủ đoàn cạn kiệt.

5 người thiệt mạng trong vụ tàu lặn Titan gặp nạn
5 người thiệt mạng trong vụ tàu lặn Titan gặp nạn

Tỉ phú Hamish Harding

Hamish Harding – 58 tuổi, ông trùm hàng không người Anh từng nắm giữ ba kỷ lục Guinness về những cuộc phiêu lưu mạo hiểm – được xác định đã mất tích trên chiếc tàu ngầm Titan.

Hamish là nhà sáng lập Action Aviation, công ty mua bán máy bay có văn phòng tại Dubai và sân bay Stansted, London. Bên cạnh đó, ông còn làm việc tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ trong 5 năm, với tư cách là Giám đốc điều hành của một công ty hậu cần.

Năm ngoái, Hamish là một trong những hành khách có mặt trên chuyến bay vũ trụ thứ 5 chở người của Blue Origin, công ty vũ trụ được thành lập bởi Jeff Bezos.

Đăng tải trên mạng xã hội, tỉ phú Harding cho biết bản thân sẽ tham gia chuyến đi của OceanGate với tư cách là người thực hiện sứ mệnh thám hiểm tàu Titanic.

Ông viết rằng do tình hình thời tiết xấu ở Newfoundland, Canada, chuyến thám hiểm lần này có khả năng thực hiện sứ mệnh đưa những người đầu tiên và duy nhất tới tàu Titanic trong năm 2023.

Stockton Rush

Stockton Rush là Giám đốc điều hành của OceanGate Expeditions, công ty chuyên thiết kế các hoạt động thám hiểm biển được thành lập từ năm 2009.

Trong hai thập kỷ qua, Stockton đã tham gia một số dự án công nghệ liên quan đến đại dương bao gồm BlueView Technologies của Seattle và sản xuất hệ thống sonar tần số cao.

Stockton Rush Added
Stockton Rush Added

Sau nhiều chuyến thám hiểm bị hoãn lại vì không xin được giấy phép phù hợp, OceanGate Expeditions bắt đầu bán vé tham quan trị giá 250.000 USD cho chuyến đi khám phá tàu Titanic kéo dài 8 ngày.

Paul-Henry Nargeolet

Có biệt danh Mr. Titanic, nhà điều hành tàu ngầm người Pháp Paul-Henri Nargeolet là một trong những thủy thủ đoàn trên chuyến tàu bị mất tích.

77 tuổi lặn khắp nơi trên thế giới và có đến 25 năm hoạt động trong hải quân Pháp, Nargeolet được coi là chuyên gia trên chiếc tàu Titan. Trong những cuộc nói chuyện với báo chí, ông khá cởi mở về rủi ro ở những vùng nước khó tiếp cận nhất tại các đại dương trên thế giới.

Nargeolet đã thực hiện hơn 30 lần lặn để khám phá Titanic và đã giám sát việc thu hồi 5.500 vật thể trên chiếc tàu, bao gồm một mảnh vỡ nặng 20 tấn được trưng bày ở Los Angeles.

Nghiên cứu của ông được tổng hợp trong một cuốn sách xuất bản năm 2022. Theo đó, Nargeolet đặt câu hỏi về thảm họa năm 1912 và lập luận rằng 5 lỗ nhỏ hơn là nguyên nhân khiến Titanic chìm chứ không phải vết nứt dài 100 mét sau vụ va chạm với tảng băng trôi.

Nguyên nhân có thể khiến tàu lặn Titan chở Shahzada Dawood gặp nạn

Giới chuyên gia cho rằng tàu lặn Titan có thể gặp sự cố kỹ thuật hoặc hư hại thân vỏ dẫn đến mất tích khi tham quan xác Titanic.

Tuần duyên Mỹ ngày 19/6 thông báo lực lượng này đang triển khai các nguồn lực để tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích trong lúc tham quan xác tàu Titanic ở Đại Tây Dương. Titan được cho là chở theo 5 người, bắt đầu lặn xuống vào sáng 18/6 và mất liên lạc sau khoảng 1 giờ 45 phút.

OceanGate Expeditions, đơn vị vận hành và cung cấp tour tham quan xác tàu Titanic, cho biết họ đang tìm mọi cách để đưa đoàn tham quan trở về an toàn. Canada cũng đã triển khai tàu, máy bay đến khu vực tìm kiếm hỗ trợ, nhưng đến nay chưa tìm thấy dấu vết của Titan.

Nguyên nhân có thể khiến tàu lặn Titan chở Shahzada Dawood gặp nạn
Nguyên nhân có thể khiến tàu lặn Titan chở Shahzada Dawood gặp nạn

Các chuyên gia đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến Titan mất tích, từ việc nó bị vướng vào mảnh vỡ của Titanic, bị mất nguồn điện cho đến hệ thống liên lạc gặp vấn đề.

Xác tàu Titanic nằm ở độ sâu khoảng 3.800 m dưới đáy Đại Tây Dương, xung quanh là hàng loạt mảnh vỡ còn lại từ thảm kịch đắm tàu xảy ra hơn một thế kỷ trước.

“Các mảnh vỡ nằm khắp mọi nơi. Chúng rất nguy hiểm”, Frank Owen, cựu quan chức Hải quân Hoàng gia Australia, giám đốc một dự án thoát hiểm và giải cứu tàu ngầm, nói.

Theo Owen, việc tàu lặn mất liên lạc sau 1 giờ 45 phút kể từ khi khởi hành cho thấy Titan có thể đã rất gần hoặc đến đáy đại dương. Titan có tốc độ tối đa hơn 5 km/h và càng giảm khi lặn càng sâu.

Chuẩn đô đốc Chris Parry, cựu chỉ huy lực lượng hải quân Anh, lo ngại tàu lặn có thể đã gặp rắc rối khi tiếp cận một mảnh vỡ của Titanic. “Nếu tàu Titan bị mắc kẹt trong một phần xác của Titanic, đó sẽ là kịch bản rất đáng lo ngại, bởi địa điểm đó rất sâu”, ông nói. “Hy vọng duy nhất là tàu mẹ có một phương tiện dự phòng gần đó có thể lập tức lặn xuống để xem xét chuyện gì đang xảy ra”.

Titan được trang bị các khối nặng, giúp tàu lặn xuống dễ dàng hơn. Trong trường hợp bị vướng vào mảnh vỡ tàu Titanic, mất nguồn điện hay hệ thống liên lạc gặp sự cố, Titan có thể thả các khối nặng này để có đủ sức nổi lên mặt nước. Ngoài ra, Titan còn có nhiều thiết bị để phát tín hiệu cầu cứu khi ở trên biển.

Tuy nhiên, lực lượng tìm kiếm đến nay chưa nhận được bất cứ tín hiệu cầu cứu nào của Titan, khiến các chuyên gia đặt ra một giả thuyết khác là thân tàu bị hư hại, khiến nước tràn vào trong khoang.

“Nếu Titan chìm xuống đáy biển và không thể tự nổi lên mặt nước, các lựa chọn có thể thực hiện rất hạn chế”, Alistair Greig, giáo sư kỹ thuật hàng hải tại Đại học UCL, Anh nhận định. “Tàu lặn có thể vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nếu nó nằm ngoài thềm lục địa, rất ít phương tiện có thể tiếp cận độ sâu đó và chắc chắn thợ lặn là bất khả thi”.

Chuẩn đô đốc Parry nói rằng một chiến dịch giải cứu dưới đáy biển ở độ sâu như vậy “là cực kỳ khó khăn”.

David Concannon, cố vấn của OceanGate Expeditions, cho biết tàu lặn có nguồn cung dưỡng khí đủ dùng cho 96 giờ, tính từ 6h ngày 18/6. Theo lý thuyết, Titan sẽ đủ dưỡng khí đến sáng 22/6, nhưng mốc này có thể bị ảnh hưởng bởi nhịp thở của những người bên trong tàu, đặc biệt là khi có hành khách ít kinh nghiệm lặn và dễ thở dốc do hoảng sợ.

Concannon cho biết giới chức đang tìm cách đưa một phương tiện điều khiển từ xa (ROV) có thể lặn xuống độ sâu 6.000 m đến khu vực tìm kiếm nhanh nhất có thể.

ROV thường được thả từ tàu mặt nước, có cáp kết nối, cho phép người điều khiển chủ động điều hướng và tiếp nhận hình ảnh, dữ liệu sóng âm từ phương tiện theo thời gian thực. Tuy nhiên, với số lượng mảnh vỡ Titanic rất nhiều, nhóm tìm kiếm sẽ cần thời gian để xác định vật thể được hiển thị là mảnh vỡ hay tàu Titan.

David Pogue, phóng viên của CBS News từng ngồi trong Titan năm 2022, nói hiện “không có cách nào” để liên lạc với tàu lặn, bởi cả tín hiệu GPS và sóng vô tuyến đều không hoạt động dưới nước.

“Khi tàu mặt nước ở ngay phía trên tàu lặn, họ có thể trao đổi các tin nhắn ngắn. Nhưng lúc này họ không còn nhận được bất cứ phản hồi nào”, Pogue nói. Ngoài ra, Pogue cho biết tàu lặn còn được khóa chặt cả từ bên ngoài. “Không có cách nào để người bên trong tự thoát ra mà không có người bên ngoài hỗ trợ, ngay cả khi tàu nổi lên mặt nước”.

Phát biểu tại cuộc họp báo chiều tối 19/6 (sáng 20/6 giờ Hà Nội), chuẩn đô đốc John Mauger của Tuần duyên Mỹ ước tính lượng oxy trên Titan “còn khoảng 70 giờ hoặc nhiều hơn”.

“Chúng tôi đang tận dụng tốt nhất từng khoảnh khắc, tập trung vào tìm kiếm 5 người mất tích”, ông Mauger tuyên bố.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Shahzada Dawood là ai? Mọi thông tin trong bài viết Shahzada Dawood là ai? Toàn cảnh vụ tàu ngầm mất tích mà Shahzada Dawood cùng con trai tham gia đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

Rate this post

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button